Giải Công nghệ 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập Công nghệ 11 Bài 4 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 109 lượt xem


Giải Công nghệ 11 Bài 4: Vật liệu kim loại và hợp kim

Mở đầu trang 20 Công nghệ 11: Quan sát Hình 4.1 và cho biết các sản phẩm trên sử dụng vật liệu nào. Các vật liệu này có tên gọi chung là gì?

Quan sát Hình 4.1 và cho biết các sản phẩm trên sử dụng vật liệu nào

Lời giải:

Hình

Vật liệu

a

Thép hợp kim

b

Gang

c

Nhôm và hợp kim nhôm

d

Đồng và hợp kim đồng

Tên gọi chung của các vật liệu này là vật liệu kim loại và hợp kim.

I. Phân loại vật liệu kim loại và hợp kim

Khám phá trang 20 Công nghệ 11: Quan sát Hình 4.1 và dựa vào Hình 4.2, em hãy cho biết những sản phẩm trên Hình 4.1 thuộc nhóm nào trong hai nhóm vật liệu: sắt và hợp kim của sắt; kim loại và hợp kim màu.

Lời giải:

- Sắt và hợp kim của sắt: a, b.

- Kim loại và hợp kim màu: c, d.

III. Một số vật liệu kim loại và hợp kim thông dụng

Khám phá trang 23 Công nghệ 11: Em hãy nêu các công dụng của kim loại và hợp kim trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

Các công dụng của kim loại và hợp kim trong sản xuất và đời sống:

- Thép carbon được coi là vật liệu xương sống của các ngành công nghiệp.

- Thép hợp kim giúp chế tạo chi tiết chịu lực, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, nâng cao tuổi thọ thiết bị, giảm nhẹ khối lượng và kích thước máy.

- Nhôm chống ăn mòn cao.

- Nickel và hợp kim nickel được xem là thành phần quan trọng, không thể thiếu trongcác loại thép không gỉ và nhiều hợp kim khác.

Kết nối năng lực trang 23 Công nghệ 11: Đọc sách, báo hoặc truy cập internet, … để tìm hiểu thêm về các vấn đề sau:

- Các loại kim loại và hợp kim màu khác cùng với những tính chất của chúng.

- Các công dụng của kim loại và hợp kim màu trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

Kim loại và hợp kim của chúng

Tính chất

Công dụng

Nhôm và hợp kim nhôm

Độ bền thấp, tính dẻo cao, chống ăn mòn tốt, có tính dẫn nhiệt và dẫn điện cao.

Chế tạo máy bay, thiết bị ngành hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu.

Đồng và hợp kim đồng

Màu vàng, hơi ngả đỏ tùy loại, có tính dẻo, độ bền cao, tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Sử dụng làm các ổ trượt, bánh răng, bánh vít.

Nickel và hợp kim nickel

Màu trắng bạc, hơi ngả vàng nhẹ, có khả năng chống mài mòn tốt

Là thành phần quan trọng, không thể thiếu trong các loại thép không gỉ và nhiều hợp kim khác.

IV. Một số phương pháp đơn giản nhận biết tính chất cơ bản của kim loại và hợp kim

Thực hành trang 24 Công nghệ 11: Hãy lập bảng so sánh các tính chất như cứng, dẻo, khả năng biến dạng, tính giòn và màu sắc của các kim loại sau: gang, thép, đồng, nhôm.

Lời giải:

So sánh

Gang

Thép

Đồng

Nhôm

Cứng

Cứng

Cứng

   

Dẻo

Không dẻo

Dẻo

Tính dẻo cao

Tính dẻo cao

Khả năng biến dạng

Không rèn, dập được nhưng đúc tốt

Biến dạng dẻo

Độ bền cao

Dễ uốn

Tính giòn

Giòn

Không giòn

Không giòn

Không giòn

Màu sắc

Màu xám

Màu xám trắng

Màu vàng, hơi ngả đỏ

Màu trắng

1 109 lượt xem