TOP 30 bài Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (HAY NHẤT 2024) - Cánh diều

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô Ngữ văn 10 sách Cánh Diều hay nhất giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Đại cáo bình Ngô để học tốt môn Ngữ văn 10.

1 91 lượt xem


Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 1)

Đại cáo bình Ngô có thể được xem là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nội dung tác phẩm đã khẳng định lí tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến và truyền thống bất khuất của dân tộc. Đồng thời tố cáo tội ác của bọn cướp nước lợi dụng hoàn cảnh rối ren của nước ta, đưa quân sang xâm lược và gây ra bao đau khổ cho nhân dân.

Tiếp theo tác giả mô tả chi tiết quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, mục đích của cuộc chiến đấu. Những khó khăn ban đầu (quá trình chiến đấu), những chiến công hiển hách của nghĩa quân chấm dứt ách nô lệ. Cuối cùng là lời tuyên bố kết thúc, chiến tranh khẳng định tư thế dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước muôn thuở phồn vinh.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 2)

Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Ở phần thứ nhất, trước hết Bình Ngô đại cáo khẳng định lí tưởng của cuộc kháng chiến việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Đánh giặc chính là nhân nghĩa. Tiếp theo, Nguyễn Trãi khẳng định Việt Nam là một quốc gia văn hiến từ bao đời đã sánh vai với cường quốc Trung Hoa về nhiều phương diện.

Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng. Đó là tư tưởng phải chăm lo cho muôn dân, yêu dân và dẹp trừ bạo loạn, để cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Nhân nghĩa là tư tưởng, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội.

Đoạn trích giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 3)

Đại cáo bình Ngô tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Bố cục bài cáo bốn phần rõ ràng, mạch lạc. Đoạn 1, nêu luận đề chính nghĩa. Đoạn 2, vạch trần tội ác của giặc Minh. Đoạn 3, cuộc khởi nghĩa đầy gian khổ và tất thắng của quân và dân ta. Đoạn 4, lời tuyên bố độc lập.

Trong đó, phần đầu tác phẩm đã nêu được hai nội dung chính gần như hết bài cáo là nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bao gồm 2 yếu tố cốt lõi đó là “yên dân” và “trừ bạo”.

“Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ.

Tiếp theo, ông đưa ra năm yếu tố cơ bản để khẳng định sự tồn tại có chủ quyền của nước Đại Việt. Nền độc lập của ta được dựa trên: Cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử và chủ quyền riêng “mỗi bên xưng đế một phương”. Nguyễn Trãi đã hoàn thiện quan niệm về quốc gia, dân tộc.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 4)

Tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” là bài ca ngợi ca cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thần kỳ đã chấm dứt sự xâm lược của giặc Minh. Đồng thời cũng là bản tố cáo đanh thép, dõng dạc những tội ác mà giặc Minh phạm với nhân dân ta. Bên cạnh đó Đại cáo Bình Ngô còn là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn bất hủ của muôn đời.

Nếu như đoạn 1 “Đại cáo bình Ngô” đề cao sự nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền dân tộc thì đoạn 2 của tác phẩm Bình ngô đại cáo chủ yếu tố cáo những tội ác của giặc Minh trong thời gian chúng đô hộ nước ta. Tác giả đề cập đến thời gian nhà Hồ suy yếu, giặc Minh lợi dụng danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ” gây chia rẽ trong nước, gây bạo loạn và mục đích cướp đất nước ta.

Giặc ngoại xâm thật thâm độc, chính sách cai trị tàn bạo, vô nhân tính chẳng khác nào hành động diệt chủng như giết hại nhân dân, ra sức thu thuế khóa mục đích chiếm càng nhiều tài sản càng tốt, sử dụng con người khai thác tài nguyên đến nguy hiểm tính mạng. Không chỉ với con người mà chúng còn “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ” phá hoại môi trường nặng nề. Tất cả đều khiến rất nhiều gia đình ly tán chia lìa, xã hội tan thương, nhân dân rơi vào tình cảnh túng quẫn cùng cực.

Nguyễn Trãi trong đoạn 2 Bình ngô đại cáo đã tố cáo tội ác man rợ của giặc Minh nhiều đến nỗi “trúc Nam Sơn không ghi hết tội” “nước Đông hải không rửa sạch mùi”, qua đó tỏ thái độ căm phẫn, uất ức bọn xâm lược đó cũng chính là nỗi đau nhân dân tầng lớp nghèo khổ trong xã hội.

loading...

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 5)

Đại cáo bình Ngô tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 6)

Đại cáo bình Ngô tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc sau kháng chiến chống giặc Minh.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 7)

Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 8)

Bài cáo đề cao tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt. Đồng thời là bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu và nước mắt. Bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tuyên bố thắng trận, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử.

loading...

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 9)

Bài cáo đề cao tư tưởng nhân nghĩa cốt ở yên dân. Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt là đất nước có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt. Đồng thời là bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của giặc Minh xâm lược. Là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với quá trình đấu tranh gian khổ, nêu cao vẻ đẹp về hình tượng người anh hùng Lê Lợi. Cuối cùng, là lời tuyên bố thắng trận, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa và nêu lên bài học lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 10)

Tác phẩm nói về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của tác giả Nguyễn Trãi. Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

Top 25 Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 11)

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc – mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống. Ông là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428). Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.

Đây là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 12)

Sau khi nước ta giành được thắng lợi của cuộc chiến chống quân Minh, vua Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Năm 1428, bài cáo này đã được công bố đến toàn thể nhân dân. Bình Ngô đại cáo đã thuật lại và tổng kết lại quá trình đánh đuổi quân Minh khỏi bờ cõi của nhân dân ta, cho thấy chiến thắng vang dội cùng lời tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo gồm có ba phần với sự liên kết chặt chẽ với nhau. Phần một thể hiện tư tưởng của tác giả, đó là tư tưởng nhân nghĩa. Đến phần thứ hai, Nguyễn Trãi đã vạch trần những tội ác của giặc Minh xâm lược và phần cuối cùng chính là sự thuật lại những trận đánh, những chiến công trong cuộc chiến của quân dân ta. Cả bài cáo thể hiện lên lòng tự hào dân tộc sâu sắc cùng với lời tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hùng hồn mà không kẻ địch nào có quyền được xâm phạm tới.

loading...

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 13)

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428.

Phần đầu của tác phẩm, Nguyễn Trãi nêu lên luận đề chính nghĩa. Với Nguyễn Trãi, việc nhân nghĩa phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, mà trước hết là phải trừng trị kẻ có tội, bấy giờ chính là giặc Minh xâm lược.

Sau khi nêu lên luận đề chính nghĩa, bằng giọng văn đanh thép Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh. Cho thấy luận điệu bịp bợm của giặc Minh phù Trần diệt Hồ. Không chỉ vậy ông còn đứng trên lập trường nhân bản để tố cáo tội ác của kẻ thù khi chúng cai trị nhân dân ta. Chúng hủy hoại cuộc sống của con người bằng những hành động hết sức dã man.

Không dừng lại ở đó chúng còn hủy hoại môi trường sống của muôn loài cây cỏ; Các chính sách thuế khóa nặng nề, vơ vét cho bằng hết sản vật của nước ta, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, tiêu diệt đường sống muôn loài.

Sau những lời văn thống thiết, nhưng cũng đầy mạnh mẽ, tiếp đến Nguyễn Trãi kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và thắng lợi tất yếu của quân dân ta. Trong những buổi đầu khởi nghĩa, tình thế quân ta hết sức khó khăn, quân thù đang vào thời điểm mạnh nhất. Tương quan đó khiến cuộc khởi nghĩa càng trở nên khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, quân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

Cuối cùng là lời tuyên bố chiến thắng, mở ra kỉ nguyên độc lập của dân tộc thật dõng dạc, tràn đầy niềm tự hào. Đồng thời ông cũng rút ra những bài học lịch sử, khẳng định, chiến thắng chúng ta có được là nhờ sự kết hợp sức mạnh của thời đại và sức mạnh truyền thống dân tộc.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 14)

“Đại cáo bình Ngô” là tác phẩm nêu cao chủ nghĩa yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa. Thể hiện tinh thần nhân đạo, quan niệm sức mạnh vô địch là bắt nguồn từ “chí nhân”, “đại nghĩa”, từ nhân dân. Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 15)

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn chương to lớn, được đánh giá như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một “thiên cổ hùng văn”. Đây là bản tuyên ngôn về quyền sống của con người, về chủ quyền độc lập dân tộc, là bản cáo trạng tố cáo tội ác của kẻ thù, là bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Tác phẩm là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân văn.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 16)

Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam. Bản cáo này do Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết ngay sau khi dẹp xong quân Minh, cuối năm 1427. Bài cáo là phần tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong đó lên án tội ác của quân Minh, kể lại quá trình kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang.

Trong nguyên lí chính nghĩa của Nguyễn Trãi có hai nội dung chính được nêu ra, đó là: Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta. Đoạn mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc. Tác giả không chỉ đưa ra chân lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của của nước ta có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử.

Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng. Để khẳng định quyền tự do, độc lập và làm nổi bật lên niềm tự hào dân tộc, tác giả đã dùng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định: vốn có, từ lâu, đã chia, cũng khác.

Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hàng động tội ác của giặc Minh. Âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta. Tội ác hủy hoại con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội. Bóc lột nhân dân, vơ vét của cải, hủy hoại cả môi trường sống.

Trong cuộc kháng chiến Lam Sơn có những khó khăn của giai đoạn đầu: Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài, kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ. Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng chính là sức mạnh đoàn kết toàn dân. Người lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, dốc lòng, gắng chí thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Những trận tiến ra Bắc là trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động. Chiến dịch chi viện: trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang.

Trong lời tuyên bố nền độc lập dân tộc, Đại cáo bình Ngô đồng thời nêu lên bài học lịch sử, hướng tới sự tươi sáng, từ đó phát triển và niềm tin, lòng quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở. Đại cáo bình Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người.

loading...

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 17)

Mở đầu tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa, chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta. Đồng thời trình bày âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ. Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta.

Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí. Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run như một lẽ tất yếu… Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Đoạn cuối là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư. Đó là lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử, vị thế và sự vững bền của quốc gia được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc. Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống, sức mạnh thời đại càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta.

Tóm tắt Đại cáo bình Ngô (mẫu 18)

Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc. Cuộc đời Nguyễn Trãi song hành cùng dòng chảy hào hùng của lịch sử. Ông tận lực, tận tâm vì quốc gia, dân tộc và làm nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước sau này.

Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc. Đây là một luận văn chính trị tổng kết chặt chẽ, súc tích- về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dựa trên tư tưởng yêu nước thiết tha và sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về nhân dân và dân tộc. Bao trùm bài cáo là niềm tự hào vô biên trước thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến, của khí phách của dân tộc Việt Nam. Nội dung tác phẩm có thể tóm tắt thành 4 phần như sau:

-Phần 1: (“Việc nhân nghĩa….chứng cứ còn ghi”): Tuyên bố lập trường chính nghĩa của cuộc chiến.
-Phần 2: (“Vừa rồi…Ai bảo thần dân chịu được”): Bản cáo trạng tội ác giặc Minh
-Phần 3: (“Ta đây…chưa thấy xưa nay”): Lược thuật quá trình kháng chiến.
-Phần 4: (Còn lại): Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước.

Tác giả - tác phẩm: Đại cáo bình Ngô

I. Tác giả văn bản Đại cáo bình Ngô

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) 

Đại cáo bình Ngô | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương 

- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...

II. Tìm hiểu tác phẩm Đại cáo bình Ngô

1. Thể loại: Cáo

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:  Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo Bình Ngô.

Đại cáo bình Ngô | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt : Văn biền ngẫu 

4. Bố cục: 

- Đoạn 1: 'Từ đầu... đến Chứng cớ còn ghi': Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt.

- Đoạn 2: Từ 'Vừa rồi... đến Ai bảo thần nhân chịu được?': Tố cáo và kết án tội ác tày trời của giặc Minh.

- Đoạn 3: Từ 'Ta đây... đến Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều': Hình ảnh của vị lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghiệp.

- Đoạn 4: Từ Trọn hay... Cũng là chưa thấy xưa nay: Quá trình mười năm kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.

- Đoạn 5: Phần còn lại: Khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lời tuyên bố hoà bình.

5. Tóm tắt:

Văn bản là bản cáo lớn gửi đến quốc dân đồng bào về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta đánh tan được quân Ngô (Nhà Minh Trung Quốc). Bản văn viết bằng Hán văn do Nguyễn Trãi viết theo thể văn biền ngẫu, trình bày sự gian khổ của 10 năm kháng chiến và thắng lợi chống quân Minh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bài Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt trong văn học cổ.

6. Giá trị nội dung: 

- Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh

 - Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Nghệ thuật chính luận hùng hồn

- Cảm hứng trữ tình sâu sắc

1 91 lượt xem