Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 19 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Câu 1 trang 57, 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân” là nói tới nội dung nào dưới đây?
A. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
b) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm
A. có sự kiểm duyệt của bưu điện tỉnh.
B. có sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
c) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
B. Có đơn thư tố cáo của nhân dân.
C. Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
d) trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong lúc H ra ngoài thì điện thoại có tin nhắn, em gái của H đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc. Hành vi này của em gái H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền tự do dân chủ của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
e) trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?
C. Khi bạn có tin nhắn quan trọng.
D. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu nội dung chính và ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Lời giải:
Nội dung Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
Ý nghĩa: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín đảm bảo sự riêng tư của mỗi công dân. Thư tín, điện thoại, điện tín đều thuộc về phần riêng tư, cá nhân của mỗi người. Quyền riêng tư này của công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm sự riêng tư này của người khác.
Câu 3 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi dưới đây?
Lời giải:
- Hành vi của các nhân vật ở các trường hợp a, b, d, e, g đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Hành vi của Y ở trường hợp c đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Nhặt được thư cửa người khác.
b. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác.
c. Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
d. Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.
e. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ.
Lời giải:
a. Xem tên địa chỉ người nhận thư và nếu đó là người quen biết, em sẽ đến trả lại thư cho họ. Nếu đó là người em không biết, em sẽ gửi lại bác đưa thư để bác gửi lại cho người nhận.
b. Em sẽ nhẹ nhàng phân tích và nói cho các bạn hiểu việc làm này không đúng, vi phạm pháp luật. Mình nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
c. Em sẽ nói bố mẹ cũng như anh, chị là lần sau không nên làm như vậy. Đây là quyền riêng tư của mỗi người nên mong muốn bố mẹ và anh, chị hãy tôn trọng.
d. Em giải thích cho người đó hiểu việc nghe trộm điện thoại của người khác là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Mỗi người cần tôn trọng, không tò mò, không tự ý xâm phạm sự riêng tư về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (kể cả bạn thân hay người thân trong gia đình).
e. Khi nhận được thư ai đó gửi cho bố mẹ mà bố mẹ đi vắng, em cần nhận thay và cất giữ cẩn thận, không tự ý mở ra xem. Khi bố mẹ về thì đưa lại cho bố mẹ.
Câu 5 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cùng chia sẻ
a) trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em cảm nhận như thế nào khi ai đó đọc trộm tin nhắn, nhật kí hay thư của em?
Lời giải:
Khi ai đó đọc trộm tin nhắn, nhật kí hay thư của mình, cảm nhận của em là sự xâm phạm vào quyền riêng tư và nhạy cảm của mình. Em có thể cảm thấy tức giận, bất an hoặc mất niềm tin vào người khác. Việc này có thể tạo ra sự mất cân bằng và mất quan hệ tin cậy giữa hai người, và có thể tái hiện lại cảm giác mất an toàn.
b) trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giả sử em rất tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về em và em cho là bạn đó sẽ viết trong nhật kí. Em biết chỗ bạn hay để nhật kí. Vậy em có quyết định đọc trộm nó không? Vì sao?
Lời giải:
Trong trường hợp tò mò muốn biết bạn nghĩ gì về mình và muốn đọc nhật kí của bạn, quyết định cuối cùng sẽ tùy thuộc vào các giá trị và nguyên tắc cá nhân của em. Tuy nhiên, tôi cân nhắc trước khi đọc trộm nhật kí của bạn vì điều này có thể xâm phạm vào quyền riêng tư của bạn, và gây ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin.