Tác giả tác phẩm Kim – Kiều gặp gỡ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Kim – Kiều gặp gỡ Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 619 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Kim – Kiều gặp gỡ - Ngữ văn 9

I. Tác giả Nguyễn Du

Kim – Kiều gặp gỡ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Nguyễn Du ( 3/1/1766 - 16/9/1820 ) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam.

-  Quê quán: tại làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

- Nguyễn Du đi chu du muôn dặm tại Trung Quốc (khoảng 5.000 km trong 3 năm), từ Liễu Châu qua Quảng Tây đi đường Trường Sa đến Hán Dương, qua sông Giang Hán đi Trường An và sau đó xuống Hàng Châu, 'Giang Nam, Giang Bắc túi tiền không'.

- Cuối năm 1790, Nguyễn Du trở về Thăng Long. Ông có mối thân tình quen biết với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

- Năm 1797, Nguyễn Đề thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du.

- Ông bị bệnh dịch tả chết ngày mồng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 16 tháng 9 năm 1820) hưởng thọ 54 tuổi.

- Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.

- Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là  Truyện Kiều Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

- Ông để lại ba tập thơ chữ Hán là: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm và  Bắc hành tạp lục.

+ Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

+ Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các học sĩ vào làm quan ở Kinh (gần 4 năm) cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình (3 năm, 5 tháng). Ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.

+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

- Về văn thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Ông đã làm mới ngôn ngữ văn học Tiếng Việt.

- Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:   Đoạn Trường Tân Thanh ( Truyện Kiều Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ,…

II. Đọc tác phẩm: Kim - Kiều gặp gỡ

KIM – KIỀU GẶP GỠ

- NGUYỄN DU -

Nẻo xa mới tỏ mặt người,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Chàng Vương quen mặt ra chào,

Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa.

Nguyên người quanh quát đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu bậc tài danh,

Văn chương nết đất thông minh tính trời.

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

[…] Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.

Dưới cầu nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Kiều từ trở gót trướng hoa,

Mặt trời gác núi chiêng đà thu không.

Gương nga chênh chếch dòm song,

Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân.

Hải đường lả ngọn đông lân,

Giọt sương gieo nặng cảnh xuân la đà.

Một mình lặng ngắm bóng nga,

Rộn đường gần với nỗi xa bởi bởi:

“Người mà đến thế thì thôi,

Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!

Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Ngổn ngang trăm mối bên lòng,

Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình.

III. Tìm hiểu bài thơ Kim – Kiều gặp gỡ

1. Thể loại

- Tác phẩm Kim – Kiều gặp gỡ thuộc thể loại: thơ lục bát.

2. Xuất xứ

- Trích trong Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1991, tr27-30.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục Kim - Kiều gặp gỡ

- Đoạn 1 (Từ đầu… vốn nhà trâm anh): Chỉ sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng

- Đoạn 2 (Nền phú hậu… nỗi xa bời bời): Đoạn trích này đã miêu tả hình ảnh, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng và Thúy Kiều khi gặp nhau.

-  Đoạn 3 (Còn lại): Lời người kể chuyện với lời nhân vật để thể hiện thế giới nội tâm nhân vật Thúy  Kiều.

5. Giá trị nội dung Kim - Kiều gặp gỡ

- Đoạn trích đã được Nguyễn Du bày tỏ giá trị nhân đạo lớn lao và giá trị nội dung sâu sắc. Tác giả đã bày tỏ nỗi xót thương cũng như đồng cảm với những số phận bi kịch. Nhà thơ còn đề cao nỗi khát vọng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Nhà thơ cũng lên án tố cáo thực trạng của một xã hội vì đồng tiền mà cái ác lên ngôi.

6. Giá trị nghệ thuật Kim - Kiều gặp gỡ

- Nguyễn Du đã thành công sử dụng nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật, thể thơ cũng như người kể chuyện đã khắc họa nên được cảnh Kim trọng gặp gỡ Thúy  Kiều thật đặc sắc. Và thông qua những hình ảnh ẩn ý bức tranh thiên nhiên như thời gian, không gian, sự vật tác giả đã thể hiện ngụ ý tâm trạng của nhân vật thật ấn tượng. Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại bằng phương pháp tả cảnh ngụ tình đã làm nên giá trị của đoạn trích.

IV. Tìm hiểu chi tiết bài thơ Kim – Kiều gặp gỡ

1. Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên

- Thời gian: Từ khoảng chiều tối cho đến đêm khuya.

- Không gian: Không gian đêm trăng quang đãng, yên tĩnh, thơ mộng. Cảnh trăng được nhìn từ căn phòng của Thúy Kiều.

+ Bức tranh thiên nhiên trong bài tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng không kém vẻ yên bình, tĩnh lặng, thể hiện qua hình ảnh “bên cầu tơ liễu’, “giọt sương”, ‘mặt trời gác núi”, “chiêng đà thu không”

+ Đó còn là bức tranh đêm trăng thơ mộng, trữ tình, thể hiện qua hình ảnh “dưới cầu nước chảy”, “gương nga”, “bóng nga”.

+ Không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc, bức tranh ấy còn ẩn chứa nỗi tương tư của Thúy Kiều với Kim Trọng, thể hiện qua hành động ngắm trăng của Thúy Kiều.

- Sự vật:

+ Mặt trăng là sự vật nổi bật và tiêu biểu trong mười bốn câu thơ này. Hình ảnh trăng được miêu tả vô cùng sinh động, nên thơ, mang tâm tình của Thúy Kiều: “Gương nga chênh chếch dòm song,/ Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân” Trăng được nhân hóa, có hành động ‘chênh chếch dòm song” như Kiều đang nhìn về phía Kim Trọng. Ánh sáng trăng tỏa ra vàng dịu nhẹ, bao trùm lấy toàn bộ bức tranh đêm khuya.

+ Mặt trời gác núi là sự vật biểu tượng cho chiều tà, cũng đồng thời báo hiệu đã đến lúc Kiều phải tạm xa Kim Trọng.

+ Giọt sương treo nặng trên cành xuân là hình ảnh mang đậm chất thơ, giọt sương ấy cũng như nỗi lòng của Thúy Kiều, khiến nàng nặng lòng suy nghĩ.

+ Cây hải đường ngả sang nhà hàng xóm như đang chới với, hướng tâm tư của mình đến người yêu nơi xa.

Kim – Kiều gặp gỡ - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Kim Trọng, Thúy Kiều và Thúy Vân

- Từ “đã” trong cụm “tình trong như đã” bộc lộ sự yêu mến, có ấn tượng sâu sắc với đối phương. Tuy nhiên, sự “đồng thuận” này chỉ mới nằm trong lòng, chưa được thể hiện ra ngoài mặt.

- Từ e trong cụm “mặt ngoài còn e” miêu tả thái độ e ngại, ngượng ngùng, có chút không tự nhiên giữa ba người. Cũng có thể, đây cũng là sự e dè của Thúy Kiều khi vừa nghĩ đến Kim Trọng, vừa lo lắng “trăm mối trong lòng”.

- Từ “chập chờn” diễn tả trạng thái lúc tỉnh lúc mơ, tinh thần rối bời bởi không xác định được cảm xúc lúc bấy giờ.

=> Cảm xúc, tâm trạng:

- Rối bời, lo lắng cho tình duyên của mình với chàng Kim.

- Băn khoăn, không biết mình và Kim Trọng có nên duyên hay không.

- Hi vọng mối nhân duyên của mình sẽ ra được ‘quả ngọt”.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Các nhân vật được xây dựng với hình tượng vô cùng hoàn mĩ, mang những phẩm chất mà nhân dân ta cho là đẹp nhất thời bấy giờ.

+ Mỗi nhân vật được xây dựng với một vẻ đẹp nổi bật riêng: Chàng Kim mang vẻ thư sinh, khôi ngô, văn võ song toàn; chị em Thúy Kiều mang sắc đẹp mặn mà, yêu kiều, nhẹ nhàng, duyên dáng.

+ Nội tâm, suy nghĩ, hành động, lời nói của các nhân vật phù hợp với cốt truyện.

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm và hình tượng.

+ Kết hợp linh hoạt ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật (lời nói độc thoại nội tâm).

+ Sử dùng nhuần nhuyễn ngôn ngữ bác học với ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ trong thơ ca với lời nói hàng ngày.

V. Các đề văn mẫu

Phân tích nhân vật Kim Trọng qua Kim Kiều gặp gỡ

Đề bài: Phân tích bài Kim – Kiều gặp gỡ

Bài tham khảo 1

Trong lịch sử văn học nước ta, có nhiều tác phẩm đã chứng tỏ sức sống bền bỉ cùng năm tháng, điển hình là tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Dù ra đời hơn hai trăm năm trước nhưng những giá trị mà Truyện Kiều mang lại vẫn vẹn nguyên. Có nhiều nhân vật trong tác phẩm đã trở thành hình mẫu bất tử và là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân, văn sĩ nước nhà. Trong đó không thể không nhắc đến nhân vật Kim Trọng. Tác giả đã dụng công xây dựng hình ảnh người đàn ông này với những nét đặc sắc ngay từ lần đầu tiên xuất hiện, thông qua đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ.

Kim Trọng là một trong những nhân vật nam nổi bật trong Truyện Kiều, có thân phận rất đặc biệt, đó là người mà Thúy Kiều thật lòng yêu thương, và hơn cả, đó là mối tình đầu của nàng. Tình đầu thanh xuân luôn được gắn liền với những điều đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất, những xúc cảm mãnh liệt nhất. Do đó, Nguyễn Du đã tung hết bút lực để miêu tả về nhân vật đặc biệt này. Kim Trọng xuất hiện trước mắt người đọc với hình ảnh đầy nho nhã:

“Trông chừng thấy một văn nhân
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”

Đoạn thơ như một thước phim quay chậm: ngày tiết thanh minh tháng ba, trong buổi chiều “tà tà bóng ngả về tây”, thấp thoáng một bóng dáng từ từ tiến lại gần chị em Thúy Kiều. Kim Trọng xuất hiện với hình dáng chuẩn thư sinh ngày xưa: cưỡi ngựa, mang tay nải, có người hầu đi theo. Ngay cả màu xanh của áo chàng mặc cũng thật tao nhã, đó là một sắc xanh pha trộn giữa màu xanh lá của cỏ và màu xanh của bầu trời. Chàng thư sinh đến gần hơn trong tầm mắt ba chị em nàng:

“Nẻo xa mới tỏ mặt người,
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
Hài văn lần bước dặm xanh,
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”

Câu thơ mang hình ảnh ước lệ giàu tính nghệ thuật “Một vùng như thể cây quỳnh cành dao”, thể hiện người có phong thái trang trọng, khí chất cuốn hút bẩm sinh, mỗi bước chân đi như có hào quang khiến không gian trở nên sáng bừng, tràn đầy sức sống. Nguyễn Du không trực tiếp miêu tả khuôn mặt và vẻ ngoài của Kim Trọng nhưng cho thấy chàng có dung mạo không hề tầm thường khiến hai nàng Kiều quốc sắc thiên hương cũng phải thẹn thùng“e lệ nép vào dưới hoa”.

Nếu những câu thơ đầu miêu tả vẻ ngoài của Kim Trọng thì ở đoạn thơ sau, tác giả mô tả tên tuổi, xuất thân và tài năng của chàng:

“Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu, bậc tài danh,
Văn chương nết đất, thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”

Kim Trọng có xuất thân cao quý, vốn là con nhà trâm anh thế phiệt có truyền thống văn chương, giàu sang có tiếng. Với cụm từ “nhà trâm anh’, “phú hậu”, “bậc tài danh”, tác giả cho thấy đây là một gia đình quyền quý, đức độ, được người đời kính trọng. Có nền tảng gia đình tốt như vậy nhưng bản thân Kim Trọng cũng là một bậc anh tài “văn chương nết đất, thông minh tính trời”, là tinh hoa của đất và trời – những biểu tượng được tôn kính trong văn hóa Việt Nam. Qua đó cho thấy Kim Trọng là người có chiều sâu tâm hồn và tài năng xuất chúng. Không những thế, chàng còn là văn nhân có phong thái, cử chỉ từ tốn, ôn hòa, chừng mực “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”, có lẽ là người trong mộng của biết bao cô gái. Cũng chỉ chàng văn nhân hoàn mỹ đến nhường ấy mới có thể khiến nàng Kiều có nét đẹp trời phú “nghiêng nước nghiêng thành” rung động, sau này trở thành một đôi “người quốc sắc, kẻ thiên tài”.

Văn học Việt Nam có rất nhiều văn nhân cao quý, nhưng Kim Trọng của Nguyễn Du vẫn mang nét đặc sắc riêng không thể lẫn, đặc biệt nhân vật được đặt trong bối cảnh nên thơ của tiết trời mùa xuân đem lại ấn tượng lãng mạn và ngọt ngào cho người đọc. Kim Trọng là chàng trai tài mạo song toàn, cùng với Thúy Kiều là cặp đôi lý tưởng “trai anh hùng, gái thuyền quyên”. Đó là con người hội tụ của những gì đẹp đẽ nhất, là con người lãng tử đầy chất thơ.

Mỗi nhân vật trong Truyện Kiều là hiện thân của những số phận có thực trong xã hội phong kiến thời bấy giờ với những cá tính riêng biệt. Có người kiên cường, có người phong lưu, có người nhu nhược, có người thâm hiểm… Giữa bức tranh thiên hạ đầy màu sắc muôn màu muôn vẻ ấy, Kim Trọng là một nét chấm phá xanh sáng ngời như sắc áo chàng mặc trong buổi đầu gặp gỡ Thúy Kiều, bình lặng, sáng trong, thanh khiết, là hình mẫu hoàn hảo mà người đời khát khao vươn tới.

Bài tham khảo 2

Dưới cầu nước chảy trong veo,

Trên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.

Cảnh vật và hồn người đã để lại dấu ấn trong lòng mỗi chúng ta qua một vần thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút. Nguyễn Du đã có những cách nói rất hay, rất đẹp về Kim Trọng: văn nhân, bậc tài danh, phong nhã, hào hoa, kẻ thiên tài ... Kim Trọng là hình ảnh đẹp nhất về khách tài tử, đa tình xuất hiện trong đoạn thơ đã làm nổi bật chủ đề tình yêu tự do và cảm hứng nhân văn của Truyện Kiều. Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Kim Trọng bằng bút pháp ước lệ, diễn tả bằng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để làm nổi bật chất tài hoa phong tình của kẻ thiên tài. Cảnh vật thiên nhiên từ dặm xanh đến dòng nước trong veo, từ chiếc cầu, cành tơ liễu đến bóng chiều - đều đã trở thành cái nền thơ mộng, làm hiện lên hình ảnh chàng Kim trong buổi đầu gặp gỡ người đẹp. Có thể nói bao trùm bức chân dung Kim Trọng là một màu sắc lãng mạn đầy chất thơ.

1 619 lượt xem