Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 15 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng
Câu 1 trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người khiếu nại có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
B. Trình bày thiếu trung thực sự việc.
C. Từ chối chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại nếu chưa hài lòng.
D. Gửi đơn khiếu nại tới bất kì cơ quan nhà nước nào.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
b) trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người bị khiếu nại không có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
B. Uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
C. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
c) trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
B. Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo.
D. Được yêu cầu người bị tố cáo bồi thường thiệt hại theo mong muốn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
d) trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người bị tố cáo có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Không phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình.
B. Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật.
C. Khiếu nại quyết định xử lí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo ý muốn của bản thân.
D. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giữ bí mật nội dung tố cáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 2 trang 46 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
c. Trẻ em còn nhỏ nên không được thực hiện quyền khiếu nại.
e. Đăng bài lên mạng xã hội là việc làm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Lời giải:
a. Đồng tình, quy định của Hiến pháp là căn cứ pháp lí để khẳng định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo và đảm bảo công dân được thực hiện những quyền này trong thực tế. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân đề nghị cơ quan nhà nước xem xét, khắc phục, giải quyết, xử lí những việc làm trái pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước.
b. Đồng tình, vì Luật Tố cáo năm 2018 quy định người tố cáo có quyền được bảo vệ bảo đảm an toàn (điểm e khoản 1 Điều 9).
c. Đồng tình, vì Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, người chưa thành niên thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 12).
d. Đồng tình, vì khi thực hiện quyền tố cáo công dân phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, việc cố tình cung cấp thông tin sai sự thật sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu và có thể bị xử phạt (điểm b, c khoản 2 Điều 9).
e. Không đồng tình, vì khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân phải gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 3 trang 47 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo? Vì sao?
a. Cán bộ T khuyên anh B nên rút đơn tố cáo để tránh bị trả thù nhưng anh B không đồng ý.
d. Bà S cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật khi tố cáo bà A vi phạm pháp luật.
Lời giải:
a. Hành vi của cán bộ T chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo vì hành vi này chưa đúng với quy định của pháp luật, gián tiếp baoche cho người sai phạm, gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người tố cáo. Hành vi của anh B đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo vì hành vi này đã thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của công dân và tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b. Hành vi của lãnh đạo cơ quan X đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Hành vi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, qua đó kịp thời tiếp nhận, xử lí, khắc phục những điều chưa tốt trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực không mong muốn.
c. Hành vi của công an G đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về Đi tố cáo. Hành vi của công an G đã thực hiện quyền được bảo vệ an toàn của người tố cáo. Qua đó sẽ hỗ trợ anh D biết cách tự bảo đảm an toàn cho bản thân, nhận biết những nguy cơ mất an toàn và giảm thiểu những hậu quả xấu.
d. Hành vi của bà S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tố cáo. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà A và gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lí sự việc.
Câu 4 trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
a) trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ngoài giờ học, B (16 tuổi) đi làm thêm cho một quán cơm để kiếm thêm thu nhập mua sách vở. Quán cơm đông khách, nhiều lúc B làm không hết việc nên thường xuyên bị bà chủ mắng chửi, đánh đập. Nếu là bạn của B, em sẽ khuyên B như thế nào?
Lời giải:
a. Em giải thích cho B hiểu hành vi của bà chủ quán cơm là vi phạm quy định của pháp luật, gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác, nếu không ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên B nên tố cáo hành vi sai trái của bà chủ quán cơm với cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.
b) trang 48 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nghi ngờ V lấy trộm đi thoại của con mình nên ông X (cán bộ xã) đã bắt V về trụ sở xã và liên tục có những lời lẽ mắng nhiếc, đe doạ V phải thừa nhận hành vi ăn trộm. Khi phát hiện sự việc chỉ là hiểu nhầm, ông X đã đưa cho V một số tiền và yêu cầu V giữ kín, không được kể lại chuyện này cho ai biết, nếu không sẽ gây khó dễ cho gia đình V.
Nếu là bạn của V, em sẽ làm gì khi biết sự việc này?
Lời giải:
b. Em giải thích cho V hiểu hành vi của ông X là vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền công dân của V và không thực hiện đúng trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Em khuyên V nên tố cáo hành vi sai trái của ông V tới cơ quan chức năng để được bảo vệ quyền lợi.