Bài tập 5 trang 67 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Để chuẩn bị triển khai dự án xây dựng trung tâm huấn luyện thể dục - thể thao cho thanh thiếu niên trên địa bàn, chính quyền tỉnh A đã quyết định tổ chức các cuộc họp và phát phiếu điều tra thu thập ý kiến của học sinh tại các trường học. Tuy nhiên, khi lớp của S tổ chức họp để thu thập ý kiến thì một số bạn tỏ thái độ thờ ơ, liên tục giục lớp trưởng kết thúc cuộc họp sớm để làm việc riêng. S cảm thấy các bạn làm như vậy là không đúng nhưng không biết nên làm như thế nào để các bạn hiểu và thay đổi thái độ.
Nếu là S, em sẽ làm gì?
- Tình huống b. Gần đây, K bị ảnh hưởng từ một số đối tượng xấu trên mạng nên có những suy nghĩ và lời nhận xét không tốt, sai sự thật về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bạn cùng lớp của K là H không đồng tình với việc làm của K nên muốn giúp K thay đổi nhận thức theo hướng tích cực và có cách ứng xử đúng. Tuy nhiên, H chưa tìm ra cách thích hợp để giúp đỡ K.
Nếu là H, em sẽ làm gì để giúp K?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 66 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.
b. D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo Có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng.
d. Chính quyền địa phương C đến trường học để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho trẻ em trên địa bàn.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 2 trang 65 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước.
b. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.
c. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.
d. Người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan trong bộ máy nhà nước có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan đó.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhân dân.
B. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được trao quyền và hoạt động bằng quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
C. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
D. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước được nhân dân từ nhiều đảng phái chính trị trong nước thành lập nên và hoạt động để phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu b) Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Tất cả các phương án trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu a) Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quốc hội.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 5 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Lớp trưởng phổ biến nội dung cuộc thi cho cả lớp và vận động các bạn đăng kí tham gia. Lớp trưởng vừa nói xong thì Đ nói: 'Theo tớ, bạn nào có ý định phấn đấu kết nạp vào tổ chức Đảng đề tương lại làm cán bộ thì nên đăng kí tham gia cuộc thi này. Còn những ai xác định sẽ làm “thường dân” như tớ thì miễn thôi'. Một số bạn cũng nhận mình là “thường dân” giống Đ.
Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?
- Tình huống b. Thời gian gần đây, một số bạn trẻ do thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu lợi dụng lan truyền những thông tin sai sự thật về tình hình chính trị đất nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống chính trị Việt Nam. M cảm thấy đó là hành vi không tốt, đáng bị phê phán nên muốn chia sẻ để em trai mình tránh gặp phải những sai lầm tương tự.
Nếu là M, em sẽ chia sẻ với em trai như thế nào?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài tập 4 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị nước ta. Theo em, các đoàn viên thanh niên là học sinh cần làm gì để xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?
a. Ông K - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.
b. Là cán bộ lãnh đạo xã B, ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.
c. Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.
d. Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột với một cụm từ ở cột II để được ý kiến đúng về hệ thống chính trị Việt Nam:
I |
II |
a. Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. |
1. là đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam. |
b. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam. |
2. là một hoạt động thể hiện nguyên của tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. |
c. Đảng Cộng sản Việt Nam |
3. là một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. |
d. Việc người dân giám sát và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các sai phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước |
4. là hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam. |
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính vừa sức.
B. Tính nhất nguyên chính trị.
C. Tính thống nhất.
D. Tính nhân dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Câu b) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cách nào?
A. Đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.
B. Ban hành pháp luật.
C. Quyết định về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đất nước.
D. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Câu a) Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các bộ phận nào cấu thành?
A. Đảng chính trị.
B. Nhà nước.
C. Các tổ chức chính trị - xã hội.
D. Tất cả các phương án trên.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
Bài tập 5 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích nhằm hạ thấp uy tín, kích động, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Giả sử tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước thì em sẽ làm gì? Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?'.
Nếu là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào?
