Bài 10 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: N và M chơi thân với nhau suốt 3 năm học ở trường trung học phổ thông. Hai bạn cùng đăng kí thi vào ngành Quản trị kinh doanh của một trường đại học ở Hà Nội. Kết quả, N đủ điểm nên đã trúng tuyển, còn M thiếu 2 điểm nên không trúng tuyển vào đại học. M nói với N: Cậu thì đậu đại học còn tớ thì trượt. Vậy là chúng mình không bình đẳng với nhau đâu nhé. N giải thích: Cậu hiểu sai rồi! Chúng mình cùng được đi đăng kí dự thi vào ngành Quản trị kinh doanh, vậy là chúng mình bình đẳng với nhau rồi còn gì nữa!
Theo em, trong trường hợp này M và N có bình đẳng với nhau không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 9 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh An và chị Bình cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh, thành lập công ty tư nhân. Anh An đăng kí thành lập công ty sản suất nước ngọt, còn chị Bình đăng kí thành lập công ty may quần áo bảo hộ lao động. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh An và chị Bình trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp này, việc cơ quan đăng kí cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho anh An và chị Bình có thể hiện quyền bình đẳng của công dân hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 8 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là gì?
A. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 7 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bất kì người kinh doanh nào cũng đều phải kê khai thuế đầy đủ và nộp thuế đúng hạn theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng về trách nhiệm đối với đất nước.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về sản xuất kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 6 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí.
B. quyền và nghĩa vụ.
C. trách nhiệm trước pháp luật.
D. trách nhiệm và nghĩa vụ.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 5 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tự do kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng,
A. trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh.
B. về điều kiện sản xuất kinh doanh.
C. về quyền và nghĩa vụ kinh doanh.
D. về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 4 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính hai người đi xe máy vượt đèn đỏ, với mức phạt như nhau, trong đó một người là sinh viên, một người là nhân viên văn phòng. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về trách nhiệm công dân.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 3 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bất kì công dân nào cũng đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh theo quy định của pháp luật là thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ học tập.
C. Bình đẳng về quyền học tập.
D. Bình đẳng về quyền công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 2 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.
C. mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như nhau.
D. mọi công dân đều có nghĩa vụ nộp thuế như nhau.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 1 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?
A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Bài 18 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy liệt kê các đặc trưng trong văn hoá tiêu dùng ở nơi em đang sinh sống (trang phục, ẩm thực, phong cách chi tiêu,...) và nêu biện pháp để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của địa phương.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 17 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhà trường triển khai các phong trào giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng vật liệu có thể tái chế làm đồ dùng học tập,... Tuy nhiên, một số học sinh khác vẫn duy trì thói quen sử dụng đồ bằng nhựa dùng một lần, mua các đồ ăn vặt không đảm bảo, đồ chơi không lành mạnh, chi tiêu lãng phí.
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của các học sinh trong trường hợp trên?
b) Nếu là bạn của các học sinh đó, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào để các bạn thay đổi hành vi tiêu dùng của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 16 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Hằng năm, Chính phủ Việt Nam thường phân bổ ngân sách chi tiêu cho các lĩnh vực. Chi tiêu của Chính phủ chiếm tỉ trọng lớn trong chi tiêu của quốc gia nên có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế và tiêu dùng của tổ chức, cá nhân. Chi tiêu của Chính phủ là các khoản chi cho tiêu dùng các dịch vụ công do Chính phủ cung cấp cho toàn xã hội (quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,...). Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chi tiêu của Chính phủ bao gồm các khoản chi như xây dựng thêm phòng học, phòng thí nghiệm, hỗ trợ chi phí cho học sinh, sinh viên nghèo, hỗ trợ học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập, thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết tật,...
a) Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến tiêu dùng của chủ thể nào.
b) Theo em, việc chi tiêu đó có ý nghĩa như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 15 trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơm là món ăn chính trong các bữa ăn hằng ngày của người châu Á, trong khi ở các nước châu Âu sử dụng bánh mì.
