Bài tập 10 trang 92 SBT Kinh tế pháp luật 10: Thời gian gần đây, H nghe thấy trên đài truyền thanh của khu dân cư phát động cuộc thi “Tìm hiểu về Hiến pháp mới do Quốc hội ban hành”. H rất hào hứng tham gia và chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, em của H (15 tuổi) không muốn tham gia với lí do bản thân còn nhỏ chưa cần tìm hiểu về Hiến pháp.
a) Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của H.
b) Em có đồng ý với ý kiến của em H không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 9 trang 91 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Nếu trong Hiến pháp năm 1980 và 1992 Hiến pháp được coi là “luật cơ bản của Nhà nước” thì ở Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một chữ khác biệt song lại thể hiện sự phát triển một bước lớn về nhận thức.
Nhân danh “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tức là nhân danh những giá trị gì được gọi là cao cả nhất, lớn lao nhất tồn tại trên lãnh thổ quốc gia. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa rằng Hiến pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các chủ thể trong đó. Chính vì vậy, hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp đối với “nước” thì cũng có nghĩa là giá trị tối cao đối với không chỉ bộ máy nhà nước mà còn đối với bất kì người dân, tổ chức hay chủ thể nào trong xã hội. Khi nói Hiến pháp là luật cơ bản của nước còn có nghĩa Hiến pháp chứa đựng giá trị cao nhất, nền tảng nhất của cả quốc gia, dân tộc. Hiến pháp, do đó, có hiệu lực tối cao đối với bất kì hành vi hay công cụ pháp lí nào của các cơ quan nhà nước cũng như hành vi của các chủ thể khác trong xã hội.
Theo em, thông tin trên đã đề cập đến đặc điểm nào của Hiến pháp? Giải thích vì sao.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 8 trang 91 SBT Kinh tế pháp luật 10: Mỗi điều luật sau đây thể hiện nội dung nào trong quy định của Hiến pháp năm 2013? Vì sao?
A. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. (Điều 25)
B. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. (Khoản 1, Điều 20)
C. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. (Khoản 2, Điều 2)
D. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyển trong quản lí nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. (Điều 52)
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 7 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 6 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể.
D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Bả X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được sự đồng ý của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hành vi nào dưới đây là không tuân thủ Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ông B là cán bộ nhà nước luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
B. Anh D chủ động tham gia hoạt động phòng chống tham nhũng.
C. Chị M có hành vi xả rác thải ra môi trường.
D. Bà T tích cực tuyên truyền chính sách của Nhà nước trong khu dân cư.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 90 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 89 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiến pháp quy định nội dung nào sau đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Từng vấn đề cụ thể của đất nước.
B. Các vấn đề cấp bách của quốc gia.
C. Những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia.
D. Mọi vấn đề cụ thể của đất nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 89 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi hình ảnh thể hiện nội dung gì về công dân tuân thủ Hiến pháp. Giải thích vì sao.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 14: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 13 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trước năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội ở một số xã trong huyện M gặp nhiều khó khăn, còn nhiều gia đình nghèo khó túng thiếu, trong khi huyện N và huyện D bên cạnh đã có bước phát triển mới về kinh tế - xã hội. Trước tình hình này, chính quyền địa phương huyện đã cử một số cán bộ đi học tập kinh nghiệm, tìm hiểu về các mô hình hoạt động sản xuất của huyện N và huyện D. Sau đợt học tập kinh nghiệm này, Hội đồng nhân dân huyện M đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các năm tiếp theo, Uỷ ban nhân dân huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, phản công trách nhiệm cho các thành viên Uỷ ban nhân dân tổ chức thực hiện. Với hoạt động của chính quyền địa phương, đến nay huyện M đã trở thành một huyện giàu có và vững bước đi lên trên con đường phát triển.
