Lý thuyết KHTN 6 ( Chân trời sáng tạo 2024) Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Tóm tắt lý thuyết Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.

1 83 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: kính lúp cầm tay, kính hiển vi quang học, đĩa kính đồng hồ, lam kính, lamen, pipette, kim mũi mác, panh, bình thủy tinh.

- Hóa chất: xanh methylene, nước cất.

- Mẫu vật: trứng cá, củ hành tươi, ếch đồng sống.

2. Cách tiến hành

Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

- Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.

- Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.

- Bước 3: Vẽ tế bào quan sát được.

Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học

- Bước 1: Nhỏ 1 giọt nước cất lên lam kính để sẵn trong đĩa kính đồng hồ

- Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc nhẹ lớp biểu bì vảy hành

- Bước 3: Đặt vảy hành đã bóc lên lam kính đã có giọt nước cất, đậy lamen

- Bước 4: Quan sát dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được

Quan sát hình dạng tế bào biểu bì da ếch

- Bước 1: Dùng panh vớt vài mẩu da ếch trong bình nhốt ếch cho vào đĩa đồng hồ

- Bước 2: Nhỏ một giọt xanh methylene vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn mẫu da ếch, để khoảng một đến hai phút

- Bước 3: Nhỏ 1 giọt nước cất

- Bước 4: Dùng panh vớt mẩu da ếch đã nhuộm trải đều trên lam kính, đậy lamen. Dùng giấy thấm thấm nước tràn ra ngoài tiêu bản

- Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi với vật kính 10x, 40x và vẽ tế bào quan sát được

Báo cáo kết quả thực hành

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

1 83 lượt xem