Lý thuyết KHTN 7 ( Chân trời sáng tạo 2024) Bài 10: Đo tốc độ
Tóm tắt lý thuyết Bài 10: Đo tốc độ sách Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.
Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đo tốc độ
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Đo tốc độ
1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây
Cách đo:
+ Dùng thước đo độ dài quãng đường s vật đi được bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
+ Dùng đồng hồ bấm giây để đo thời gian t từ lúc vật bắt đầu rời vạch xuất phát đến lúc vật chạm vạch đích.
+ Thực hiện ba lần đo, lấy giá trị trung bình của các phép đo.
+ Dùng công thức để tính tốc độ của vật.
2. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.
Bố trí thí nghiệm như hình:
Cách đo:
+ Nhấn công tắc RESET để đưa số chỉ của đồng hồ về giá trị 0,000. Chọn thang đo thời gian ở vị trí 9,999 s và để kiểu đo thời gian MODE AB.
+ Giữ vật đứng yên rồi thả nhẹ cho vật chuyển động.
+ Khi tấm cản quang trên vật chắn cổng quang điện 1 thì đồng hồ bắt đầu đo và khi tấm cảm quang chắn cổng quang điện 2 thì đồng hồ kết thúc đo. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm trên được hiển thị trên mặt hiện số của đồng hồ.
+ Đo khoảng cách giữa hai cổng quang điện bằng thước.
+ Tính tốc độ của vật trên đoạn đường giữa hai cổng quang điện.
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 10: Đo tốc độ
Câu 1: Dưới đây là các bước để đo tốc độ của vật trong phòng thực hành sử dụng đồng hồ bấm giờ:
(1) Dùng công thức tính tốc độ.
(2) Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi chạm vạch đích.
(3) Thực hiện 3 lần đo, lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo.
(4) Dùng thước đo độ dài của quãng đường bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
Thứ tự đúng của các bước là
A. (1), (4), (2), (3).
B. (4), (2), (3), (1).
C. (4), (1), (2), (3).
D. (1), (3), (2), (4).
Đáp án đúng là: B
Các bước để đo tốc độ của vật trong phòng thực hành sử dụng đồng hồ bấm giờ:
Bước 1: Dùng thước đo độ dài của quãng đường bằng cách đo khoảng cách giữa vạch xuất phát và vạch đích.
Bước 2: Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi chạm vạch đích.
Bước 3: Thực hiện 3 lần đo, lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo.
Bước 4: Dùng công thức tính tốc độ.
Câu 2: Bảng dưới đây ghi lại kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Sau khi tính toán người ta thu được tốc độ trung bình của bạn học sinh trong các lần chạy là 7,27 m/s. Thời gian chạy lần thứ hai của bạn học sinh đó là
A. 13,75 s.
B. 13,85 s.
C. 13,66 s.
D. 13,70 s.
Đáp án đúng là: B
Thời gian chạy trung bình của bạn học sinh trong ba lần đo là:
Thời gian chạy của bạn học sinh trong lần đo 2 là:
Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo tốc độ của một vật?
A. Nhiệt kế.
B. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang.
C. Cân.
D. Lực kế.
Đáp án đúng là: B
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang để đo tốc độ của vật.
Câu 4: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.
(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Thứ tự đúng của các bước là
A. (1), (2), (3).
B. (3), (1), (2).
C. (1), (3), (2).
D. (3), (2), (1).
Đáp án đúng là: C
Thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian là: (1), (3), (2).
Bước 1: Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.
Bước 2: Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.
Bước 3: Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.
Câu 5: Dụng cụ dưới đây có chức năng dùng để làm gì?
A. Đo lực.
B. Đo khối lượng.
C. Đo tốc độ.
D. Đo nhiệt độ.
Đáp án đúng là: C
Dụng cụ trên là cổng quang điện và đồng hồ hiện số dùng để đo quãng đường và thời gian vật chuyển động trên quãng đường đó, từ đó tính tốc độ của vật.
Câu 6: Bảng dưới đây ghi kết quả đo thời gian chạy 100 m của một học sinh trong các lần chạy khác nhau:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
A. 7,02 m/s.
B. 8,01 m/s.
C. 6,90 m/s.
D. 9,03 m/s.
Đáp án đúng là: A
Thời gian trung bình bạn học sinh chạy trong ba lần đo là:
Tốc độ trung bình của bạn học sinh này là
Câu 7: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật?
A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
B. Đo tốc độ bơi của vận động viên.
C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm.
D. Đo tốc độ bay hơi của nước.
Đáp án đúng là: B
Người ta thường sử dụng đồng hồ hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ của vật trong thời gian ngắn hoặc trong phòng thí nghiệm:
+ Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn.
+ Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm sử dụng đồng hồ hiện số và cổng quang điện.
+ Đo tốc độ bơi của vận động viên người ta sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ.
Câu 8: Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian
A. từ lúc bạn Nam lấy đà đến lúc về đích.
B. từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích.
C. bạn Nam chạy 100 m rồi nhân đôi.
D. bạn Nam chạy 400 m rồi chia đôi.
Đáp án đúng là: B
Khi đo tốc độ của bạn Nam trong cuộc thi chạy 200 m, em sẽ đo khoảng thời gian từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc bạn Nam về đích. Sau đó lấy 200 m chia cho khoảng thời gian sẽ thu được tốc độ của bạn Nam.
Câu 9: Dụng cụ dưới đây có tên gọi là gì?
A. Cổng quang điện và đồng hồ hiện số.
B. Súng bắn tốc độ.
C. Đồng hồ bấm giờ.
D. Cổng quang điện.
Đáp án đúng là: A
Dụng cụ trên là cổng quang điện và đồng hồ hiện số dùng để đo quãng đường và thời gian vật chuyển động trên quãng đường đó, từ đó tính tốc độ của vật.
Câu 10: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo
A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi.
C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường.
D. quãng đường và hướng chuyển động của vật.
Đáp án đúng là: A
Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.
Sau đó sử dụng công thức để tính tốc độ.