Em hãy cho biết chức năng của Hội đồng nhân dân huyện M đã được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 12 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trong buổi trao đổi về chính quyền địa phương, ở lớp 10A có ý kiến cho rằng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện đều có chung chức năng và hoạt động, vì đều có chung một trụ sở làm việc, đều có chung mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Theo em, ý kiến trên đây là đúng hay sai? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 11 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Anh C làm hồ sơ dự tuyển vào một công ty nên anh chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định. Nhưng khi anh A chuẩn bị đến Uỷ ban nhân dân xã để chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và giấy khai sinh thì chị A lại nói Uỷ ban nhân dân không có quyền chứng thực các giấy tờ này. Anh C băn khoăn không biết Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền chứng thực bằng tốt nghiệp và giấy khai sinh hay không?
Em hãy giúp anh C giải quyết nỗi băn khoăn này.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 10 trang 88 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tại một cuộc họp của Uỷ ban nhân dân xã S, một uỷ viên Hội đồng nhân dân đề nghị Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch phát triển kinh tế và trật tự an toàn ở địa phương trong hai năm 2021, trong đó đề nghị phân công hai uỷ viên trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác này. Một uỷ viên khác của Hội đồng nhân dân phát biểu không đồng ý, vì cho rằng đây là nhiệm vụ hoạt động của Uỷ ban nhân dân, không phải của Hội đồng nhân dân.
Theo em, ý kiến nào trên đây là đúng? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 9 trang 86 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện
TIÊN YÊN TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN
Ngay từ những ngày đầu năm, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện xuyên suốt chủ đề công tác năm của huyện là 'Giữ vững địa bàn an toàn, siết chặt quản lí đất đai, tài nguyên; đột phá thu hút đầu tư, xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; từng bước phát triển hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ'. Huyện chú trọng gắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, triển khai các chỉ tiêu đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Dồn lực thu ngân sách
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng năm 2021, các ngành kinh tế của Tiên Yên vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ bản đảm bảo mục tiêu tăng trưởng. Kết quả nhiều lĩnh vực tăng so với năm 2020, như nông nghiệp tăng 9,6 %; thương mại, dịch vụ tăng 12,2%. Đặc biệt, lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng 67%. Tổng giá trị sản xuất nền kinh tế đạt trên 4 100 tỉ đồng (tăng 30,5% so với năm 2020).
Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên đã chỉ đạo sâu sát công tác thu, tận thu ngân sách, đặc biệt là các nguồn thu mới triển khai trên địa bàn. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện năm 2021 đạt hơn 138 tỉ đồng (đạt 124% dự toán tỉnh giao). Thu ngân sách địa phương đạt 800 tỉ đồng (đạt 134% dự toán tỉnh giao). Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt trên 2 000 tỉ đồng (tăng 12,6% so với năm 2020).
Bên cạnh việc dồn lực để thu ngân sách, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân đã chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hình thành chuỗi sản xuất hàng hoá với giá trị cao.
Tháng 01/2021, Tiên Yên được Chính phủ công nhận huyện đạt “Nông thôn mới năm 2019”, trở thành điểm sáng về xây dựng nông thôn mới vùng Đông Bắc của tỉnh. Đến nay, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 2 xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Xây dựng trung tâm văn hoá giàu bản sắc dân tộc.
Đi đôi với phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo tiếp tục được chính quyền huyện quan tâm triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo trong năm giảm sâu, vượt kế hoạch đề ra. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, tỉ lệ hộ nghèo còn 0,1%; hộ cận nghèo còn 0,63%.
Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác chỉ đạo, triển khai diễn tập tại khu vực phòng thủ huyện Tiên Yên năm 2021 được thực hiện bài bản, an toàn tuyệt đối, đạt hiệu quả cao. Công tác tiếp công dân, giải quyết đem thư, khiếu nại, tố cáo được thực hiện tốt, nhiều vụ việc tồn đọng đã được quan tâm giải quyết dứt điểm.
a) Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Vì sao huyện Tiên Yên có sự phát triển tốt về kinh tế xã hội?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 8 trang 96 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Uỷ ban nhân dân?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
B. Hoạt động của tập thể.
C. Hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
D. Hoạt động của các thành viên Uỷ ban nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 7 trang 86 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sắp xếp mỗi hoạt động dưới đây cho phù hợp với Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Hoạt động |
Hội đồng nhân dân |
Ủy ban nhân dân |
A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. |
|
|
B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. |
|
|
C. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. |
|
|
D. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật quyết định. |
|
|
E. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 6 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động của Hội đồng nhân dân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động được đảm bảo bằng các kì họp.
B. Hoạt động thông qua việc tổ chức sản xuất kinh doanh.
C. Ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
D. Hoạt động của các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 5 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan:
A. đại biểu của nhân dân địa phương.
B. hành chính nhà nước ở địa phương.
C. tổ chức sản xuất ở địa phương.
D. bảo vệ nhà nước ở địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 4 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan:
A. công tác nhà nước ở địa phương.
B. quyền lực nhà nước ở địa phương.
C. điều hành sản xuất ở địa phương.
D. quản lí nhà nước ở địa phương.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 3 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Do cử tri ở địa phương bầu ra.
B. Do công dân ở địa phương bầu ra.
C. Do cán bộ địa phương bầu ra.
D. Do tất cả nhân dân ở địa phương bầu ra.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 2 trang 85 SBT Kinh tế pháp luật 10: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan chính quyền địa phương?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An.
B. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
C. Toà án nhân dân huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
D. Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
E. Uỷ ban nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
G. Uỷ ban nhân dân huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
H. Hội đồng nhân dân thành phố Pleiku.
I. Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng.
K. Trường Đại học Quy Nhơn.
L. Uỷ ban nhân dân xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
M. Hội đồng nhân dân xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài tập 14 trang 83 SBT Kinh tế pháp luật 10: Là học sinh trung học phổ thông, em có thể làm gì trước các hành vi xuyên tạc về hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 12 trang 83 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân theo bảng dưới đây:
Tòa án nhân dân |
Viện kiểm sát nhân dân |
|
Chức năng |
|
|
Cơ cấu tổ chức |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 11 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sơn và Mai cùng trao đổi về chức năng của Quốc hội và Chủ tịch nước.
Sơn: Mình thấy Quốc hội và Chủ tịch nước đều thực hiện chức năng liên quan đến xây dựng và ban hành Hiến pháp và luật. Mình thấy cả hai cơ quan này đều giống nhau. Không biết có đúng không?
Mai: Theo mình thấy thì Quốc hội và Chủ tịch nước có chức năng khác nhau trong việc này, nhưng khác nhau như thế nào thì mình còn chưa rõ.
Em có thể nói gì qua cuộc trao đổi của Sơn và Mai?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 10 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Một nhóm học sinh lớp 10 trao đổi với nhau về chức năng của Quốc hội và Chính phủ.
Nhóm thứ nhất: Việc quản lí nền kinh tế của đất nước là thuộc chức năng của cả Quốc hội và Chính phủ, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền quản lí toàn diện các lĩnh vực của đất nước; còn Chính phủ là cơ quan hành pháp nên cũng có chức năng này.
Nhóm thứ hai: Chỉ có Chính phủ mới có chức năng quản lí kinh tế đất nước, vì Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước.
Em đồng ý với ý kiến của nhóm nào về chức năng quản lí nền kinh tế đất nước? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 9 trang 82 SBT Kinh tế pháp luật 10: Từ mâu thuẫn giữa các cá nhân, hai nhóm thanh niên ở xã N cãi cọ nhau rồi xông vào đánh nhau bằng gậy gộc. Kết quả: Ba thanh niên của hai nhóm bị thương nặng, phải điều trị ở bệnh viện, với tổn hại sức khoẻ từ 14% đến 22%.