- Tình huống b. Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục - thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định. Nếu là C, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 3 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b. M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng, không giải thích để bạn hiểu.
c. V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu e) Sự độc lập của Toà án được hiểu là
A. Toà án được hình thành một cách độc lập.
B. trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc
C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.
D. khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu d) Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
B. Đại diện nhân dân bầu ra.
C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.
D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu c) Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm
A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.
B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.
D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu b) Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm
A. hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
B. hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
C. tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.
D. thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu a) Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?
A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử.
C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan xét xử.
D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy hoàn thiện Sơ đồ cấu trúc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu'? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. K và H thảo luận về nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá. K thắc mắc với H: “Sao có thể xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được nhỉ? Vì theo tớ, tiên tiến có nghĩa là hiện đại, mới, loại bỏ cái cũ. Do vậy không thể có một nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc được”.
Nếu là H, em sẽ trả lời K như thế nào?
- Tình huống b. Khi đến nhà bạn chơi, thấy D chỉ rửa hai cái bát mà đổ đầy cả một chậu nước to và vẫn mở vòi cho nước chảy, M liền bảo: “Sao cậu dùng lãng phí nước thế. Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ môi trường đấy'. Nghe M nói vậy, D liền đáp: “Tớ dùng nhiều hay ít nước thì có liên quan đến ai đâu, bố mẹ tớ trả tiền nước mà”.
1/ Em có đồng tình với quan điểm của D không? Vì sao?
2/ Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về bảo vệ môi trường?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của các cá nhân, tổ chức trong những trường hợp sau?
a. Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.
b. Bà H nhập hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bản cho người dân.
c. Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.
d. Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học - công nghệ của thành phố.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Câu e) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Câu d) Khoa học và công nghệ có vai trò
A. then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B. phổ biến các giá trị của quốc gia.
C. giữ gìn truyền thống của dân tộc…
D. chủ động tìm kiếm thị trường.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Câu c) Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?
A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Câu b) Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?
A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.
B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.
C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.
D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Câu a) Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?
A. Thu hút nguồn vốn từ nước ngoài.
B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.
C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.
D. Điều tiết, định hướng.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Bài tập 5 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản nào của công dân? Đối với những quyền và nghĩa vụ chưa thực hiện tốt, hãy đề xuất biện pháp khắc phục.
Nội dung |
Thực hiện tốt |
Thực hiện chưa tốt |
Hướng khắc phục |
Quyền công dân |
|
|
|
Nghĩa vụ công dân |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài tập 4 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
- Tình huống a. Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....
1/ Hành vi của K đã xâm phạm tới quyền nào của M?
2/ Theo em, M nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- Tình huống b. P và T chơi thân với nhau. Khi đến nhà T chơi, P thấy nhật kí của T để trên bàn nên đã tò mò giở ra xem thì biết T đang âm thầm thích một bạn trong lớp nên P trêu trọc T. T tỏ thái độ không vui và có ý trách P, còn P cho rằng đã là bạn thân của nhau thì không nên giấu nhau bất cứ điều gì.
1/ Em có đồng tình với việc làm của P không? Vì sao?
2/ Việc làm của P đã xâm phạm tới quyền gì của T?
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài tập 3 trang 54 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau đây?
a. H lén đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.
b. A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M.
c. D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.
d. N chủ động đề nghị bố mẹ cho phép mình tự lựa chọn ngành nghề khi đăng kí thi đại học.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài tập 2 trang 53 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
Giải thích |
a. Quyền con người và quyền công dân là một. |
|
|
|
b. Quyền con người không bị giới hạn. |
|
|
|
c. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. |
|
|
|
d. Các quyền con người có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. |
|
|
|
e. Theo quy định của Hiến pháp, học tập là quyền của công dân. |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Câu c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?
A. Quyền của mọi công dân.
B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.
C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.
D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Câu b) Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Câu a) Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp
Bài tập 4 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Em hãy nêu và phân tích các cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước được quy định tại Hiến pháp năm 2013.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?
- Trường hợp a. Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.
- Trường hợp b. Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.
- Trường hợp c. Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.
Sách bài tập KTPL 10 (Kết nối tri thức) Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị