TOP 20 bài Tóm tắt Thần trụ trời (HAY NHẤT 2024) - Cánh diều
Tóm tắt Thần trụ trời Ngữ văn 10 sách Cánh Diều hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thần trụ trời để học tốt môn Ngữ văn 10.
Tóm tắt Thần trụ trời - Ngữ văn 10 Cánh diều
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 1)
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 2)
Ngày ấy, khi vũ trụ còn là mớ hỗn mang, mọi vật tồn tại, một vị thần với hình dạng và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu và tay chạm trời, tự mình khai quật và cắt đá để tạo thành một trụ chống trời. Thần dùng tay không tiếp tục đắp cột lên cao không lâu sau, trời và đất bị tách ra. Trong lúc xây cột, nơi thần bước đi và đào đất trở thành vô số ao, hồ, biển,... Khi thấy trời đất được phân chia rạch ròi, lúc này thần phá hủy trụ và tung đá và đất khắp mọi nơi, chúng hóa thành núi, đảo, dãy đồi cao. Thế giới hỗn độn bắt đầu có sự sống và loài người bắt đầu xuất hiện. Thấy mọi chuyện hoàn thành, thần liền không nói gì bay về trời để lại các công việc khách cho các thần Sao, thần Biển, thần Trăng,... Nhân dân sau này biết ơn đến công lao của Thần Trụ Trời còn tôn thờ và truyền nhau câu hát “...Ông xây núi/ Ông Trụ Trời.”
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 3)
Thuở ấy khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người. Có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đạp đất xuống, đập đá tạo thành cái cột chống trời. Công việc cứ thế tiếp diễn. Chẳng bao lâu trời và đất đã được chia đôi. Khi trời đã cao và khô Thần phá cột đi và lấy đất đá ném khắp, nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Do đó ngày nay mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi việc trên trời dưới đất. Từ đó các vị thần khác như thần sao, thần sông Thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dang dở để hoàn thiện thế gian. Truyện ghi nhận và nhắc nhở công ơn khai phá đất trời của các vị thần.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 4)
Trước khi có thế giới và sự hiện diện của các vật thể và con người, không gian chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Đột nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. Với mỗi bước đi, thần có thể di chuyển từ vùng này sang vùng khác hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Trong cảnh hỗn độn ấy, thần dùng tay tách mặt trời và mặt đất ra xa nhau, thấy vẫn còn rất hẹp, người tự mình đào đất và dùng đá xây thành một cột to và cao để làm vững trụ cho trời. Mỗi khi cột được thần xây cao hơn, cho tới khi trời và đất hóa thành hai khoảng không gian mênh. Đất trở thành một mặt phẳng như một tấm mâm. Thần phá tan cột, ném đá và đất khắp nơi. Mỗi tảng đá được ném đi biến thành một ngọn đồi, ngọn núi hay một hòn đảo. Đất bị ném ra khắp nơi, tạo thành các đồi cao, các gò đất và các khu vực lõm. Do đó, mặt đất ngày nay không phẳng mà có những vùng lồi lõm. Nơi thần đã đào đất và xây cột hiện nay là biển cả rộng lớn
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 5)
Chuyện về Thần Trụ Trời kể về quá trình hình thành của trái đất và bầu trời. Trước khi con người xuất hiện, trái đất và bầu trời tồn tại trong hỗn độn và chưa được phân chia. Một ngày nọ, một vị thần mạnh mẽ đặc biệt xuất hiện và xây dựng một cột để chống trời. Khi cột càng cao, khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất càng xa. Khi cột đã đạt đến đỉnh cao, mặt đất trở nên khô cằn, vuông vắn và bầu trời giống như một chiếc bát úp. Sau đó, thần phá hủy cột chống trời, đất và đá từ cột bị bắn đi khắp nơi trên thế giới, tạo nên các hòn đảo, dãy núi,... Những nơi thần đi qua và đào chỗ để lập trụ trời trở thành ao hồ và sông suối như chúng ta thấy ngày nay. Do đó, trên mặt đất có những nơi lõm và nơi lồi. Sau đó, khi hoàn thành xong công việc thần Trụ Trời bay về Thiên Giới, còn các công việc còn lại để các thần tiếp tục hoàn thành công việc của mình để tạo nên hình dạng và cấu trúc hiện tại của trái đất. Câu chuyện này ghi nhận công ơn của các vị thần trong việc tạo ra trái đất và tạo ra sự sống để con người có thể sinh sôi, phát triển
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 6)
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:
- Ông Đếm cát
- Ông Tát bể (biển)
- Ông Kể sao
- Ông Đào sông
- Ông Trồng cây
- Ông Xây rú (núi)
- Ông Trụ trời.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 7)
Trước khi thế giới, mọi sự vật và con người xuất hiện. Có một thần với hình dạng khổng lồ cùng sức mạnh phi thường hiện ra. Thần ngẩng đầu lên và chạm tới bầu trời, tự mình đào xới đất, phá vỡ đá để xây nên một cột chống trời. Công việc này tiếp tục diễn ra và sau không lâu, trời và đất được phân chia thành hai. Khi trời cao và mặt đất khô ráo, thần phá hủy cột và đất và đá văng ra khắp mọi nơi, chúng thành các ngọn núi, hòn đảo, dải đồi cao và biển rộng. Do đó, ngày nay, mặt đất không phẳng mà mấp mô, gồ ghề. Thần đó sau này được gọi là thần Trụ Trời, có nhiệm vụ quan sát và điều khiển mọi sự trên trời và dưới đất. Từ đó, các thần khác như thần Sao, thần Sông và thần Biển tiếp tục công việc chưa hoàn thành để hoàn thiện thế giới này.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 8)
Thần trụ trời là chuyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên từ xa xưa khi chưa có thế gian, chưa có sự xuất hiện của loài người. Có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện thần ngẩng đầu đội trời lên, đạp đất xuống tạo thành một cái cột chống trời. Khi trời và đất được phân đôi thần phá cột đi và lấy đất đá ném khắp nơi biến thành những dãy núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy ngày nay mặt đất có những dãy núi những con sông, những chiếc hồ lớn. Dân gian đã ghi công ơn của các vị thần khai phá truyền từ đời này sang đời khác về việc khai phá đất trời.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 9)
Văn bản tóm tắt quá trình tạo ra thêm nhiều nhiều cái gì đó để cuộc sống trở nên đông vui hơn của hai anh em Prô – mê – tê và Ê -pi -mê- tê. Ê -pi -mê- tê đã tạo ra rất nhiều các loài vật với những đặc ân, duy sót lại con người trần trụi không có bất kì đặc ân nào. Prô – mê – tê đã sửa lại sai sót của em làm cho con người trở nên hoàn thiện, văn minh hơn.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 10)
Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
Thần ở trong đám mờ mọt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.
Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.
Từ đó, trời đát mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.
Khi trời đã cao và đã khô cứng, không hiểu tại sao thần lại phá tan cột, lấy đá và đất ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dãy đồi cao. Vì thế mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.
Cột trụ trời bây giờ không còn nữa. Sau này, người trần gian thường nói rằng vết tích cột đó ở núi Thạch Môn vùng Hải Dương. Người ta cũng gọi là cột chống trời (Kinh thiên trụ). Vị thần Trụ Trời đó sau này người ta cũng gọi là Trời hay Ngọc Hoàng, bao trùm tất cả, trông coi mọi việc trên trời, dưới đất.
Sau khi thần Trụ Trời chia ra trời đất thì có một số thần khác, nối tiếp công việc còn dở dang, để xây dựng nên thế gian. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Biển,…
Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:
Ông đếm cát
Ông tát bể (biển)
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông trồng câu
Ông xây rú (núi)
Ông trụ trời…
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 11)
Chuyện thần trụ trời là câu chuyện kể về quá trình hình thành nên trời đất. Từ thuở xa xưa khi chưa có con người xuất hiện thì trời đất hỗn độn và chưa có sự phân chia. Bỗng một ngày có một người với sức khỏe phi thường đã một mình xây cột chống trời. Khi cột được xây càng cao thì bầu trời và mặt đất càng cách xa nhau. Đến khi mặt đất khô, bầu trời như cái bát úp và mặt đất hình vuông được hình thành. Thần phá cái cột trụ trời đi, đất đá từ cái cột được ném khắp nơi trên thế gian tạo thành những hòn đảo, những dãy núi cao, những đồng bằng, những ao hồ, sông suối như ngày nay. Chính vì vậy hiện nay trên mặt đất có chỗ lồi chỗ lõm. Sau đó các thần còn lại tiếp tục thực hiện công việc dang dở để tạo thành mặt đất như hiện nay. Chuyện muốn giải thích sự hình thành lên trời đất và sông, suối, đồng bằng như hiện nay. Truyện ghi nhận công ơn tạo ra trời đất của các vị thần.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 12)
Thuở ấy khi chưa có thế gian cũng như chưa có sự xuất hiện của muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên có một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Thần trong đám hỗn độn ấy bỗng nhiên ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất đắp đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao đến chừng nào thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng lên chừng ấy. Khi trời đất được phân, đôi đất phẳng như cái mâm vuông, thần phá tan cột, lấy đá và đất ném tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đát tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành dãy đồi cao. Vì vậy mặt đất ngày nay không bằng phẳng mà có chỗ lồi chỗ lõm. Chỗ thần đào đất đá đắp cột nay trở thành đại dương rộng lớn.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 13)
Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng.
Tóm tắt Thần trụ trời (mẫu 14)
Truyện Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại truyền cổ xưa trong văn hóa dân gian Việt Nam, giải thích nguồn gốc tự nhiên của trái đất như biển, hồ, sông, núi, v.v. Trong thời điểm đó, chưa có sự xuất hiện của con người và các loài sinh vật khác. Trời và đất chỉ là một vùng đất hỗn độn, tối tăm và chưa được phân chia rõ ràng. Có một vị thần khổng lồ đến dùng tay mình phân chia rõ ràng trời và đất, khai sinh ra thế giới. Thần chống trời, tạo ra đồi núi, ao hồ,... Sau khi làm xong thần không mong cầu báo đáp, thản nhiên quay về trời. Từ đó người dân đã truyền bá công đức của những vị thần này qua các câu hát từ thế hệ này sang thế hệ khác và điều đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
I. Tìm hiểu tác phẩm Thần trụ trời
1. Thể loại: Thần thoại suy nguyên
2. Tóm tắt
Thần trụ trời là truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi,… Thuở ấy, chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm chưa được phân chia rõ ràng. dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác và còn truyền đến ngày hôm nay.
3. Phương thức biểu đạt : tự sự
4. Bố cục:
- Phần 1 ( từ đầu đến “sang núi kia”): Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện.
- Phần 2 (tiếp đến ... “ biển cả mênh mông”): Lí giải sự hình thành trời và đất
- Phần 3 (Còn lại): Nguồn gốc của di tích núi Thạch Môn.
5. Giá trị nội dung:
- Sự lí giải của con người dựa vào yếu tố tâm linh, thần kì để giải mã các hiện tượng xung quanh cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Sử dụng thành công yếu tố kỳ ảo hoang đường.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thần trụ trời
1. Bối cảnh thần trụ trời xuất hiện
- Trời đất hỗn độn, tăm tối, tự nhiên xuất hiện một ông thần to lớn, “bước một bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác”
=> Sự xuất hiện hoang đường, kì ảo, đầy liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
2. Lý giải sự xuất hiện giữa trời và đất
- Công cụ: Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất đá, đắp thành một cái cột to để chống trời
+ “Cột được đắp cao lên chừng nào thì trời tựa như một tấm màn lớn được dâng cao lên chừng nấy.”
=> Trời đất được phân chia làm hai. “Đất phẳng như cái mâm vuông, trời ở trên như cái bát úp, chỗ giáp ranh giữa trời và đất là chân trời.”
- Sự thay đổi: Thần phá cốt đá đi, ném vung đá và đất. Hòn đá văng ra tạo thành một hòn đảo à C
hỗ cao chỗ thấp không bằng phẳng à Tạo thành biển
=> Sự lý giải phong phú, giáu tính tưởng tượng
3. Sự hình thành của núi Thạch Môn
- Từ những núi đá đó tạo thành núi Thạch Môn và trở thành di tích lịch sử, lưu truyền đến tận ngày nay.