Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 2 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:

1 124 lượt xem


Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Câu 1 trang 8, 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. 

a) trang 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ

A. đang lưu thông trên thị trường.

B. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.

C. do hoạt động sản xuất trong nền kinh tế tạo ra.

D. do các doanh nghiệp sản xuất ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

b) trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khối lượng hàng hoá người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định, tương ứng với giá cả và thu nhập được gọi là

A. cung.

B. cầu.

C. nhu cầu.

D. thị trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

c) trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi cầu một loại hàng hoá tăng cao thì người sản xuất hàng hoá đó sẽ

A. thu hẹp sản xuất.

B. mở rộng sản xuất.

C. giữ nguyên quy mô sản xuất.

D. chuyển hướng sản xuất sang mặt hàng khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

d) trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giả sử cung về ô tô trên thị trường là 30 000 chiếc, cầu về mặt hàng này là 20 000 chiếc, giá cả của mặt hàng này trên thị trường sẽ

A. giảm.

B. tăng.

C. tăng mạnh.

D. ổn định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến sau đây? Vì sao?

a. Mọi nhu cầu tiêu dùng của người dân đều được coi là cầu.

b. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung.

c. Giá điện tăng làm ảnh hưởng đến lượng cầu về các sản phẩm sử dụng điện.

d. Chính phủ tăng lương cho những người làm việc trong các cơ quan nhà nước sẽ góp phần làm tăng cầu.

Lời giải:

a. Không đồng tình, vì nhu cầu của người dân thì rất nhiều nhưng chỉ những nhu cầu có khả năng thanh toán mới được coi là cầu.

b. Không đồng tình, vì có những sản phẩm được sản xuất nhưng không mang ra bán trên thị trường mà chỉ để người sản xuất ra nó tiêu dùng thì không được tính vào cung.

c. Đồng tình, vì khi giá điện tăng, việc tiêu dùng các sản phẩm sử dụng điện sẽ tốn thêm chi phí nhiên liệu khiến người tiêu dùng cân nhắc, có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm khác không sử dụng điện có mức chi phí nhiên liệu thấp hơn.

d. Đồng tình, vì khi thu nhập tăng, những người được tăng lương sẽ có cơ hội được mua sắm nhiều hơn khiến cầu tăng lên.

Câu 3 trang 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy phân tích quan hệ cung - cầu trong những trường hợp sau:

a. Thiên tai, dịch bệnh gây nhiều khó khăn cho trồng trọt và chăn nuôi.

b. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá nhiên liệu, nguyên liệu sản xuất nhập khầu tăng cao khiến chi phí sản xuất tăng.

c. Nền kinh tế khởi sắc, thu nhập của người dân gia tăng.

d. Khi mức thu nhập của người dân được nâng cao, người tiêu dùng có xu hướng tăng nhu cầu về những hàng hoá có chất lượng cao, giảm nhu cầu về những hàng hoá có chất lượng thấp.

Lời giải:

a. Trong trường hợp này, lượng cung các sản phẩm nông nghiệp, giá lương thực thực phẩm tăng cao do cung không đủ cầu.

b. Trong trường hợp này, giả các yếu tố đầu vào tăng khiến chi phí sản xuất tăng làm cho lượng cung giảm gây mất cân đối cung không đủ cầu.

c. Thu nhập gia tăng khiến tiêu dùng của nhân dân tăng, làm cho cầu về hàng hoá dịch vụ tăng theo.

d. Cầu về hàng hoá chất lượng cao sẽ tăng, giá sản phẩm này tăng, cung sẽ tăng theo. Đối với hàng hoá chất lượng thấp, cầu giảm, giá giảm và cung cũng giảm theo.

Câu 4 trang 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Theo em, quan hệ cung - cầu sẽ tác động thế nào đến việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau?

a. Năm nay, lượng cung cam, bưởi trên thị trường rất nhiều khiến giá bán các sản phẩm này rẻ hơn so với năm trước.

b. Năm qua, lượng vải thiều xuất khẩu ra nước ngoài tăng khiến giá bán vải thiều ở thị trường trong nước cao hơn so với trước đây.

c. Nhận thấy việc trồng hoa mang lại thu nhập cao gấp đôi so với trồng rau, nhiều người dân ở thôn X đã chuyển đổi từ trồng rau sang trồng hoa.

Lời giải:

a. Đây là tín hiệu cung lớn hơn cầu sẽ tác động đến các nhà sản xuất cần cân nhắc không nên tiếp tục mở rộng sản xuất mặt hàng này, có phương án để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để cạnh tranh,... Đối với người tiêu dùng, sẽ có xu hướng tăng cường mua cam, bưởi vì giá rẻ và là những loại quả ngon, tốt cho sức khoẻ.

b. Đây là tín hiệu cầu về vải thiều tăng cao (sản phẩm được bán nhiều ở thị trường nước ngoài) sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất quan tâm đến tăng quy mô, chất lượng sản phẩm. Với người tiêu dùng trong nước, giá vải thiều tăng cao so với trước nên có thể giảm bớt nhu cầu ăn vải thiều, chuyển sang tiêu dùng những trái cây khác có giá ổn định hơn.

c. Trường hợp này, cung về hoa sẽ tăng lên, cung về rau sẽ giảm trong khi cầu về rau không giảm thậm chí còn có thể tăng nên dự báo giá rau trên thị trường sẽ tăng. Vì vậy, một số người đang trồng rau nếu nhận ra điều này sẽ không chuyển sang trồng hoa.

Câu 5 trang 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:

a. Việc nuôi cá đang ổn định nhưng thấy nhà hàng xóm nuôi ba ba bán cho các nhà hàng đặc sản ngoài phố có thu nhập tốt hơn, chị N có ý định chuyển hướng sang nuôi ba ba.

Dựa trên sự phân tích cung - cầu về ba ba, em hãy đưa ra lời khuyên cho chị N.

b. Sắp đến tháng khuyến mại siêu giảm giá các loại hàng hoá, M cho rằng người bán giảm giá để kích cầu tiêu dùng nên mình cần tận dụng cơ hội mua thật nhiều thứ.

Dựa vào quan hệ cung - cầu, em hãy phân tích cơ sở của chính sách khuyến mại để đưa ra lời khuyên giúp bạn M mua sắm cho hợp lí.

Lời giải:

a. Có thể đồng tình với quyết định của chị N chuyển từ nuôi cá sang nuôi ba ba giống các gia đình khác để thu được lợi nhuận nhiều hơn nếu cung nhỏ hơn cầu trên thị trường nơi chị N đang sinh sống. Hoặc có thể phản đối vì nếu nhiều gia đình cùng chuyển sang nuôi ba ba trong khi đầu ra chỉ để bán cho một số nhà hàng đặc sản ngoài phố có cầu về ba ba không nhiều, có thể dẫn đến cung lớn hơn cầu, sẽ không bán được sản phẩm trong khi việc nuôi cá đang ổn định thì nên tiếp tục nuôi cá.

b. Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp sử dụng các hoạt động khuyến mại nhằm trực tiếp tăng sức mua hàng, kích cầu tiêu dùng, từ đó tăng doanh thu và giảm hàng tồn kho. Vì vậy, là người tiêu dùng, M có thể tận dụng cơ hội này để mua được hàng giảm giá so với ngày thường. Tuy nhiên, cần cân nhắc chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, chú ý đến chất lượng sản phẩm. Tránh vì thấy rẻ mà mua nhiều nhưng không dùng đến thì rất lãng phí, hoặc mua hàng rẻ nhưng lỗi mốt hoặc sắp hết hạn sử dụng...

Câu 6 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy vẽ sơ đồ tư duy mô tả việc em sẽ điều chỉnh hành vi tiêu dùng khi cung về một hàng hoá thay đổi so với cầu.

Sơ đồ này thể hiện:

- Khi cung nhỏ hơn cầu, giá hàng hoá tăng, người tiêu dùng sẽ điều chỉnh hành vi tiêu dùng theo hướng: tiết kiệm khi sử dụng sản phẩm này, tìm hàng hoá thay thế (có công dụng tương tự và giá mua rẻ hơn).

- Khi cung lớn hơn cầu thì ngược lại.

Lời giải:

Hãy vẽ sơ đồ tư duy mô tả việc em sẽ điều chỉnh hành vi tiêu dùng

Câu 7 trang 11 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đúng lúc mặt hàng A đang khan hiếm trên thị trường thì em lại có nhu cầu mua. Hãy viết bài chia cách giải quyết của em trong trường hợp này.

Lời giải:

Nếu thực sự muốn mua bằng được mặt hàng đó thì em sẽ tìm kiếm những nguồn cung uy tín về mặt hàng này để không bị mua phải hàng giả. Còn nếu không thực sự cần thiết em sẽ gác lại và sau này sẽ mua sau.

1 124 lượt xem