Những món ăn truyền thống gắn liền với các chuẩn mực, giá trị, tâm lí, thói quen tiêu dùng của người châu Á được thể hiện rõ nét trong những ngày lễ, Tết và trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Với các quốc gia châu Á, sử dụng đũa được ưu tiên trong khi nhiều nước khác trên thế giới sẽ dùng dao, thìa và dĩa. Bên cạnh những điểm chung giữa ẩm thực châu Á so với các châu lục khác trên thế giới thì từng quốc gia trong khu vực lại có những bản sắc riêng nhất định. Một số món ăn nổi tiếng gắn liền với mỗi quốc gia như phở của Việt Nam, sushi của Nhật Bản, dimsum của Trung Quốc, lẩu chua cay của Thái Lan,...
a) Em hãy nêu những đặc trưng trong văn hóa tiêu dùng của người châu Á được thể hiện qua thông tin trên.
b) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là văn hóa tiêu dùng?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 14 trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin, quan sát biểu đồ
Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm (từ 2018 - 2022). Nếu đẩy mạnh tiêu dùng, sản xuất kinh doanh sẽ có cơ hội phát triển, tăng tái đầu tư, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Tiêu dùng được đánh giá là một trong những cấu phần rất quan trọng trong GDP.
Thông tin và biểu đồ trên cho em thấy tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với việc thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 13 trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Doanh nghiệp X mua các yếu tố đầu vào để sản xuất xe đạp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp này mua bao gồm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị) và thuê nhân công,... Việc sản xuất kinh doanh đã giúp doanh nghiệp X thu được lợi nhuận và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Doanh nghiệp X đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước và thường xuyên tặng xe đạp cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
a) Em hãy cho biết trường hợp trên đề cập đến việc tiêu dùng của chủ thể nào.
b) Hành vi tiêu dùng của chủ thể đó có vai trò như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 11 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
Văn hoá tiêu dùng Việt Nam do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra, là kết quả của quá trình tồn tại và thích nghi với môi trường sống trong suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử. Trong xã hội truyền thống, thói quen mua sắm tại chợ truyền thống với phương châm “Ăn chắc mặc bền”, “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” được thể hiện rõ nét. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm tiêu dùng Việt Nam xưa và nay vẫn thể hiện lối sống tiết kiệm, ưa thích sự tiện lợi (về khoảng cách, không phải đi chợ quá xa, dễ dàng thanh toán,...), có thể lựa chọn, trả giá sản phẩm,...
Trong xã hội hiện đại, người tiêu dùng Việt đã có những thay đổi trong văn hoá tiêu dùng, thể hiện ở việc: người tiêu dùng có trách nhiệm khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ, biết bảo vệ lợi ích của xã hội, thực hiện trách nhiệm tiêu dùng bền vững; tiêu dùng thông minh khi ra quyết định chi tiêu trong từng trường hợp cụ thể.
Bên cạnh những đặc điểm chung, trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng, giá trị, chuẩn mực và phong cách tiêu dùng riêng. Văn hoá tiêu dùng của mỗi vùng miền, dân tộc có đặc trưng riêng, từ quan niệm sống, đến phong tục, tập quán cũng như trong việc tiêu dùng những sản phẩm thông thường.
Em hãy kể tên các đặc điểm văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập ở thông tin trên.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 10 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lan luôn tự hào về trang phục truyền thống của dân tộc, đặc biệt là áo dài truyền thống. Vào những dịp đặc biệt như khai giảng đầu năm học, những ngày lễ, Tết, Lan thường mặc áo dài truyền thống để thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Theo em, việc làm của Lan thể hiện biện pháp nào nhằm xây dựng văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tuyên truyền văn hoá tiêu dùng Việt Nam đến bạn bè trên thế giới.
B. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước.
C. Tiếp thu các giá trị văn hoá tiêu dùng hiện đại của thế giới.
D. Quảng bá văn hoá tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 9 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhiều người dân Việt Nam đã tích cực quảng bá ẩm thực Việt Nam đến bạn bè thế giới. Nhiều món ăn của Việt Nam đã tạo dấu ấn mạnh mẽ, khiến bạn bè thế giới phải trầm trồ, thán phục. Âm thực Việt ngày càng trở nên quyến rũ trong mắt bạn bè quốc tế, trở thành một trong những điểm nhấn trong du lịch, là lí do thuyết phục du khách nước ngoài đến với Việt Nam.
Theo em, đoạn thông tin trên đề cập đến biện pháp nào nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
A. Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
B. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước.
C. Tiếp thu các giá trị văn hoá tiêu dùng hiện đại của thế giới.
D. Tích cực quảng bá văn hoá tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 8 trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
B. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước.
C. Chỉ tiếp thu các giá trị văn hoá tiêu dùng hiện đại, hạn chế các giá trị truyền thống.
D. Tích cực quảng bá văn hoá tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 7 trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giá cả và phân phối.
Khẳng định trên nói về vai trò của văn hóa tiêu dùng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Đối ngoại.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 6 trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời, thúc đẩy, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc.
Khẳng định trên nói về vai trò của văn hoá tiêu dùng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Văn hoá - xã hội.
D. Đối ngoại.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 5 trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam là những giá trị xã hội tốt đẹp trong tiêu dùng, được tích luỹ theo thời gian.
B. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam hiện nay không kế thừa các giá trị văn hoá tiêu dùng truyền thống.
C. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
D. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam được phản ánh một phần qua hành vi và quyết định tiêu dùng.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 4 trang 50 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại.
D. Tính hợp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 3 trang 50 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân là nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam?
A. Tính kế thừa.
B. Tính giá trị.
C. Tính thời đại
D. Tính hợp lí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 2 trang 50 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tính kế thừa trong đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam thể hiện ở việc
A. văn hoá tiêu dùng Việt Nam có sự tiếp nối truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
B. văn hoá tiêu dùng Việt Nam hướng tới giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
C. thói quen, hình thức, cách thức thanh toán đa dạng, phù hợp với sự phát triển của văn hoá tiêu dùng Việt Nam.
D. người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu bản thân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 1 trang 50 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về vai trò của tiêu dùng?
A. Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất.
B. Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất.
C. Tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
D. Tiêu dùng làm giảm tích luỹ của nền kinh tế.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 9: Văn hóa tiêu dùng
Bài 22 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty P chuyên sản xuất phụ tùng máy công nghiệp. Sản phẩm của công ty luôn được khách hàng thị trường trong nước ưa chuộng, hằng năm được bán ra với doanh thu lớn. Nhưng thời gian qua, một khách hàng phát hiện một số sản phẩm phụ tùng có lỗi kĩ thuật khi đang hoạt động và báo cho công ty được biết. Công ty P đã quyết định thông báo thu hồi toàn bộ số phụ tùng đã bán ra cho khách hàng từ 6 tháng qua và trả lại tiền cho khách hàng, mặc dù biết công ty sẽ bị thiệt hại khá lớn về kinh tế
Theo em, vì sao công ty P có hành vi, việc làm trên, dù biết rằng công ty sẽ thiệt hại về kinh tế?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 21 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông B là một doanh nhân Việt kiều về Việt Nam kinh doanh, do không thể đứng tên công ty, đã nhờ người bạn thân là ông M đứng tên đăng kí thành lập công ty. Hai bên cùng nhau chung vốn mua cổ phần của công ty. Trong đó, ông B chiếm phần lớn và ông M chiếm phần nhỏ cổ phần. Thời gian sau, công ty ăn nên làm ra, ông B đã tìm cách loại ông M ra khỏi công ty của mình.
Hành vi của ông B có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Vi phạm như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 20 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trước tình hình hàng thực phẩm chất lượng cao của công ty N được khách hàng ưa chuộng, thu hút phần lớn khách hàng trên thị trường, một số công ty sản xuất hàng thực phẩm cùng loại là đối thủ cạnh tranh của công ty N đã quảng cáo cho hàng hoá của mình có ưu thế vượt trội hàng thực phẩm của công ty N. Nhưng phần lớn nội dung quảng cáo của các công ty này đều phản ánh sai sự thật, đánh lừa khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng về sản phẩm không thực chất của mình. Không những thế, các công ty này còn thông đồng cùng nhau bán hàng hạ giá, phá giá nhằm thu hút khách hàng về phía mình, triệt hạ công ty N.
Hành vi của các công ty đối thủ với công ty N có vi phạm đạo đức kinh doanh không? Vi phạm như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 19 trang 49 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Vì lợi nhuận kinh doanh, công ty M kinh doanh sữa đã quảng cáo, tuyên truyền quá mức về sản phẩm của công ty. Đây là thông tin quảng cáo sai sự thật được cung cấp cho khách hàng để tạo niềm tin, để khách hàng mua sữa của công ty.
Hành vi, việc làm của công ty M có phải là hành vi phi đạo đức trong kinh doanh không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 18 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty H chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho máy chủ máy tính.
Theo hợp đồng kí kết với các công ty bán hàng, công ty H phải giao hàng đúng thời hạn, nếu không công ty H có nguy cơ mất hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên, gần đến ngày giao hàng thì bộ phận kiểm tra chất lượng phát hiện ra một khiếm khuyết có thể xảy ra ở trong một lô hàng. Điều này thật không may, vì quá trình kiểm tra có thể mất quá nhiều thời gian và thời hạn giao hàng đúng hạn có thể trôi qua, làm chậm trễ việc phát hành sản phẩm của khách hàng. Trước tình trạng này, thay vì cứ giao hàng đúng thời hạn, công ty H đã tìm cách thay các linh kiện bị lỗi, chủ động gặp khách hàng, nói rõ sự thật và mong được thông cảm, đồng thời chịu phạt một khoản tiền vì chậm giao hàng theo quy định của hợp đồng. Sau vụ việc này, những khách hàng truyền thống vẫn tiếp tục mua hàng của công ty H.
a) Vì sao công ty H không giao hàng ngay cho khách hàng mà lại kiểm tra, thay thế linh kiện?
b) Việc làm thể hiện đạo đức trong kinh doanh của công ty H đã mang lại lợi ích gì cho công ty?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 17 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công ty Y bán ngũ cốc với các thành phần hoàn toàn tự nhiên. Bộ phận sản xuất của công ty duy trì các thành phần hoàn toàn tự nhiên của ngũ cốc, nhưng bộ phận tiếp thị lại cho rằng cần pha chế thêm một số thành phần phi tự nhiên vào ngũ cốc để chi phí rẻ hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty.
Em đồng ý với ý kiến của bộ phận nào trong trường hợp trên? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 16 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh Quang là giám đốc công ty X chuyên kinh doanh hàng thực phẩm.
Trong những năm kinh doanh, anh Quang luôn suy nghĩ và có những hành vi, việc làm thể hiện đạo đức của người kinh doanh. Trước hết, anh luôn nhập thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ. Trong thời gian thị trường thế giới biến động làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh, công ty của anh Quang vẫn bán thực phẩm sạch, có chất lượng với giá cả hợp lí. Nhờ đó mà các sản phẩm của công ty X luôn được khách hàng tín nhiệm, gắn bó. Uy tín của công ty X được giữ gìn và ngày một nâng cao, là nguồn động lực tạo niềm tin của khách hàng đối với công ty X. Sự tin tưởng của khách hàng từ chữ tín đối với công ty của anh Quang là tài sản quý giá, mang lại nguồn doanh thu ổn định và phát triển cho công ty X.
a) Những biểu hiện nào trên đây là biểu hiện đạo đức trong kinh doanh của anh Quang và công ty X?
b) Em có thể học tập được điều gì từ hành vi đạo đức trong kinh doanh của anh Quang?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 15 trang 47 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, thông điệp 5K của Bộ Y tế được ban hành, khẩu trang trở thành mặt hàng vô cùng thiết yếu. Lợi dụng tình hình đó, một số hiệu thuốc, cá nhân, tổ chức đã tăng giá khẩu trang lên gấp 5 lần, thậm chí là 10 lần.
Em có thể nói gì về hành vi của những người bán tăng giá khẩu trang trong đại dịch Covid-19?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 14 trang 47 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong một cuộc họp cán bộ, công nhân viên công ty C, lãnh đạo công ty thông báo về công việc kinh doanh của công ty trong năm sẽ có nhiều khó khăn, có khả năng dẫn đến thua lỗ. Việc kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến giá cổ phiếu xuống thấp (mất giá). Sau khi nghe được thông tin này, một số nhân viên công ty có sở hữu cổ phần của công ty rất lo lắng nên đã tìm cách nhanh chóng bán cổ phiếu của mình cho người khác để bảo toàn được vốn.
a) Hành vi của các nhân viên công ty C bán cổ phiếu do lo sợ mất giá có phải là biểu hiện thiếu đạo đức trong kinh doanh không? Vì sao?
b) Nếu là người nhà của những nhân viên này, em có thể nói gì với họ?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh
Bài 13 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc thông tin
1. CHIẾC KHẨU TRANG VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Lá thư của một em học sinh lớp 4 gửi Thủ tướng với mong muốn được góp toàn bộ số tiền mừng tuổi để mua khẩu trang, nước rửa tay giúp mọi người phòng chống dịch. Rồi hình ảnh cậu bé 11 tuổi dành toàn bộ số tiền lì xì mua khẩu trang tặng người đi đường,... như những câu chuyện ấm áp sưởi ấm lòng người trong những ngày đầu năm chộn rộn với mối lo về dịch bệnh do virus corona.
Hành động của những cô bé, cậu bé nhỏ tuổi theo một cách gián dị đã giúp nhiều người cảm nhận thêm sự ấm nóng của tình người ngay trong “tâm bão”. Trong khi ở nhiều nơi khác, người dân lại phải chứng kiến sự đội giá nhanh không tưởng của những chiếc khẩu trang.
Trục lợi giữa hoang mang
Chưa hết hoang mang vì sự đội giá vùn vụt của những chiếc khẩu trang với nỗi lo về dịch bệnh do virus corona. Chưa hết nỗi buồn khi có đến hơn 1 200 cửa hàng “chặt chém” giá khẩu trang y tế, dung dịch sát trùng thì lại tiếp chuyện về những phát ngôn, chia sẻ trên hội nhóm của các nhà thuốc kêu gọi ngừng phục vụ các mặt hàng phòng dịch trong bối cảnh dịch do virus corona đang có nguy cơ bùng phát. Những ngày này, cùng với việc cập nhật thường xuyên diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cộng đồng còn thường xuyên chia sẻ và bày tỏ bức xúc, bất bình khi nhiều cơ sở kinh doanh thuốc “chặt chém” giá khẩu trang,...
Những tấm biển “Không bán khẩu trang, đừng hỏi” lạnh lùng đến bất lương, đã không chỉ khiến lòng người chùng xuống mà còn tiếp tục đặt ra vấn đề về sự xuống cấp trong đạo đức kinh doanh. Lên án, tẩy chay, các cơ quan chức năng yêu cầu người dân nếu phát hiện tình trạng “chặt chém” giá khẩu trang, nước rửa tay, hãy thông báo ngay theo các đường dây nóng,... Tất cả chúng ta phải thốt lên: Vì sao lại ứng xử với nhau như thế ngay trong cơn dịch? Lòng tương thân, tương ái giữa người với người đang ở đâu?
Câu hỏi: Em hãy tìm những hành vi, việc làm trong thông tin trên biểu hiện phi đạo đức trong kinh doanh.
2. ĐAU LÒNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Những ngày gần đây, dư luận hết sức ngỡ ngàng trước thông tin công ty điện tử A sử dụng sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc dán nhãn “Made in Việt Nam” để đánh lừa người tiêu dùng. Đây là “chiêu” không mới, nhưng một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về đạo đức kinh doanh.
Công ty A, một thương hiệu ti vi, đồ điện tử, điện lạnh gia dụng lớn, nhận được sự tin cậy của người tiêu dùng, một thương hiệu được dán nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” bỗng nhiên “sụp đổ” hoàn toàn trong mắt người tiêu dùng khi bị phanh phui “đánh lận con đen”, dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt. nay, cơ quan chức năng chưa có những kết luận cụ thể về vấn đề này, nhưng với những bằng chứng mà báo chí thu thập được cộng với việc Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tước ngay quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao” đối với công ty A phần nào đã nói lên bản chất của sự việc.
Câu chuyện làm ăn gian dối này đang cho thấy một điều đáng báo động về đạo đức kinh doanh ở một bộ phận doanh nghiệp hiện nay và khiến lòng tin của người tiêu dùng bị tổn thương không nhỏ. Bởi chỉ mới đây thôi, doanh nghiệp của “đại gia” S bị cơ quan Công an đưa ra ánh sáng việc buôn bán xăng giá với quy mô lớn. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực xăng dầu, có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tiếc là “thành quả” đó lại được xây dựng dựa trên nền tảng của những hành động làm ăn lừa đảo.
Bài học của doanh nghiệp “đại gia” S sụp đổ, biến mất khỏi thị trường, “đại gia” S đối mặt với vòng lao lí, doanh nghiệp phá sản và không ai nói trước được cái tên công ty A sẽ còn có mặt trên thị trường bao lâu nữa. Đó là hậu quả tất yếu của kiểu làm ăn chụp giật, gian dối, lừa đảo của những doanh nghiệp này. Thế nhưng, nó lại gây ra sự tổn thương rất lớn đối với người tiêu dùng, nhất là những người trót đặt niềm tin vào các doanh nghiệp đó. Xa hơn nữa là tổn thương cả nền kinh tế khi mà các đối tác đến làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn phải e dè hơn. Và điều đó sẽ gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính trong việc tạo lập niềm tin ở người tiêu dùng, đối tác làm ăn.
Câu hỏi: Những hành vi, việc làm nào của doanh nghiệp A là biểu hiện phi đạo đức trong kinh doanh? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 8: Đạo đức kinh doanh