Sách bài tập KTPL 11 (Kết nối tri thức) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Sinx.edu.vn xin giới thiệu giải Sách bài tập KTPL lớp 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh so sánh và làm bài tập trong SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 18 dễ dàng. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 1 trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
a) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: “Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về ý nghĩa của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm của công dân.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
b) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Những quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm đảm bảo cho công dân có
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
c) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám
B. được lãnh đạo cơ quan cho phép.
C. được pháp luật cho phép. hên là
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
d) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ngoài những chủ thể có thẩm quyền được khám chỗ ở theo trình tự, thủ tục nhất định, pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi tự ý nào dưới đây?
C. Coi nhà người khác như nhà mình.
D. Đến nhà người khác chơi mà không báo trước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
e) trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
B. Cưỡng chế giải toả nhà xây dựng trái phép.
C. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
D. Vào nhà người khác để chữa cháy.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 54 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu nội dung chính và ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Lời giải:
- Nội dung:
+ Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép thì mới được khám xét chỗ ở của một người. Việc khám xét cũng không được tuỳ tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
+ Về nguyên tắc, không được ai tự tiện vào chỗ ở của người khác, trừ một số trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có công cụ, phương tiện để thực tiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.
Trường hợp 2: Khám chỗ ở của một người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội quả tang lẩn tránh.
Ý nghĩa:
+ Bảo đảm cho công dân có cuộc sống tự do.
+ Tránh mọi hành vi tuỳ tiện, lạm dụng quyền hạn của cán bộ, công chức nhà nước.
Câu 3 trang 55 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
1/ Lí do chú D đưa ra là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Trong trường hợp này, chị G cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
1/ Việc làm của anh Q có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chị Th phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Việc làm của P đúng hay sai? Vì sao?
1/ Hành vi của chủ K có trái pháp luật không? Vì sao?
2/ Chú H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Lời giải:
a. 1/ Lí do chú D đưa ra là không đúng vì căn nhà đó thuộc sở hữa của chị G (chị G đã được Uỷ ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Chú D không có quyền được sống ở căn nhà này dù chú là em của mẹ chị G.
2/ Theo khoản 2 Điều 22 Hiến pháp năm 2013 thì chị G bị chủ D xâm phạm về chỗ ở. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị G có thể khởi kiện chú D về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân. Hành vi của chú D có thể cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ; chiếm hữu chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ; xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
b. 1/ Theo quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013, hành vi khoá cửa nhà không cho chị Th vào nhà của anh Q là trái pháp luật. Ngôi nhà đang ở là tài sản chung, đang có tranh chấp liên quan đến vụ án li hôn giữa hai vợ chồng, được Toà án cấp có thẩm quyền thụ lí giải quyết.
2/ Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và có chỗ ở ổn định trong thời gian chờ Toà án có thẩm quyền giải quyết cho li hôn, chị Th có thể khởi kiện anh Q về hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.
c. Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý'. Như vậy, trong trường hợp này, P có quyền không mở cửa cho người lạ vào khi bố mẹ vắng nhà.
d. 1/ Hành vi của chú K là trái pháp luật vì đang ở bất hợp pháp trong nhà của chú H. Chú K đã vi phạm quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013.
Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác của chú K có thể bị khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2/ Để bảo vệ quyền lợi của mình, chú H có thể báo cho cơ quan công an địa phương để kịp thời giải quyết. Công an địa phương có trách nhiệm đấu tranh, tố giác tội phạm để cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lí đối với các hành vi vi phạm đó.
Câu 4 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong các tình huống dưới đây:
c. Nghi ngờ anh S lấy trộm tiền của mình, ông X cùng con trai tự ý vào nhà anh S khám xét.
Lời giải:
- Ở trường hợp b, G đã thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, bạn chỉ vào nhà Q khi có người ở nhà và được cho phép.
- Trường hợp a, c, d đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, tự ý khám xét nhà khi chưa được chủ nhà đồng ý.
Câu 5 trang 56 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Em thấy có nhiều khói bốc lên ở trong nhà hàng xóm trong khi không có ai ở nhà.
b. Chú chó cưng của em chạy sang nhà hàng xóm và không biết đường về khi bên đó không có ai ở nhà.
d. Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà.
Lời giải:
a. Em gọi đến số điện thoại cứu hoả khẩn cấp để báo cháy, đồng thời gọi những người hàng xóm giúp đỡ để dập tắt đám cháy, bảo vệ tài sản cho gia đình hàng xóm.
b. Em chờ chủ nhà bên đó về thì xin phép để được vào mang chó cưng về.
c. Em sẽ không mở cửa cho người lạ. Em bảo họ quay lại vào thời gian có bố mẹ ở nhà.
d. Em không nên tự động mở cửa vào nhà hàng xóm để cất giúp quần áo vì không có ai ở nhà.