Lý thuyết KHTN 7 ( Chân trời sáng tạo 2024) Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Tóm tắt lý thuyết Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất sách Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chính xác sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 7.

1 110 lượt xem


Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

I. Phân tử

Tất cả các chất đều gồm vô số các hạt rất nhỏ tạo thành. Những hạt này đại diện cho chất được gọi là hạt hợp thành của chất.

Ví dụ:

+ Hạt hợp thành của hydrogen là 2 nguyên tử hydrogen.

+ Hạt hợp thành của chlorine là 2 nguyên tử chlorine.

+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine là 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.

+ Hạt hợp thành của neon là 1 nguyên tử Ne.

1. Khái niệm

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.

Ví dụ:

+ Phân tử nitrogen gồm 2 nguyên tử nitrogen.

+ Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.

Chú ý:

- Có 2 dạng phân tử: Phân tử tạo bởi một nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố.

+ Phân tử tạo bởi một nguyên tố:

+ Phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố:

- Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar, …) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử.

2. Tính khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

Ví dụ: 

Khối lượng phân tử carbon dioxide bằng: 12 + 2 × 16 = 44 amu.

II. Đơn chất

- Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng.

- Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố.

- Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử. Ví dụ:

+ Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine.

+ Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen.

⇒ Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Chú ý: Một nguyên tố có thể tạo ra nhiều dạng đơn chất. Ví dụ: nguyên tố carbon (C) tạo nên than (than muội, than cốc, than gỗ, …), graphite, kim cương, …

III. Hợp chất

- Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên.

- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định.

Ví dụ:

+ Phân tử nước được cấu tạo nên từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen.

+ Phân tử sulfur dioxide được cấu tạo nên tử 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 5: Phân tử - Đơn chất – Hợp chất

Câu 1. Cho mô hình phân tử ethanol:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử ethanol là bao nhiêu?

A. Carbon – 2, hydrogen – 6, oxygen - 1.

B. Carbon – 12, hydrogen – 1, oxygen - 16.

C. Carbon – 1, hydrogen – 6, oxygen - 2.

D. Carbon – 24, hydrogen – 6, oxygen - 16.

Đáp án: A

Giải thích:

Dựa vào mô hình phân tử ethanol ta thấy:

Phân tử ethanol có 2 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.

Câu 2. Cho mô hình phân tử calcium hydroxide:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Nhận định nào sau đây sai?

A. Calcium hydroxide tạo bởi ba nguyên tố Ca, H và O.

B. Calcium hydroxide gồm 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O và 2 nguyên tử H.

C. Calcium hydroxide có khối lượng phân tử là 57 amu.

D. Calcium hydroxide là hợp chất.

Đáp án: C

Giải thích:

Calcium hydroxide gồm 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O và 2 nguyên tử H.

Khối lượng phân tử của calcium hydroxide là:

1.40 + 2.16 + 2.1 = 74 (amu)  C sai

Câu 3. Cho các chất dưới đây:

Methane (gồm 1 C và 4 H).

Nước (gồm 1 O và 2 H).

Biết rằng khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Phân tử nước nặng hơn hay nhẹ hơn phân tử methane bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn 0,8125 lần.

B. Nặng hơn 1,125 lần.

C. Nhẹ hơn 0,87 lần.

D. Nhẹ hơn 1,125 lần.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối lượng phân tử của methane là:

1.12 + 4.1 = 16 (amu)

Khối lượng phân tử của nước là:

1.16 + 2.1 = 18 (amu)

Tỉ lệ giữa khối lượng phân tử của nước với khối lượng phân tử của methane là:

= 1,125 > 1

Vậy phân tử nước nặng hơn phân tử methane 1,125 lần

Câu 4. Cho các chất dưới đây:

(1) Khí ammonia tạo nên từ N và H.

(2) Phosphorus đỏ tạo nên từ P.

(3) Hydrochloric acid tạo nên từ H và Cl.

(4) Glucose tạo nên từ C, H và O.

(5) Kim loại sodium tạo nên từ Na.

Trong số các chất trên, có bao nhiêu đơn chất?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Đơn chất: phosphorus, sodium. Vì được tạo thành từ một loại nguyên tố hóa học.

Hợp chất: ammonia, hydrochloric acid, glucose. Vì được tạo thành từ hai loại nguyên tố hóa học trở lên.

Câu 5. Đá khô hay còn gọi là băng khô là một dạng rắn của carbon dioxide. Cho khối lượng phân tử của carbon dioxide là 44 amu, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu và O = 16 amu. Số lượng nguyên tử carbon có trong carbon dioxide là (biết rằng phân tử carbon dioxide có hai nguyên tử oxygen)

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi x là số lượng nguyên tử carbon có trong carbon dioxide.

Khối lượng phân tử của carbon dioxide là:

x.12 + 2.16 = 44 (amu)

 x = 1

Vậy trong phân tử carbon dioxide có 1 nguyên tử carbon.

Câu 6. Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất. Cho khối lượng phân tử của baking soda là 84 amu, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12 amu, H = 1 amu và O = 16 amu. Hãy xác định khối lượng nguyên tử của nguyên tố X và cho biết X là nguyên tố nào?

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 40 amu và Ca.

B. 52 amu và Cr.

C. 12 amu và Mg.

D. 23 amu và Na.

Đáp án: D

Giải thích:

Phân tử baking soda bao gồm 1 nguyên tử X, 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử H.

Gọi a là khối lượng nguyên tử của nguyên tố X.

Khối lượng phân tử của baking soda là:

1.a + 1.12 + 3.16 + 1.1 = 84

 a = 23 (amu)

 X là nguyên tố sodium (Na)

Câu 7. Cho hình mô phỏng hạt hợp thành của một số chất:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình mô phỏng hợp chất là

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Đáp án: A

Giải thích:

Hình (2), (3), (4) chất được tạo nên từ một loại nguyên tố hóa học

 Hình (2), (3), (4) mô phỏng đơn chất.

Hình (1) chất được tạo nên từ hai loại nguyên tố hóa học là N và H

 Hình (1) mô phỏng hợp chất.

Câu 8. Cho hình mô phỏng hạt hợp thành của một số phân tử:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phân tử được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Đáp án: B

Giải thích:

Hình (1), phân tử được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học là H và Cl.

Hình (2), phân tử được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là H.

Hình (3), phân tử được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

Hình (4), phân tử được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học là Ca và O.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử luôn là đơn chất.

B. Phân tử luôn là hợp chất.

C. Phân tử luôn là hỗn hợp.

D. Phân tử có thể là đơn chất hoặc hợp chất.

Đáp án: D

Giải thích:

Phân tử có thể là đơn chất hoặc hợp chất.

Phân tử là hợp chất:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phân tử là đơn chất:

TOP 10 câu Trắc nghiệm Phân tử - Đơn chất – Hợp chất có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 10. Đá vôi có thành phần chính là calcium carbonate. Phân tử calcium carbonate gồm một nguyên tử calcium, một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử calcium carbonate là (biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: Ca = 40 amu, C = 12 amu, O = 16 amu)

A. 68 amu.

B. 84 amu.

C. 100 amu.

D. 133 amu.

Đáp án: C

Giải thích:

Khối lượng phân tử của calcium carbonate là:

1.40 + 1.12 + 4.16 = 100 (amu)

1 110 lượt xem