Vụ việc được đưa ra xét xử ở Toà án nhân dân huyện P. Toà án đã tuyên phạt tù từ 9 tháng đến 1,5 năm đối với bốn người của hai nhóm đánh nhau.
Một số người thắc mắc, cho rằng bốn thanh niên này đánh nhau trong xã là gây rối trật tự công cộng, nên đưa về Uỷ ban nhân dân xã giải quyết mới đúng, không cần phải đưa ra xét xử ở toà án.
Theo em, việc xét xử của Toà án nhân dân huyện P là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 8 trang 81 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
Ngày 10/3 /2021, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức xét xử phúc thẩm đối với bị cáo N.VN. về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Tĩnh, vào tối ngày 05/04/2021, N.V.N có nhu cầu sử dụng ma tuý nên nhờ L.V.H đi mua giúp ma túy đá về sử dụng và được H đồng ý. Sau đó, H gọi điện thoại cho một người đần ông tên K hỏi mua 2 000 000 đồng ma tuý đá. H đi xe đến điểm hẹn, xuống xe chờ thì K đi đến và nhận gói ma tuý đá, lên xe định đưa ma tuý về cho N thì bị công an phát hiện, bắt quả tang, thu giữ cùng tang vật.
Bản án sơ thẩm ngày 20 12/2021 của Toà án nhân dân thành phố Hà Tĩnh đã tuyên phạt các bị cáo N.VN và L.V.H phạm tội 'Tàng trữ trái phép chất ma tuy', xử phạt N.V.N 2 năm tù giam; xử phạt L.V.H 15 tháng tù giam. Bị cáo L.V.H kháng án và đề nghị giảm mức án phạt tù.
Tại phiên toà phúc thẩm, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được thẩm tra công khai và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thấy rằng: Toà án cấp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án. Do vậy, Hội đồng xét xử quyết định giữ nguyên mức hình phạt 15 tháng tù giam đối với bị cáo L.V.H. Bản án thể hiện sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, được quần chúng nhân dân đồng tình.
Thông tin trên thể hiện chức năng nào của Toà án nhân dân?
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 7 trang 80 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội được cử tri bầu ra tại các đơn vị bầu cử, chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chức năng lập pháp
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp. Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết. Căn cứ vào Hiến pháp luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh. nghị quyết.
Chức năng giám sát
Theo quy định tại Điều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện quyền giảm sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét bảo các hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động. giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.
Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bố ngân sách Nhà nước; phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thủ thuế.
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
Quốc hội quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đối ngoại. Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại nhà chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết Quốc hội là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Những nhiệm vụ này cho thấy Chính phủ là cơ quan nào trong bộ máy nhà nước.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 6 trang 80 SBT Kinh tế pháp luật 10: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan quản lí các hoạt động tư pháp.
C. Cơ quan thực hành quyền công tố.
D. Cơ quan giám sát các hoạt động tư pháp.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Toà án nhân dân là cơ quan nào dưới đây trong bộ máy nhà nước?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Cơ quan điều tra tội phạm để đưa ra xét xử.
D. Cơ quan đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Chức năng nào dưới đây là của Quốc hội hay Chính phủ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Nhiệm vụ |
Quốc hội |
Chính phủ |
A. Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. |
|
|
B. Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. |
|
|
C. Thống nhất quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước. |
|
|
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. |
|
|
E. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật. |
|
|
G. Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. |
|
|
H. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. |
|
|
I. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 79 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ này nhà nước
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.
B. Nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước.
C. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 78 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bộ máy nhà nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
B. Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 20 trang 77 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tự đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị của mình tại nơi cư trú bằng cách viết ra những công việc em đã làm và kết quả đạt được, hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt.
Những việc đã làm |
Kết quả |
Hướng khắc phục những việc kết quả chưa tốt |
|
Tốt |
Chưa tốt |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Cánh Diều) Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam