Tác giả tác phẩm Lơ Xít (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Lơ Xít Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 9. Mời các bạn đón xem:

1 137 lượt xem


Tác giả - Tác phẩm: Lơ Xít - Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

I. Tác giả văn bản Lơ Xít

- Coóc-nây sinh ra trong một gia đình công chức xứ Normangdi. Ông say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.

- Năm 1635, ông viết vở bi kịch đầu tiên Mê đê nhưng không thành công. Sau đó, hướng ề mảng đề tải về Tây Ban Nha, ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sai chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637)

- Trong sự nghiệp sáng tác của Cóoc-nây quan trọng nhất là thời kì sáng tác thứ hai (1635-1643), thời kì của những kiệt tác trứ danh. Mượn đề tài văn học cổ đại. Cóocnây đã làm sống lại lí tưởng anh hùng La Mã thời cộng hòa với những con người xuất chúng.

Lơ Xít - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

II. Tìm hiểu văn bản Lơ Xít

1. Thể loại

- Văn bản Lơ Xít thuộc thể loại: bi kịch.

2. Xuất xứ

- Trích trong Lơ Xít, Hoàng Hữu Đản dịch, in trong Bi kịch cổ điển Pháp, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1978, tr204 – 209.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến chết mất thôi): nỗi đau của Si-men.

- Phần 2 (đoạn còn lại): sự “phân vân” của Ro-đri-go và sự đánh giá của Si-men trước hành động ấy.

5. Giá trị nội dung

- Văn bản đã cho người đọc thấy hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.

- Trong tác phẩm này tình yêu có nhường bước cho tiếng nói của nghĩa vụ, của đạo làm con. Nhưng không chỉ thế, ở đây tiếng nói của tình yêu có vai trò, có sức nặng của nó. Nhưng là một thứ tình yêu lứa đôi được xây dựng trên sự gần gũi bên trong, trên sự quý mến, tôn trọng lẫn nhau và mỗi người cố gắng đứng ngang tầm với người yêu mình. Cái lí tưởng về “con người phong nhã” của thời đại thực sự đã hướng dẫn cách xử thế của các nhân vật.

6. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Lơ Xít

1. Sự việc diễn ra

- Rô-đri-gơ đến gặp Si-men sau khi đã giết cha của nàng vì chịu trách nhiệm về hành động mình làm, yêu cầu muốn Si-men giết mình trả thù cho cha.

- Rô-đri-gơ đánh giá về việc chàng giết cha: Chàng không hối hận về chàng giết cha Si-men. Chàng không muốn van xin Si-men vì biết đối với Si-men việc này không thể chấp nhận được, cần được báo thù và chàng cũng làm việc như vậy là đúng vì danh dự của gia tộc cho nên chàng không “Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó”.

Lơ Xít - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Diễn biến tâm tạng của Si-men

- Rô-đri-gơ Đi-a-dờ muốn được chết khi khẳng định rằng “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”.

- Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ.

- Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”.

=> Hai nhân vật phải chịu sự giằng xé nội tâm giữa giết và không giết (Si-men), van xin và không van xin (Rô-đri-gơ). Từ đó xung đột chính của vở kịch đó là sự giằng xé giữa tình cảm và lí trí.

IV. Các bài văn mẫu

Phân tích Lơ xít của tác giả Coóc - nây

Đề bài: Phân tích bài Lơ Xít

Bài tham khảo 1

Những tác phẩm kịch độc đáo đều để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc, đặc biệt là vở kịch Lơ xít của tác giả Coóc - nây.

Ta biết Coóc - nây chính là một nhà viết kịch tài ba và xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. Những sáng tác của ông đều bộc lộ tính chất duy lý, thể hiện quan niệm cá nhân và xã hội nhờ vào việc miêu tả sự đấu tranh trong lý trí của con người và dục vọng của họ. Một vài tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của ông như: Mê - đê, O - ra - xơ, Xin - Na,…

Vở kịch Lơ xít xoay quanh người anh hùng hiệp sĩ: Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã chiến thang vang dội giặc Mô. Coóc - nây đã tập trung miêu tả rõ nét cuộc đấu tranh nội tâm bên trong chính nhân vật, một bên là danh dự là sự tự tôn, một bên là bổn phận và trách nhiệm với dòng họ, một bên nữa chính là tình yêu nam nữ. Đây là một vở kịch độc đáo được viết dựa trên biến cố lịch sử có thật vào thế kỉ XI ở đất nước Tây Ban Nha.

Rô-đri-gơ Đi-a-dờ vì trách nhiệm, bổn phận của bản thân với cha, với gia đình và toàn bộ gia tộc nên đã ra tay giết cha của Si - men, người con gái mà anh yêu nhất. Sau đó, anh đã đến gặp Si - men và xin nàng hãy giết mình.

Chàng hoàn toàn muốn chết vì biết được tội lỗi mà bản thân đã gây ra, “Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch”

Trong vở kịch này thì nàng Si - men cũng là một nhân vật vô cùng đáng thương, nàng biết được trọng trách mà người mình yêu phải gánh trên vai thế nhưng nàng cũng không thể chấp nhận được việc Rô-đri-gơ Đi-a-dờ đã giết cha của mình. Thông qua những lời thoại của nhân vật, người đọc cảm nhận rất rõ nỗi đau đang dâng trào trong lòng Si - men.

Nàng đã phải thốt lên “Em chết mất/ Ôi, mũi kiếm, máu cha em còn đậm” hay:

“ Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết

Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt

Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!

Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi!”

Người đọc cảm nhận được sự “phân vân” của Rô-đri-gơ Đi-a-dờ khi đứng giữa sự lựa chọn của bổn phận, trách nhiệm và tình yêu nam nữ. Cuối cùng chàng vẫn quyết định hoàn thành trách nhiệm của mình và phải thốt lên “Ta quên rằng: Mất danh dự thì yêu em không thể được!”

Nhân vật này cũng đáng thương vô cùng, cuối cùng chàng đã đến và xin nàng tha thứ cho mình:

“Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy

Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.

Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,

Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương

Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống

Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.”

Si - men đã nói lên những cảm xúc của mình:

“Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác

Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,

Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm

Được ngón tay chàng lai nước mắt em!”

Cuối cùng nàng phải cất lên tiếng nói chua xót “Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc”. Cuối cùng nàng đã quyết định “Để xứng với chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng”.

Toàn bộ vở kịch đã khắc họa thành công sự đấu tranh trong suy nghĩ và nội tâm của các nhân vật, chính vì thế mà tác phẩm đã neo đậu mãi trong trái tim bạn đọc mặc kệ thời gian có qua đi.

Bài tham khảo 2

Rô-đri-gơ đã thể hiện sự dũng cảm phi thường khi dám đối mặt với Si-men, người con gái mình yêu, sau khi thú nhận đã giết cha của cô. Đây là hành động đòi hỏi rất nhiều can đảm và bản lĩnh bởi anh ta biết rằng Si-men sẽ vô cùng đau khổ và căm phẫn. Chàng trai không trốn tránh hay lảng tránh trách nhiệm mà đối mặt trực tiếp với người mình đã gây ra tổn thương. Rô-đri-gơ đã chấp nhận mọi hình phạt mà Si-men dành cho mình. Chàng trai sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dù cho hình phạt đó có nặng nề đến đâu. Sự dũng cảm của Rô-đri-gơ là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện rằng anh ta là một người đàn ông có trách nhiệm và dám đối mặt với sai lầm của mình, đồng thời lên án những suy nghĩ cổ hủ có thể khiến con người ta mắc phải sai lầm không thể cứu vãn.

1 137 lượt xem