Lý thuyết KHTN 6 ( Chân trời sáng tạo 2024) Bài 31: Động vật
Tóm tắt lý thuyết Bài 31: Động vật sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 6.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 31: Động vật
A. Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật
1. Đa dạng động vật
Người ta chia động vật thành mấy nhóm lớn? Cách chia đó dựa vào đặc điểm nào?
- Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia thành hai nhóm:
+ Động vật không xương sống
+ Động vật có xương sống
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào? Nêu đặc điểm của từng ngành.
Động vật không xương sống bao gồm các ngành: Ruột khoang, Giun, Thân mềm và Chân khớp.
- Ngành Ruột khoang:
+ Là động vật đa bào bậc thấp
+ Cơ thể hình trụ, đối xứng tỏa tròn
+ Có nhiều tua miệng
+ Sống ở môi trường nước
- Ngành Giun:
+ Cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt)
+ Cơ thể đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng
+ Thường sống trong đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật
- Ngành Thân mềm:
+ Có cơ thể mềm, không phân đốt
+ Thường có vỏ đá vôi bao bọc
+ Xuất hiện điểm mắt
+ Có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống
- Ngành Chân khớp:
+ Cơ thể chia làm 3 phần (đầu, ngực, bụng)
+ Cơ quan di chuyển: chân, cánh
+ Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên
+ Bộ xương ngoài bằng chitin
+ Các chân phân đốt, khớp động với nhau
+ Có số lượng loài đa dạng nhất, phân bố ở khắp các môi trường sống
Động vật có xương sống bao gồm các nhóm nào? Nêu đặc điểm của từng nhóm.
- Nhóm Cá:
+ Thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước
+ Di chuyển bằng vây
- Nhóm Lưỡng cư:
+ Da trần, luôn ẩm ướt
+ Chân có màng bơi
+ Một số lưỡng cư có đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôi
- Nhóm Bò sát:
+ Đa số thích nghi với đời sống ở cạn
+ Da khô và có vảy sừng
- Nhóm Chim:
+ Sống trên cạn
+ Thân mình có lông vũ bao phủ
+ Chi trước biến đổi thành cánh
+ Có mỏ sừng
+ Có các đặc điểm cơ thể thích nghi với các môi trường khác nhau
- Nhóm Thú (Động vật có vú):
+ Là nhóm động vật có tổ chức cấu tạo cơ thể cao nhất
+ Có bộ lông mao bao phủ
+ Ranh phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
+ Phần lớn đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Sống ở các môi trường đa dạng khác nhau
2. Tác hại của động vật trong đời sống
Động vật có tác hại gì đối với đời sống con người?
- Trong đời sống, một số loài động vật là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh cho con người và các sinh vật khác
- Một số loài động vật phá hoại mùa màng hoặc các công trình xây dựng
B. 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 31: Động vật
Câu 1: Động vật không xương sống bao gồm?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
Lời giải
Đáp án: B
Động vật không xương sống bao gồm các ngành ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp.
Câu 2: Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim bơi?
A. Đà điểu B. Chào mào C. Chim cánh cụt D. Đại bàng
Lời giải
Đáp án: C
- Đà điểu thuộc nhóm chim chạy
- Chào mào và đại bàng thuộc nhóm chim bay
Câu 3: Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Mối B. Rận C. Ốc sên D. Bọ chét
Lời giải
Đáp án: A
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cellulose) nên sẽ đục ruỗng các sản phẩm có cấu tạo từ gỗ trong gia đình.
Câu 4: Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
A. Cá mập B. Cá heo C. Cá chim D. Cá chuồn
Lời giải
Đáp án: B
Cá heo thở bằng phổi. Đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 5: Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?
A. Thú B. Chim C. Bò sát D. Cá
Lời giải
Đáp án: A
Thú là nhóm động vật có tổ chức cơ thể cao nhất và hoàn thiện nhất trong giới động vật.
Câu 6: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Hỗ trợ con người trong lao động
(3) Là thức ăn cho các động vật khác
(4) Gây hại cho cây trồng
(5) Bảo vệ an ninh
(6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh
Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?
A. (1), (3), (5) C. (1), (2), (5)
B. (2), (4), (6) D. (3), (4), (6)
Lời giải
Đáp án: C
(3) là vai trò của động vật trong tự nhiên
(4) và (6) là tác hại của động vật
Câu 7: Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang C. Lưỡng cư
B. Chân khớp D. Bò sát
Lời giải
Đáp án: B
Ngành Chân khớp có hơn 1 triệu loài được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy trên Trái đất.
Câu 8: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa (5) Cá ngựa
(2) Giun đất (6) Mực
(3) Ếch giun (7) Tôm
(4) Rắn (8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1), (3), (5), (7) C. (3), (4), (5), (8)
B. (2), (4), (6), (8) D. (1), (2), (6), (7)
Lời giải
Đáp án: D
Câu 9: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
A. Chân khớp B. Giun đốt C. Lưỡng cư D. Cá
Lời giải
Đáp án: A
Chân khớp có cấu tạo cơ thể chia ba phần, cơ quan di chuyển là chân, cánh; cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chittin, chân khớp động.
Câu 10: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?
A. Bò sát B. Lưỡng cư C. Chân khớp D. Thú
Lời giải
Đáp án: C
Chân khớp là nhóm thuộc ngành động vật không xương sống.