Lý thuyết KHTN 7 ( Chân trời sáng tạo 2024) Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Tóm tắt lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng sách Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.

1 88 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật, khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng.

2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

- Dựng ảnh của điểm sáng S:

+ Bước 1: Từ S, kẻ hai tia sáng tới SI và SK đến gặp mặt gương tại I và K.

+ Bước 2: Vẽ pháp tuyến IN và KN’. Từ đó, vẽ hai tia phản xạ tương ứng IR và KR’ sao cho các góc phản xạ bằng các góc tới tương ứng (theo định luật phản xạ ánh sáng).

+ Bước 3: Kéo dài IR và KR’ cắt nhau ở S’; S’ là ảnh ảo của S.

- Dựng ảnh của một vật sáng: Ta có 2 cách dựng

+ Cách 1: Vận dụng các bước tương tự như dựng ảnh của điểm sáng S, ta dựng cho ảnh của điểm A và ảnh của điểm B lần lượt là A’ và B’.

+ Cách 2: Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Ta cũng dựng được ảnh của A, B lần lượt là A’ và B’.

Sau đó nối hai điểm A’, B’ lại ta được ảnh của vật AB.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Câu 1: Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

A. Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.

B. Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương.

C. Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

D. Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

Đáp án đúng là: A

Để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật thì phải đặt vật trước gương và song song với mặt gương.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 7)

Câu 2: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’. So sánh d và d’?

A. d=d'.

B. d>d'.

C. d<d'

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Đáp án đúng là: A

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn.

+ Kích thước ảnh bằng kích thước vật.

+ Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương, nên khoảng cách từ vật S đến gương bằng khoảng cách từ ảnh S’ đến gương.

Câu 3: Một người đứng trước gương phẳng để soi. Khoảng cách từ người này đến bề mặt gương là 50 cm. Khoảng cách từ ảnh của người này đến gương là

A. 50 cm.

B. 25 cm.

C. 100 cm.

D. 15 cm.

Đáp án đúng là: A

Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

+ Là ảnh ảo

+ Có kích thước bằng vật

+ Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương: Vì khoảng cách từ người đến gương là 50 cm nên khoảng cách từ ảnh của người này đến gương là 50 cm.

Câu 4: Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

Đáp án đúng là: C

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn.

+ Kích thước ảnh bằng kích thước vật.

+ Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 5: Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là

A. 1 cm.

B. 2 cm.

C. 3 cm.

D. 4 cm.

Đáp án đúng là: B

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:

+ Là ảnh ảo không hứng được trên màn.

+ Kích thước ảnh bằng kích thước vật.

+ Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương nên khoảng cách của viên bi đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương và bằng 2 cm.

Câu 6: Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương

A. tăng thêm 10 cm.

B. giảm đi 10 cm.

C. tăng thêm 20 cm.

D. giảm đi 20 cm.

Đáp án đúng là: D

Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Do khoảng cách giữa người và gương giảm 10 cm nên khoảng cách từ vật đến gương giảm 10 cm.

Vậy khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương giảm 20 cm.

Câu 7: Một điểm sáng S đặt ở giữa hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau 5 cm. Biết S phản xạ một lần và lần lượt trên G1 đến G2. Nếu S cách gương G1 2 cm. Thì ảnh được tạo ra bởi gương G2 cách gương G2 là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 11)

A. 7 cm.

B. 5 cm.

C. 2 cm.

D. 3 cm.

Đáp án đúng là: A

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 12)

S phản xạ lần 1 trên gương G1tạo ảnh S1.

SI=IS1=2cm

S1 tạo ảnh trên gương G2 thu được ảnh S2

KS2=KS1=IK+IS1=5+2=7(cm)

Vậy khoảng cách từ ảnh được tạo ra bởi gương G2đến gương G2là 7 cm.

Câu 8: Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, ngược chiều với vật?

A. Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.

B. Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương.

C. Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

D. Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

Đáp án đúng là: C

Để ảnh A’B’ cùng phương, ngược chiều với vật cần đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 8)

Câu 9: Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương là 300. Góc tạo bởi ảnh của vật và mặt gương là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 9)

A. 300.

B. 600.

C. 900.

D. 150.

Đáp án đúng là: A

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 10)

Dựng ảnh A’B’ của vật AB tạo bởi gương ta thấy ảnh hợp với gương một góc 300.

Câu 10: Cho mũi tên sau đặt trước gương phẳng. Đáp án đúng là: cách vẽ ảnh mũi tên đúng.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 1)

A.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 2)

B.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 3)

C.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 4)

D.

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 5)

Đáp án đúng là: D

Vì vật đặt vuông góc với gương nên ảnh tạo ra là ảnh ảo (kí hiệu đường nét đứt), cùng vuông góc với gương và ngược chiều với vật

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 17 (có đáp án): Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (ảnh 6)

1 88 lượt xem