Giáo án Năng lượng. Công cơ học (Kết nối tri thức 2024) - Vật Lí 10

Sinx.edu.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Vật Lí lớp 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

1 95 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word thiết kế hiện đại, trình bày khoa học (Chỉ từ 25k cho 1 giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật Lí 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Xác định được các dạng khác nhau của năng lượng và sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng.

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và ví dụ về sự bảo toàn năng lượng.

- Phát biểu được định nghĩa, viết được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực.

- Nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1J = 1N.1m).

- Xác định được vai trò của lực sinh công đối với chuyển động của vật bị lực này tác dụng: công kéo; công cản.

- Hiểu được rằng sinh công là một trong số các cách chuyển hóa năng lượng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập các thông tin để từ đó đề xuất, chế tạo được mô hình minh họa định luật bảo toàn động lượng.

- Năng lực thực nghiệm.

Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học.

- Năng lực hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù môn học

- Nhận thức vật lí:

+ Nêu được ví dụ về sự bảo toàn năng lượng.

+ Viết được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực.

+ Nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng ( với 1J = 1N.1m).

+ Nêu được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.

+ Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.

+ Vận dụng để xác định được một quá trình chuyển hóa năng lượng thông qua thực hiện công truyền nhiệt.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí: Thiết kế mô hình đơn giản minh họa được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.

3. Phẩm chất

- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.

- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.

- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.  

- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các video, hình ảnh về các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử.

- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.

- Phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1

Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình trên:

- Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?

- Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công?

 

Phiếu học tập số 2

Câu 1. Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?

Câu 2. Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?

Câu 3. Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán xem còn có hiện tượng gì nữa xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống.

Câu 4. Có sự truyền và chuyển hóa năng lượng nào trong việc bắn pháo hoa?

Câu 5. Hãy thảo luận nhóm để tìm thêm ví dụ minh họa cho các quá trình chuyển hóa năng lượng sau đây:

a. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

b. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.

c. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.

d. Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.

 

Phiếu học tập số 3

HS thực hiện đẩy một cuốn sách trên mặt bàn và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Mô tả trạng thái của cuốn sách khi ta tác dụng lực vào cuốn sách.

Câu 2. Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào? Quá trình đó gọi là gì?

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây đã trình bày 4 trang đầu Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 23: Năng lượng. Công cơ học.

Để mua Trọn bộ Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô vui lòng kích Mua tài liệu.

1 95 lượt xem
Mua tài liệu