Câu 2 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?
a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.
b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.
c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.
d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
d) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo?
A. Tích cực, chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
B. Tuyên truyền không đúng về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân.
C. Đồng tình, ủng hộ các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
D. Từ chối tham gia các hoạt động tuyên truyền các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
c) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo và phải có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Thực hiện một số hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật khác có liên quan tới hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Tuân thủ các điều lệ của tổ chức tôn giáo nhưng không chấp hành quy định của pháp luật khi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Tố cáo sai sự thật các chủ thể thực hiện các hoạt động tôn giáo để phá hoại tổ chức tôn giáo mà mình không thích.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
b) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý nào dưới đây thể hiện quyền của công dân về tự do tôn giáo?
A. Các thành viên trong gia đình có thể theo tôn giáo khác nhau nhưng không nhất, được bày tỏ niềm tin về tôn giáo mà mình theo.
B. Các thành viên trong gia đình phải theo cùng một tôn giáo.
C. Các con phải theo tôn giáo mà bố mẹ, ông bà đã theo.
D. Các thành viên trong gia đình có thể theo các tôn giáo khác nhau.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
a) trang 63 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ở văn bản luật nào dưới đây?
A. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
B. Bộ luật Dân sự năm 2015 và Hiến pháp năm 2013.
C. Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
D. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
b) trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ở xã D, một số đối tượng đã đưa những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh trên mạng xã hội, gây ra tâm lí hoang mang cho người dân trong xã và gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Nếu là người dân xã D, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a) trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mặc dù cùng trong nhóm học tập nhưng P và K hay mâu thuẫn với nhau do có quan điểm khác nhau trong cách giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm. P đã đăng tải một bài viết bịa đặt, nói xấu K trên mạng xã hội vì cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận. K phát hiện và yêu cầu P xoá bài nhưng P không thực hiện.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Câu 5 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hiện nay có một số người Việt Nam sống lưu vong ở nước ngoài thường xuyên viết bài, in ấn sách, báo để xuyên tạc về công cuộc đổi mới về chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Theo em, những người này có vi phạm pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Câu 3 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về những hành vi sau đây?
a. K luôn chủ động phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường và ở địa phương.
b. X từ chối bày tỏ ý kiến dù luôn được bố mẹ, thầy cô giáo khuyến khích.
c. N chủ động lên mạng tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho học tập.
d. Y liên hệ toà soạn báo B yêu cầu họ đính chính thông tin sai lệch về mình trên báo.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Câu 2 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? (Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích)
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
Giải thích |
a. Phải có trình độ văn hoá mới sử dụng được quyền tự do ngôn luận. |
|
|
|
b. Cần tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. |
|
|
|
c. Sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật sẽ làm hạn chế quyền tự do và quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. |
|
|
|
d. Người chưa đủ 18 tuổi chưa được phép thực hiện quyền tự do ngôn luận. |
|
|
|
e. Người dân có quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. |
|
|
|
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
e) trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
A. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
B. Chê bai trường mình ở nơi khác.
C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
D. Đưa tin tức không hay về trường mình lên mạng xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
d) trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã S tiếp xúc với cử tri, nhiều người dân trong xã đã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền phát triển kinh tế.
B. Quyền bày tỏ ý kiến.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền xây dựng chính quyền địa phương.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
c) trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào?
A. Tự do phát biểu ở bất cứ đâu, về bất cứ điều gì.
B. Trực tiếp phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học, khu dân cư nơi mình cư trú.
C. Biểu tình để phản đối những việc làm sai trái của chính quyền địa phương.
D. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng xã hội.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
b) trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Người từ 18 tuổi trở lên.
B. Cán bộ, công chức nhà nước.
C. Nhà báo.
D. Mọi công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a) trang 60 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền chính trị.
B. Quyền văn hoá - xã hội.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tự do hội họp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
b) trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giả sử em rất tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về em và em cho là bạn đó sẽ viết trong nhật kí. Em biết chỗ bạn hay để nhật kí. Vậy em có quyết định đọc trộm nó không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Nhặt được thư cửa người khác.
b. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác.
c. Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
d. Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.
e. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Câu 3 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi dưới đây?
a. Biết K và G yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của K rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm K rất bực mình.
b. P và T là hai chị em ruột. Vì muốn biết tình cảm của chị P và bạn trai của chị nên có lần T đã đọc trộm tin nhắn của chị P gửi bạn trai.
c. Y thấy một bức thư trong hộp thư nhà mình nhưng tên và địa chỉ của người nhận trên thư không phải của nhà Y mà là địa chỉ của một người ở cách nhà Y vài dãy nhà. Y liền tìm đến địa chỉ đó để trả bức thư cho đúng chủ nhân của nó.
d. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L là bạn ở cùng với M đã tự ý đọc email của M.
e. K vào văn phòng nhà trường lấy báo và thấy có lá thư gửi cho V (bạn cùng lớp). K nghĩ hai đứa là bạn thân nên đã mở thư của V ra đọc.
g. Chú đưa thư đến nhà M gửi thư nhưng M đi vắng nhà. Thấy D nhà bên đang chơi ngoài sân, chú đã nhờ D chuyển giúp lá thư cho M khi M về. D đồng ý. Tuy nhiên, cầm lá thư của M trên tay, D tò mò nên đã bóc ra để đọc.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Câu 2 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu nội dung chính và ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
e) trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?
A. Bất cứ lúc nào.
B. Khi cầm điện thoại
C. Khi bạn có tin nhắn quan trọng.
D. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
d) trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong lúc H ra ngoài thì điện thoại có tin nhắn, em gái của H đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc. Hành vi này của em gái H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền tự do dân chủ của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
c) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
B. Có đơn thư tố cáo của nhân dân.
C. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
b) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm
A. có sự kiểm duyệt của bưu điện tỉnh.
B. có sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước.
C. an toàn và công khai.
D. an toàn và bí mật.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
a) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân” là nói tới nội dung nào dưới đây?
A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Câu 5 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Em thấy có nhiều khói bốc lên ở trong nhà hàng xóm trong khi không có ai ở nhà.
b. Chú chó cưng của em chạy sang nhà hàng xóm và không biết đường về khi bên đó không có ai ở nhà.
c. Em ở nhà một mình, đang học bài thì có người lạ gõ cửa và muốn vào nhà để quán kiểm tra máy lọc nước.
d. Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 4 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong các tình huống dưới đây:
a. Bà D đi chợ về nhưng bỏ quên túi xách ở đâu đó. Khi nhớ ra, bà đi tìm nhưng không thấy và nghi cho cháu H là hàng xóm lấy trộm vì H đang chơi ở sân cùng với các cháu của bà. Bà D đòi vào khám nhà H. Mặc dù H không đồng ý nhưng bà D vẫn xông vào và lục soát.
b. G đến nhà Q mượn sách nhưng không có ai ở nhà. G đứng chờ đến khi Q về thì mới vào nhà bạn để mượn sách.
c. Nghi ngờ anh S lấy trộm tiền của mình, ông X cùng con trai tự ý vào nhà anh S khám xét.
d. Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà khám xét mà không chờ chủ nhà đồng ý.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 3 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Chị G là chủ sở hữu căn nhà và đã được Uỷ ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế từ mẹ. Vì công việc nên chị G chuyển đến sinh sống ở một nơi khác và cho chú D (cậu của chị) sống trong ngôi nhà đó. Gần đây, chị G muốn trở lại sinh sống tại ngôi nhà nhưng chủ D nhất định không chuyển đi và nhiều lần đe doạ, không cho chị G về đó sinh sống với lí do cậu là em của mẹ chị G nên có quyền được sống tại căn nhà đó.
1/ Lí do chú D đưa ra là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, chị G cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
b. Chị Th và anh Q là vợ chồng, có sở hữu chung một ngôi nhà. Gần đây, do anh Q ấcó quan hệ với người phụ nữ khác nên chị Th và anh Q làm thủ tục li hôn. Trong thời gian chờ giải quyết của Toà án, anh Q đã thay khoá cửa, không cho chị Th vào nhà.
1/ Việc làm của anh Q có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chị Th phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
c. Cả nhà đi vắng, P đang ở nhà học bài thì bỗng nhiên có một người lạ gõ cửa muốn vào nhà với lí do kiểm tra đường ống dẫn nước của toàn khu vực. P không muốn cho vào, nên không mở cửa.
Việc làm của P đúng hay sai? Vì sao?
d. Chú H và chú K là bạn làm ăn với nhau từ lâu. Do quan hệ thân thiết nên chú P pin thường hay qua lại và ở nhà chú H trong thời gian dài. Gần đây, do không cùng quan điểm trong công việc nên giữa hai chú xảy ra mâu thuẫn. Chú H không muốn chú K ở nhà của mình nữa nhưng chú K tìm đủ mọi lí do để không chuyển đi.
1/ Hành vi của chủ K có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chú H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
e) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Cưỡng chế giải toả nhà xây dựng trái phép.
C. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
D. Vào nhà người khác để chữa cháy.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
d) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ngoài những chủ thể có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi tự ý nào dưới đây?
A. Đến thăm nhà người khác.
B. Vào chỗ ở của người khác.
C. Coi nhà người khác như nhà mình.
D. Đến nhà người khác chơi mà không báo trước.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
c) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám
A. do nghi ngờ có tội phạm.
B. được lãnh đạo cơ quan cho phép.
C. được pháp luật cho phép. hên là
D. cần tìm đồ vật bị mất.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
a) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: “Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về ý nghĩa của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
b) trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nếu chứng kiến một người bị người khác nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, em sẽ khuyên cả hai người như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
a) trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh Th và anh Ph bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh xử sự như thế nào để phù hợp với pháp luật?
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu 4 trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi ở vào các tình huống sau?
a. Một bạn cùng lớp tung tin, nói xấu về em với một số bạn trong lớp.
b. Khi đến trường, em luôn bị một nhóm bạn bắt nạt, đe doạ.
c. Có bạn trong lớp rêu rao với các bạn khác là em hay vi phạm nội quy trường, lớp.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu 3 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi dưới đây?
a. H vì mâu thuẫn với Y nên đã tung tin Y ăn trộm tiền của mình.
b. Trong lúc chơi game, P và X xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố, tìm gặp và đánh nhau. Kết quả là P đã đánh và gây thương tích cho X.
c. Anh S thuê nhà ở của ông Q. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông Q đã yêu cầu anh S ra khỏi nhà, nhưng anh S không đồng ý. Ông Q liền khoá trái cửa nhà và nhốt anh S lại.
d. C lập một tài khoản facebook khác với tài khoản thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về D.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Câu 2 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân