Tác giả tác phẩm Dế chọi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Dế chọi Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 757 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Dế chọi - Ngữ văn 9

I. Tác giả Bồ Tùng Linh

Dế chọi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Bồ Tùng Linh (1640 - 1715) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Thanh.

- Ông để lại một khối lượng lớn tác phẩm thuộc nhiểu thể loại, trong đó tiêu biểu nhất là Liêu Trai chí dị.

- Năm 1980, ông được thế giới kỉ niệm như một Danh nhân văn hoá.

II. Đọc tác phẩm Dế chọi

Thời Tuyên Đức (1) trong cung rất chuộng chơi chọi dế, hàng năm bắt dân gian cung tiến. Trò đó không phải nảy sinh từ đất Thiểm Tây mà do viên quan huyện lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên đem tiến một con. Quan tỉnh thâý nó chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên. Quan huyện lại đòi lý trưởng phải cung cấp. Ngoài chợ bọn tay chơi tìm mua được con nào tốt, đem nhốt vào lồng nuôi, nâng giá lên thành hàng quý lạ. Còn bọn lý dịch giảo hoạt lấy lệ cung tiến dế, sách nhiễu dân chúng. Mỗi đầu dế phải nộp, đủ làm khuynh gia bại sản mấy nhà.

Huyện ấy, có người tên Thành Danh đã là một đồng sinh (2) nhưng không theo học tiếp nữa. Anh ta vốn người chất phác, ít nói, cho nên bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng. Tuy nhiên phương bách kế từ chối nhưng vẫn không thoát. Mới chưa đầy một năm mà gia sản nhỏ mọn của anh ta cơ hồ đã kiệt. Gặp vụ nộp dế, Thành không dám bổ bán sách nhiễu dân mà nhà thì không còn gì để bù, bởi thế lo buồn quá chỉ muốn chết đi cho rảnh. Người vợ khuyên can:

- Chết thì được việc gì, chi bằng tự tìm bắt lấy, muôn một may ra được con nào chăng.

Thành cho là phải, từ đó cứ sáng đi tối về, tay xách ống tre , lồng tơ, đủ cách bới đất lật đá tìm hang, mọi nơi tường đổ, bờ hoang bãi cỏ. Cũng có lần moi được vài ba con, nhưng vừa yếu lại vừa bé, không đủ quy cách. Quan trên cứ hạn mà trách phạt, quá hơn chục ngày Thành phải chịu đòn trăm gậy, đôi mông máu me be bét mà chẳng có con dế nào để nộp. Về nhà anh ta lăn lộn, trăn trở trên giường, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi.

Lúc ấy, trong thôn có cô đồng gù mới đến, có tài bói toán cầu thần. Vợ Thành chạy tiền đến bói. Gái tơ, nạ dòng kéo đến chật cổng ngõ. Trong nhà buồng kín che mành, cửa bày hương án. Nguời đến bói thắp hương sì sụp lễ. Cô đồn đứng bên hướng lên không trung khấn thay mồm mấp máy thì thầm không biết nói những gì. Mọi người xung quanh cung kính đứng nghe. Lát sau trong mành ném ra mảnh giáy ghi rõ những lời truyền phán chỉ bảo, không mảy sai lẫn lộn.

Vợ Thành nộp tiền trước án rồi cũng thắp hương làm lễ như những người trước. Độ giập bã trầu thì mành động có mảnh giáy ném ra. Giở ra xem, không thấy chữ, chỉ có hình vẽ: ở giữa là đền gác như kiểu chùa Phật; đằng sau dưới ngọn núi nhỏ lổn nhổn những mô đất kỳ quái, những bụi gai tua tua, một chú dế 'thanh ma' nằm phục, bên cạnh là con ếch trong tư thế định nhảy ra. Xem mà không hiểu ra sao, chỉ thấy qua chú dế dường như có bao hàm ẩn ý về việc mình cầu khẩn, cho nên vợ Thành bọc giấy vào người, đem về đưa chồng xem. Thành xem trăn trở tự nhủ: 'Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?'. Ngắm kỹ hình vẽ thấy giống như Đại Phật Các ở mé đông thôn. Bèn gượng dậy, cầm theo bức vẽ, chống gậy lần ra mé sau chùa. Ở đó có một ngôi mộ cổ trên gò cây cỏ um tùm. Lần theo xung quanh mộ thấy đá lởm chởm rất giống hình vẽ. Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc vội đuổi theo, ếch lẫn vào đám cỏ. Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai. Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang. Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lỳ trong ấy. Sau khi đem ống phung nước vào, bị sặc, một chú dế cực to khỏe mới thòi ra. Tóm được chú ta, nhìn kỹ: mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng. Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về. Cả nhà ăn mừng, cho bắt bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng. Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chắm sóc chí chút từng li từng tí, đợi đến kỳ hạn nộp quan.

Thành có đứa con trai lên chín, thấy bố đi vắng liền mở trộm bồn ra xem. Dế thừa cơ vọt ra. Thằng bé đuổi theo mãi vồ được vào tay thì dế đã gãy cẳng bẹp bụng, chết ngay tức khắc. Nó sợ quá chạy mách mẹ. Mẹ vừa nghe xong, mặt nhợt như chết rồi, quắt mắng ầm lên:

- Thật là tiền oan nghiệp chuớng! Chết đến nơi rồi! Bố về sẽ cho mày biết!

Thằng bé khóc lóc bỏ đi. Lát sau Thành về, nghe vợ kể lại mà lạnh toát xương sống, đi tìm con thì con đã biến đâu không biết. Mãi sau mới vớt được xác con dưới giếng. Chuyển giận thành thương, Thành vật ra kêu trời muốn chết. Nhà tranh bặt khói, vợ chồng im lặng nhìn nhau không còn gì nữa. Trời gần tối mới đem chiếu cỏ liệm thây con, ôm ấp vỗ về thì thấy con còn thoi thóp thở. Mừng quá! Nửa đêm con sống lại. Hai vợ chồng hơi yên tâm. Song đứa con vẫn cứ trơ ra như khúc gỗ, bằn bặt ngủ lịm.

Thành nhìn cái lồng dế rỗng không lại như đứt hơi, tắc họng, không nghĩ gì đến con nữa. Suốt một đêm ròng không hề chợp mắt. Mặt trời mọc, Thành vẫn nằm dài lòng buồn rười rượi. Bỗng nghe bên ngoài có tiếng dế gáy, vội nhỏm dậy nhìn ra thì dế vẫn còn đó. Thành mừng quá vồ lấy. Kêu to một tiếng, dế nhảy bật đi. Tay Thành chộp được thì thấy dường có dường không. Mở ra, dế lại nhảy vọt mất. Thành đuổi theo đến góc tường, không thấy nó đâu. Hoản hốt nhìn quanh bốn phía thấy nó đã nép trên vách. Nhưng con này vừa nhỏ vừa ngắn, đỏ đen nham nhở, không phải con trước. Thành cho là hạng bét không thèm để mắt mà cứ quanh quẩn đi tìm con trước. Bỗng dế con từ trên vách nhảy xuống tọt ngay vào tay áo Thành. Ngắm kỹ, đầu vuông đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai, có vẻ tốt. Thành hơi mừng giữ lấy định đem lên công đường nộp, song chỉ lo sợ không được vừa ý quan, mới nghĩ cách cho chọi thử xem sao.

Một chàng trai tay chơi trong thôn nuôi được một chú dế nòi đặt tên là 'Cua xọc xanh', hàng ngày đem chọi với dế của đồng bọn đều thắng cả. Chàng ta muốn giữ để kiếm lời, ai trả giá cao mấy cũng chưa chịu bán. Nhân qua nhà thăm Thành, thấy dế Thành nuôi, chàng ta bịt miệng cười và đưa dế mình, bỏ vào lồng để đánh. Nhìn thấy dế người vừa to vừa cao, Thành lại càng xấu hổ, không dám đưa dế mình ra. Chàng trai cố ép. Thành nghĩ: 'Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.' Thành đưa dế vào bồn đấu. Chú dế con nằm ẹp xuống không dám động đậy. Chàng trai cười ngất, cầm cái lông lợn chọc vào râu, nó vẫn nằm im. Chàng trai lại cười, lại chọc. Dế con nổi giận, xông thẳng ra, phấn chấn cất tiếng gáy ke ke. Rồi vểnh râu, cong đuôi nhảy xổ vào cắn cổ địch thủ. Chàng trai hốt hoảng xin ngưng chọi. Dế con dõng dạc cất tiếng gáy như báo cho chủ biết mình vừa thắng cuộc. Thành chứng kiến cảnh ấy, vui mừng vô cùng.

Đang khi cùng nhau ngắm nghía dế con thì một con gà sán lại gần mổ dế. Thành hoảng, đứng dậy thét đuổi. May mà gà mổ khôngt trúng. Dế co càng nhảy một phát đến hơn một thước. Gà đuổi sấn theo, dế đã nằm dưới móng gà. Thành thảng thốt không biết làm thế nào để cứu dế, chỉ còn dậm chân thất sắc. Nhưng sao gà cứ vươn cổ, sã cánh? Nhìn kỹ thì dế đã bám trên mào gà cắn chặt lấy không buông. Thành vừa kinh ngạc vừa mưng, vội bắt lấy dế bỏ vào lồng.

Hôm sau, Thành đem dâng quan huyện. Quan huyện thấy dế quát ầm lên. Thành thuật lại chuyện lạ về con dế ấy, nhưng quan không tin. Đem chọi với các con khác, dế Thành đều thắng. Đem thử với gà quả như lời Thành nói. Quan trên thưởng cho Thành và hiến dế lên tỉnh. Quan tỉnh vui lòng lắm liền bỏ dế vào lồng vàng tiến vua, lại dâng sớ tâu rõ cái hay của nó. Đã vào cung rồi, dế còn phải tỉ thí với khắp các loại dế kì hình dị dạng của cả thiên hạ dâng tiến như dế bướm, dế bọ ngựa, dế dầu, dế 'trán tơ xanh'... con nào cũng chịu thua cả. Còn điều kỳ lạ hơn nữa, ở trong cung con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu. Hoàng thượng hết sức đẹp lòng, rộng ơn ban thưởng, xuống chiếu cấp cho quan tỉnh ngựa hay, vải quý. Quan tỉnh không quên nguồn gốc dế nên ít lâu sau tiến cử quan huyện là người 'tài năng ưu diệt' có thể thăng cấp. Quan huyện sướng quá cho Thành được miễn sai dịch; lại dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài.

Còn con Thành hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể rằng: Mình đã hóa thành dế, lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại. Quan tỉnh biết rõ chuyện ấy, lại hậu thưởng cho Thành. Chỉ mấy năm thôi, Thành đã có ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đàn. Ra khỏi nhà thì áo cừu, ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.

III. Tìm hiểu tác phẩm Dế chọi

1. Thể loại Dế chọi

- Văn bản Dế chọi thuộc thể loại truyện dân gian.

2. Xuất xứ Dễ chọi

- “Dế chọi” thuộc tác phẩm “Liêu Trai chí dị”, Cao Tự Thanh dịch, NXB Văn hóa – văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2023, tr394 – 397)

3. Hoàn cảnh sáng tác Dế chọi

Liêu Trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu Trai) là tập truyện ngắn gồm hơn 400 thiên. Đề tài của truyện do tác giả sưu tầm trong dân gian hoặc rút từ truyện Chí quái lục triều hay Truyền kì Đường rồi gia công sáng tạo thêm. Tác giả đã mượn truyện thần tiên ma quái để chỉ trích nền chính trị tàn bạo của người Mãn Thanh, phê phán những thói hư tật xấu của bọn nho sĩ, thể hiện khát vọng tự do trong tình yêu và hôn nhân.

4. Bố cục Dế chọi

- Phần 1 (từ đầu đến…việc tự tử): tình cảnh ngang trái của Thành sau khi trượt khoa thi Đồng Tử.

- Phần 2 (tiếp theo đến…bỏ vào lồng): Con dế của Thành và chuỗi sự việc liên quan tới: con Thành chết, dế mất, hồn con Thành hóa thân vào con dế chọi.

- Phần 3 (đoạn còn lại): nhờ dế chọi mà gia đình Thành đổi đời.

5. Tóm tắt Dế chọi

Câu chuyện kể về nhân vật Thành - Dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác cho nên bị chèn ép bắt làm lí trưởng nhưng thực chất để đi sách nhiễu dân làng hộ bọn quan bên trên để nộp dế. Do anh không dám sách nhiều dân mà cũng không có gì để bù, anh đã bị đánh trăm trượng, máu me be bét và luôn muốn tự tử. Vợ Thành đi xem bói, biết nơi có dế tốt. Thành đã bắt được một con dế chọi như ý. Nhưng không may con Thành làm dế bị chết. Bị mẹ mắng, nó sợ hãi nhảy xuống giếng và bị chết đuối. Thành mất con, mất dế. Con Thành sống lại nhưng vô hồn. Hồn con Thành hoá thân vào con dế chọi. Dế nhỏ nhưng nhanh nhẹn và chọi rất giỏi. Dế mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa, vua rất vừa lòng và ban thưởng cho quan tỉnh. Gia đình Thành được giàu sang phú quý, “Ruộng đồng trăm khoảnh… ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.

6. Ý nghĩa nhan đề Dế chọi

Nhan đề “Dế chọi” mang đến nội dung mà tác phẩm đề cập đến. Là một trò chơi nhà vua yêu thích và cũng chính trò chơi ấy đã thay đổi cả một cuộc đời. Với nhan đề này, đã thay lời tóm tắt toàn bộ tác phẩm.

7. Phương thức biểu đạt Dế chọi

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

8. Giá trị nội dung Dế chọi

- Dế chọi thuộc loại truyện đả kích chế độ chính trị tàn bạo, vạch mặt bọn quan lại tham nhũng, cường hào ác bá, đồng thời bày tỏ sự cảm thông đối với những con người “bé nhỏ” bị chà đạp, hãm hại. Qua đó, truyện thể hiện tinh thần phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời.

9. Giá trị nghệ thuật Dế chọi

- Câu chuyện mang nhiều yếu tố hoang đường, một đặc trưng nổi bật trong bút pháp nghệ thuật của tập truyện. Câu chuyện đã tái hiện một mảng hiện thực đen tối của xã hội, vì thế truyện có giá trị hiện thực sâu sắc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dế chọi

Dế chọi - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện

- Thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh.

- Không gian: Trong cung, dân gian.

- Sự việc liên quan:

+ Trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế yêu cầu dân gian cống nộp.

+ Muốn lấy lòng quan trên cho nên các Tri huyện đem hiến 1 con, quan chơi thử thấy hay đòi dâng nộp thường xuyên, Tri huyện lại đòi lí trưởng…(cứ theo cấp bậc để truyền lệnh cống nạp) và cấp bậc cuối cùng là người dân phải chịu tất cả những sách nhiễu vì chọi dế.

2. Nhân vật Thành

- Hoàn cảnh: Dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác cho nên bị chèn ép bắt làm lí trưởng nhưng thực chất để đi sách nhiễu dân làng hộ bọn quan bên trên để nộp dế. Do anh không dám sách nhiều dân mà cũng không có gì để bù, anh đã bị đánh trăm trượng, máu me be bét và luôn muốn tự tử.

- Cảnh ngộ của Thành:

+ Vợ đi xem bói, cô đồng bói toán chỉ dẫn bằng một bức vẽ có liên quan đến việc bắt dế.

+ Vì dế chọi mà gia đình Thành đã hao hụt hết tiền bạc, Thành bị đánh nhừ tử, con trai vì lo lắng khi làm chết dế đã tự sát.

+ Sau đó khi bắt được một con dế chọi khác. Vì con dế này đấu rất giỏi cho nên được các quan rất thích hơn nữa nó còn biết nhảy theo điệu nhạc khiến cho vua rất vui mừng, từ đó mà gia đình Thành đã một bước lên mây, còn hơn cả những gia đình gia thế khác.

=> Phê phán sở thích chọi dế của nhà vua, chỉ vì con dế nhỏ bé nhưng vì được vua thích mà đẩy nhân dân vào bước khổ cực, có thể thay đổi cả vận mệnh nhiều cuộc đời.

=> Tính chất này còn được thể hiện ở lời bình luận ở cuối tác phẩm : “Còn ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy, khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế. Ta từng nghe : “Một người thăng thiên, gà chó cũng thành tiên”. Đáng tin vậy thay”.

3. Tính chất kì ảo và tính chất hiện thực trong truyện

a. Tính chất kì ảo

- Chi tiết kì ảo: Từ việc Thành tìm được con dế, con trai Thành sống dậy, linh hồn biến thành con dế để giúp gia đình được vinh hoa phú quý.

=> Làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.

b. Tính chất hiện thực

+ Trong cung rất chuộng trò chơi chọi dế yêu cầu dân gian cống nộp.

+ Muốn lấy lòng quan trên cho nên các Tri huyện đem hiến 1 con, quan chơi thử thấy hay đòi dâng nộp thường xuyên, Tri huyện lại đòi lí trưởng…(cứ theo cấp bậc để truyền lệnh cống nạp) và cấp bậc cuối cùng là người dân phải chịu tất cả những sách nhiễu vì chọi dế.

+ Thành vốn người chất phác, ít nói, cho nên bị bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng. Tuy muôn phương nghìn kế chối từ mà vẫn không thoát. Mới chưa đầy một năm mà cái gia sản nhỏ mọn của anh ta cơ hồ đã kiệt.

+ Không cống nạp được bị lôi ra đánh nhừ tử.

+ Vì có con dế hay dâng vua mà Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. Con dế đã giúp anh chức dịch hiền lành “thành danh”, vượt cả bậc quyền quý.

=> Phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, đạp xuống đưa lên là chuyện bình thường. Một con dế chọi có thể mang đến thảm kịch cho một gia đình, một tỉnh nhưng cũng có thể mang vinh hoa phú quý đến cho cả một tỉnh, một dòng họ.

Dế chọi - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Dế chọi

Bài tham khảo 1

Như chúng ta đã biết trong các lễ hội dân gian thường thì có chọi gà, chọi trâu… nhưng đằng này là một chuyện lạ khác thường ở chỉ diễn ra dưới thời Tuyên Đức bên Tàu họ chọi dế.

Từ đó mà Bồ Tùng Dinh đã viết Dế chọi là một truyện tiêu biểu cho tinh thần phê phán và thể hiện phần nào bút pháp của Liêu trai chí dị.

Chọi dế là một trò chơi dân dã, hơn nữa đó là một trò chơi của trẻ con. Thế nhưng, bằng ngòi bút tài hoa, sắc sảo.Mà Bồ Tùng Linh đã phơi bày được cả hệ thống chính trị thối nát đương thời. Sáng kiến đút lót bề trên, “sáng kiến” hiến dế chọi của một viên huyện lệnh đã biến thành “lệ định” của cung đình và từ đó, có khi chỉ vì “nộp một con dế” mà bao gia đình phải khuynh gia bại sản.

Đồng thời truyện nói về gia đình Thành Danh. Có lẽ vì vừa biết chút ít chữ nghĩa vừa dễ sai, nên Thành Danh đã bị bọn chức quyền thế ép, phải giữ chân chức dịch trong làng. Đồng thời có lệ nộp dế mà cả nhà ông điêu đứng cuộc sống như lâm vào cảnh không lối thoát.

Nhưng bên cạnh ông là một người vợ hiền biết nghĩ biết lo toan.Thành Danh đã nghe lời vợ khuyên cũng ngày ngày lồng mang ống tre đi “bới đất lật đá tìm hang, mọi nơi tường đổ, bờ hoang, bãi cỏ” để lùng bắt dế. Nhưng chỉ bắt vài ba con “vừa yếu vừa bé vừa không đủ quy cách”. Quá hạn nộp dế hơn mười ngày, anh ta đã bị quan “trách phạt” đánh đòn trăm gậy, đôi mỏng bê bết máu, nằm lăn lộn trên giường, vị chức dịch “chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi”. Trông Thành Danh lúc này thật đáng thương nhưng thì theo phép nước anh vẫn phải cam chịu. Đồng thời bi kịch của Thành Danh cũng là bi kịch chung của nhân dân lúc bấy giờ.

Bồ Tùng Dinh thật tinh tế ông đã gián tiếp lên án tố cáo tội ác tham ô ăn chơi xa đọa của vua chúa lúc bấy giờ. Đàn áp mồ hôi xương máu của nhân dân một cách dã chỉ để là thú vui cho bản thân.

Tiếp đó Bồ Tùng Dinh đã xây dựng hình tượng nhân vật cô đồng gù xuất hiện với “tài bói toán Cầu thán”. Vợ chồng Thành Danh đã bỏ ra ít tiền và thẻ hương để bà chỉ cho chỗ cất giữ khao báu lớn đó là chú dế “cực kì to khỏe… minh to, đuôi dài, cỏ xanh, cánh vàng”. Vợ chồng anh ta mừng vui khôn xiết kể “cho dầu có bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng”. từ đó vợ chồng anh chăm sóc chu đáo cẩn thận hơn cả cậu con trai 9 tuổi của mình. Trong một Con trai Thành đem bồn dế ra chơi. Dế vọt ra và cậu bé đuổi bắt nhưng chẳng may lúc vồ được thì dế đã đi đời nhà ma “gãy cẳng, bẹp bụng”. Đúng là ” tiền oan nghiệp chướng”, đứa bé sợ hãi.Gần tối vợ chồng Thành tìm được con thì con chỉ là một cái xác nằm dưới giếng. Thành vật vã kêu khóc. Nhà tranh bặt khói nhưng thật kinh dị. kì dị. Lúc vợ chồng Thành lấy chiếu cỏ lượm thấy con thì đứa bé lại “thoi thóp thở”, đến nửa đêm thì sống lại, nhưng như kẻ mất hồn”vẫn trơ ra như gỗ, bần bặt ngủ lịm”.

Sau đêm kinh hoàng con trai chết đuối được sống lại, sáng ra Thành nghe dế gáy ngoài hiên, anh ngạc nhiên chạy ra tìm dế, bắt dế. Một chú dế lạ từ vách nhảy tọt vào tay áo. Chú dế này tuy nhỏ hơn chú dế trước nhưng cực kì khỏe mạnh ông cho đấu với các loại dế khác đều thắng hết.

Vua ban cho quan tỉnh ngựa hay vải quý. Quan tỉnh tiến cử quan huyện là “tài năng ưu việt” có thể thăng cấp. Quan huyện “sướng quá” cho Thành được “miễn sai dịch”: Dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài. Hơn năm sau con trai của Thành bình phục hẳn, nó cho biết đã hóa thành dế lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại”. Quan tỉnh được nghe chuyện ấy lại hậu thưởng cho Thành.

Thành còn nhớ như in cũng chỉ vì lệ nộp dế mà gia đình anh lâm vào cảnh khốn cùng xít chút nữa là mất cả cậu con trai ấy vậy mà giờ đây nhờ dế chọi mà anh ta có “ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đàn”. Ra khỏi nhà thì “áo cừu, ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế”. Một sự đổi đời mà cả trong mơ cũng khó nhìn thấy.

Trong đoạn cuối tác giả viết:“Riêng họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, vì dế chọi mà giàu, ngựa béo, lúc còn bị lí dịch sách nhiễu chắc chẳng tưởng đến chuyện như thế’.Tác giả châm biếm: “Còn ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu lũ vậy, khiến cho quan tỉnh, quan tỉnh đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế Ta từng nghe “Một người thăng thiên” gà chó cũng thành liên”. Đáng tin vậy thay!”

Qua đó ta thấy được rằng Dế chọi là một truyện cực kì hay và có ý nghĩa cực kì sâu sắc nó đã tố cáo nên tội ác của cả một hệ thống cầm quyền thối nát chỉ biết ăn chơi hưởng thụ đàn ác nên mồ hôi xương máu của nhân dân. Coi nhân dân không bằng một con dế. Tác giả thật sắc sảo đã xây dựng thành công khung cảnh và nhân vật điển hình trong xã hội đồng thời còn tạo ra những chi tiết kì ảo làm cho câu chuyện dễ đi vào lòng người và để con người hiểu rõ hơn về sự thật xót xa của nhân dân dưới xã hội xưa.

Bài tham khảo 2

Bài viết Mỗi tác phẩm đều mang trong mình một ý nghĩa nhân sinh vượt thời đại mà nhà văn gửi gắm. Với lý tưởng cao đẹp ấy mà Bồ Tùng Linh, một văn sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã viết nên Liêu Trai chí dị để vạch mặt tố cáo tầng lớp quan lại dưới thời kì nhà Thanh. Tiêu biểu trong tập truyện ấy, phải kể đến Dế chọi, trích trong thiên truyện nhưng lại được bao hàm nhiều nội dung quan trọng của mạch thiên truyện. 

Dế chọi được trích trong tập truyện Liêu Trai chí dị (Những chuyện quái dị chép ở Liêu Trai) của Bùi Tùng Linh, một nhà văn nổi tiếng ở Trung Quốc thời nhà Thanh và dần đi sâu vào văn học Việt Nam và trở nên nổi tiếng từ đầu Thế kỉ mười chín đến nay với nhiều bản dịch khác nhau. Nhan đề “Dế chọi” mang đến nội dung mà tác phẩm đề cập đến. Là một trò chơi nhà vua yêu thích và cũng chính trò chơi ấy đã thay đổi cả một cuộc đời. Với nhan đề này, đã thay lời tóm tắt toàn bộ tác phẩm. Chuyện kể về bi kịch nhà Thành Danh, một chức dịch hiền lành bắt nguồn từ việc vì không muốn dân khổ mà tìm cách tự bắt dế nộp quan trên. Vì vua thích xem dế chọi, quan muốn làm hài lòng vua mà bắt nộp lên thường xuyên. Vì phải tìm được dế dâng vua mà đẩy gia đình Thành vào thảm cảnh. Hạn hết mà Thành không tìm được con dế đặt tiêu chuẩn nên bị đánh đập nặng nề và luôn có ý định tự tử. Vợ Thành đi xem bói và tìm ra nơi bắt được con dế tốt. Mừng rỡ chưa bao lâu thì con trai làm chết con dế và cũng vì sự cố, lo sợ mà nhảy xuống giếng chết. Trong một ngày Thành mất đi cả dế và con. Sau đó con Thành thoi thóp hơi thở, sống lại nhưng như mất hồn. Còn hồn người con lại hóa thành con dế nhanh nhẹn, chọi tốt và chiến đâu thắng đó. Con dế đó được mang dâng vua, chọi giỏi lại biết nhảy múa nên làm vua vui, quan được thưởng và Thành cũng được ban thưởng. Kết thúc, gia đình Thành được giàu sang, phú quý, con trai Thành sau một năm trở lại bình thường. 

Mở đầu câu chuyện, mở ra không gian triều đình đời Tuyên Đức nhà Minh mê trò chọi dế, một thú vui chốn cung cấm. Vì để làm hài lòng vua, tốt cho việc thăng quan, tiến chức của mình mà hội quan lại, từ Tri huyện đến lý trưởng, du thủ du thực, tới lí dịch đã làm khổ dân chúng. Ép dân chúng không nộp được con dế tốt sẽ bị chịu mọi hình phạt khiến nhiều nhà khuynh gia bại sản. Chính những cái thói đời ấy mà khiến dân chúng chịu khổ. Chỉ vì lòng hư vinh của bọn quan lại, muốn làm vui lòng vua chúa mà ép người khác phải gánh chịu những bất công.

Một trong những nạn nhân của chế độ ấy là Thành, chất phác hiền lành, mỗi việc thi mãi không đỗ, bị ép làm lý chính. Đến hạn nộp dế mà không muốn nhiễu đến dân chúng nên bèn tự mình đi tìm. Tìm từ sáng đến đêm, từ ngày này sang ngày khác, lục tung mọi chỗ mà chỉ bắt được hai ba con nhỏ bé nên không đủ quy cách. Thành bị đánh đập dã man, lúc ấy chỉ nghĩ đến việc tự tử. Ta có thể thấy bi kịch của một người chất phác ở Thành xuất phát từ tình thương và sự lo lắng đến người khác. Gia đình nghèo, hiểu được sự đau khổ của dân chúng nên đành phải hy sinh thân mình. Bi kịch của gia đình thành chính ra cũng bắt nguồn từ thú vui chốn cung cấm
Để giải quyết nỗi lo sợ, muốn tự tử của Thành, vợ chàng phải nghe ngóng và tìm ra thầy bói giỏi, định bụng tìm đến để xem hướng giải quyết. Sau khi đến, vợ thành nhận được sự chỉ điểm từ bức vẽ: “trong vẽ điện gác là chùa chiền, phía sau có hòn núi nhỏ đầy những tảng đá hình thù kì quái, gai góc tua tủa, có con dế nằm dưới, bên cạnh có con ếch như sắp nhảy lên”. Tin rằng sẽ có kết quả và đoán được đó ở gác Đại Phật phía đông thôn, Thành liền lê cơ thể suy nhược tới đó tìm kiếm và thấy được con dế vô cùng khỏe mạnh, phù hợp với những yêu cầu đặt ra. Mừng rỡ vì có con dế, cả nhà sẽ thoát kiếp nạn, cả nhà ai nấy cũng đều vui mừng. Nếu soi chiếu trong hoàn cảnh ấy, con dế chính là “cọng rơm cứu mạng” của Thành. Trong cái thời đại, một con dế quyết định cuộc sống một con người ấy, ta thấy được sự khắc nghiệt của cuộc sống, sự thực về một xã hội coi tính mạng con người không bằng một sinh vật nhỏ bé.

Bi kịch lại tiếp tục xảy đến với gia đình khi nhân lúc cha mẹ không có nhà, đứa con trai chín tuổi lén mở chuồng, làm dế nhảy ra, vô tình làm chết con dế nên bị mẹ la. Sợ sau khi cha về bị trách phạt, đứa con trai đã tự nhảy xuống giếng tự tử mà chết. Trong một ngày, vừa mất dế lại mất cả con, gia đình Thành chìm trong nỗi đau không nói nên lời. May chăng đứa con còn chút hơi thở thoi thóp, cứu lại sống được nhưng lại như mất hồn, sống đơ như khúc gỗ. Vui sướng vì con tỉnh lại nhưng cũng lo sợ vì dế đã chết. Gia đình Thành vẫn không thể thoát ra khỏi kiếp sống đau khổ. Chi tiết tái sinh của con trai thành trong trạng thái đơ như khúc gỗ như báo hiệu sẽ xảy đến chi tiết kì quái nào đó và sự biến đổi trong chính cuộc sống gia đình thành. Và chắc hẳn đây chính là dụng ý nghệ thuật, tác giả đưa vào để giúp gia đình Thành có thể hóa giải bi kịch của hiện tại.

Sau khi con trai tỉnh dậy, sáng hôm sau Thành lại bắt được con dế có hình dạng kì quái: “hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài”, có vẻ đây là một con dế có thể giúp Thành thay đổi cuộc đời. May thay, nhờ có con dế này mà chọi đâu thắng đó. Thắng từ con dế tốt nhất làng, tới con gà cũng bị đánh bại. Có lẽ đây không phải là điều trùng hợp, không thể trùng hợp đến mức hôm trước mất dế hôm sau đổi lại một chú dế tốt hơn được. Chắc chắn sau đó đang ẩn chứa những chi tiết mà cần người đọc phải suy nghĩ. Suy nghĩ xem sự xuất hiện của dế có phải ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, phải chăng con dế ấy mang điểm bất thường mà những con dế khác không có. Và chắc hẳn con dế ấy sẽ thay đổi chính cuộc sống hiện tại của gia đình Thành. 

Tiếng của con dế đồn xa, sau khi được mang vào cung đấu với các loài dế đặc biệt khác mà vua nhận được, từ “hồ điệp, đường lang, du lợi đạt, thanh ti đầu”, con nào cũng bị dế chọi đánh thắng. Đã vậy khi nghe tiếng nhạc, dế còn biết nhảy theo. Hài lòng vua, tri huyện mừng rỡ, thưởng cho cả nhà Thành. Từ đó gia đình Thành trở nên giàu có, được thăng quan tiến chức, “giàu sang hơn cả các nhà thế gia” . Đặc biệt, sau một năm, con trai gia đình Thành tỉnh táo lại như thường, nói về một năm trở thành dế chọi. Phải chăng phần hồn của người con đã hóa thành con dế, giúp cha có được ngày hôm nay. Đứa con trai tuy đưa câu chuyện trở nên kịch tính, làm mất đi con dế tốt, nhưng đổi lại lại biến thành con dế tốt nhất cứu được cả gia đình và thay đổi cuộc sống. Chi tiết này là một chi tiết kì ảo, thắt nút và mở nút cho câu chuyện. Cũng từ đó làm nổi bật lên hình ảnh, chỉ nhờ một con dế cũng làm thay đổi cả một cuộc đời. Dưới thời đại ấy, thú vui của chốn cung cấm, sẽ quyết định tính mạng của cả một tầng lớp dân chúng. Câu hỏi được đặt ra, liệu rằng khi của cải đã nhiều, chức tước đã đủ, liệu Thành còn giữ được sự chất phác hiền lành như xưa? 

Cuối câu chuyện có trích lại câu nói của Dị Sử thị: “Họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, nhờ dế chọi mà giàu, áo cừu ngựa tốt vênh vang, lúc làm lí chính bị trách phạt không nghĩ rằng mình được thế đâu. Trời đền đáp cho kẻ trưởng giả trọng hậu, tới nỗi tuần phủ tri huyện cũng được hưởng phúc ấm nhờ con dế. Thường nghe một người lên trời, gà chó cũng thành tiên, đúng lắm thay.” Có thể sau khi đọc tác phẩm, nghe câu bình này, ta nhận ra được kết thúc có hậu cho người hiền lành biết lo nghĩ cho người khác sẽ là những phần thưởng to lớn mà ông trời bạn tặng. Phúc khí của Thành còn được lan đến cả tri huyện, những vị quan trên. Có cái khen cũng có cái chê ở đây. Khen cho nhân vật sống một đời hiền lành chất phác. Chê cho cái xã hội tham quan không từ cách để hài lòng vua mà chà đạp lên nhân dân. Và cũng hướng tới một tương lai lo lắng, lo khi con người nhận và hưởng quá nhiều lợi ích, lương tâm cũng sẽ bị tha hóa. 

Câu chuyện mang yếu tố hoang đường, kì ảo đúng với chất trong thiên truyện Liêu Trai chí dị.  mang giá trị hiện thực sâu sắc, câu chuyện đi sâu tái hiện hiện thực thời kì xã hội đen tối. “Dế chọi” đã phản ánh bộ mặt của tầng lớp quan lại, vui lòng vua ham chơi, ham thú vui mà dẫn đến những thảm cảnh của dân chúng bằng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi và dễ đọc. Ý nghĩa được truyền tải và bộc bạch rõ ràng theo trình tự thắt nút - cao trào - mở nút hoàn chỉnh mà không có xung đột mạnh. giúp cho người đọc có thể tiếp cận và thấy được rõ bối cảnh và cuộc sống của thời kỳ. 

Câu chuyện dế chọi là một tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội thời nhà Thanh. Phê phán, lên án hội tham quan vì vinh hoa phú quý mà chà đạp lên con người. Vua chúa vì trò vui chốn cung cấm mà sa đọa, xa hoa. Khổ thân tới những tầng lớp “thấp cổ bé họng” vì những thú vui của tầng lớp quan trên mà phải sống trong cảnh đau khổ, luôn lo sợ về cuộc sống. Một hiện thực tàn khốc của một thời kỳ đã được nêu ra một cách trần trụi và rõ nét. Giúp người đọc có thể thấy rõ bộ mặt quan xưa, xã hội thời kỳ xưa. Để từ đó thêm trân trọng cuộc sống của hiện tại.

Bồ Tùng Linh đã đưa Dế chọi đến gần với người đọc bởi sự chân thật cái xã hội đương thời với những ẩn tiết trong tác phẩm. Đây là một tác phẩm hay, đáng đọc bởi trong đó mang ý nghĩa của cả thời đại.

1 757 lượt xem