Bài 18 trang 110 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xã T nằm ở ven biển miền Bắc. Thời gian qua, trước tình hình sự cố môi trường biển, một số kẻ xấu lợi dụng quyền tự do ngôn luận đã công khai truyền thông tin trên mạng xã hội kích động người dân khiếu kiện, biểu tình, tụ tập gây rối trật tự cộng cộng.
Hoạt động tuyên truyền, kích động này đã dẫn đến tình trạng một số người mắc mưu kẻ xấu kích động dẫn đến khiếu kiện, biểu tình, tụ tập gây rối. Nhưng đại đa số nhân dân nghe theo chính quyền địa phương giải thích, không nghe theo kẻ xấu phát tán thông tin, truyền tin, tuân thủ pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Nhân dân còn phê phán, đấu tranh với các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, vi phạm pháp luật của Nhà nước.
Trong trường hợp trên, nhân dân xã T đã thực hiện trách nhiệm công dân như thế nào trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 17 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ông Bá và ông Cao muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường đối với các hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp tập trung. Hai ông đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin. Sau khi nghe hai ông trình bày về mong muốn được tìm hiểu các thông tin liên quan đến chủ trương thu hồi đất, giá cả đền bù, ông Bá và ông Cao đã được đại diện cán bộ huyện cung cấp đầy đủ những thông tin hai ông đề nghị.
Trong tình huống này, ông Bá và ông Cao đã thực hiện quyền gì của công dân? Quyền đó của hai ông đã được thực hiện như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 16 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Xã M là một xã ở đồng bằng Bắc Bộ, gần đây nhân dân xôn xao về vụ việc Uỷ ban nhân dân xã không minh bạch trong việc sử dụng tiền đóng góp của nhân dân để xây dựng đường liên thôn.
Theo sự việc, một số người cho biết, Uỷ ban nhân dân xã thu tiền làm đường của các hộ dân trong xã cao hơn mức cần thiết, trong khi đã có một số người của xã công tác ở các địa phương khác ủng hộ nên số tiền vượt trội rất nhiều. Sau khi làm đường xong, ước tính còn dư khoảng 500 triệu đồng. Một số người dân đã liên hệ, tìm cách cung cấp tin này cho báo của tỉnh. Biết tin này, ông Phó Chủ tịch xã đã đe doạ, tìm cách cản trở những người cung cấp thông tin cho báo chí.
a) Em hãy cho biết những người dân trong tình huống trên có quyền cung cấp thông tin cho bảo chỉ hay không. Họ đã thực hiện quyền gì của công dân?
b) Hành vi của ông Phó Chủ tịch xã M có vi phạm pháp luật không? Ông sẽ phải nhận hậu quả gì nếu vi phạm pháp luật?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 15 trang 109 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tháng 5 năm 2021, nhân việc một số người bị ảnh hưởng bởi dự án khu đô thị mới ở huyện T thuộc tỉnh C, K đã đến gặp những người này để thu thập một số thông tin, tài liệu liên quan đến dự án khu đô thị mới như đơn khiếu kiện, quyết định giải quyết đơn khiếu nại của Uỷ ban nhân dân huyện T, quyết định cưỡng chế thu hồi đất, quyết định về chủ trương đầu tư khu đô thị mới và quyết định điều chỉnh đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh C.
Sau đó, K viết bài trên YouTube với nội dung phản ánh sai sự thật, sử dụng thông tin không có sự kiểm chứng, xác thực, đưa ra nhận định chủ quan, suy diễn, vu khống, đả kích chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương, bôi nhọ, xúc phạm một số cán bộ lãnh đạo địa phương.
a) Hành vi của K đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?Vì sao?
b) K có thể bị xử li như thế nào về hành vi của mình?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 14 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Có một nhà báo đến trường trung học cơ sở N phỏng vấn giáo viên và học sinh về hoạt động thực hiện đổi mới giáo dục của trường.
H được đề nghị trả lời phỏng vấn để cung cấp thông tin cho nhà báo về những chủ trương và việc làm cụ thể mà nhà trường đang triển khai thực hiện, nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. H từ chối trả lời, vì cho rằng mình là học sinh nên chưa có quyền trả lời báo chí để cung cấp thông tin về tình hình của trường mình được. Theo H, đây là việc làm của Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo.
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của bạn H? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 13 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Tổ trưởng tổ dân phố B tổ chức cuộc họp các hộ gia đình trong tổ để mọi người đóng góp ý kiến về xây dựng khu dân cư văn minh, sạch đẹp. Nhiều ý kiến phát biểu góp ý về việc tổ trưởng tổ dân phố chưa nhắc nhở những gia đình không tham gia vệ sinh công cộng vào sáng Chủ nhật hằng tuần; về việc một số gia đình còn vứt rác không đúng nơi quy định; về việc có gia đình còn bật nhạc to làm ảnh hưởng cuộc sống của những người xung quanh.
Theo em, sự tham gia ý kiến của những người trong tổ dân phố B có phải là thực hiện quyền tự do ngôn luận hay không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 12 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Do không đồng tình với kết quả cuộc thi hoa hậu, ông X đã đăng lên Facebook cá nhân quan điểm, thái độ không đồng tình của mình về kết quả cuộc thi, đồng thời bịa đặt nhiều điều không hay để miệt thị nhan sắc, xúc phạm danh dự của hoa hậu Y. Một số người thấy vậy cho rằng ông X đã thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân, nhưng một số người khác thì lại cho rằng hành vi của ông X là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
a) Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
b) Hành vi của ông X có thể dẫn đến hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 11 trang 108 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin có thể gây ra hậu quả gì dưới đây?
A. Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
B. Làm phương hại đến đạo đức xã hội.
C. Làm ảnh hưởng đến truyền thống của dân tộc.
D. Gây thiệt hại kinh tế đất nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 10 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Tự do truyền đạt theo ý mình về nội dung thông tin được cung cấp.
B. Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
C. Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của người khác.
D. Tự do phát biểu bày tỏ quan điểm của mình về thông tin được cung cấp.
E. Tuân thủ quy định pháp luật về tiếp cận thông tin.
G. Mở rộng nội dung thông tin cho phong phú.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 9 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tiếp cận những thông tin nào dưới đây?
A. Mọi thông tin của cơ quan nhà nước.
B. Thông tin mà Nhà nước cung cấp công khai.
C. Thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện.
D. Thông tin nội bộ của mỗi cơ quan nhà nước.
E. Thông tin về các cuộc họp của cơ quan nhà nước.
G. Thông tin có nội dung quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia.
H. Thông tin có nội dung quan trọng về lĩnh vực chính trị.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 8 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có thể được tiếp cận thông tin bằng cách thức nào dưới đây?
A. Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai.
B. Yêu cầu mọi cán bộ, công chức nhà nước cung cấp công khai.
C. Yêu cầu người đứng đầu các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
D. Tự do tiếp cận thông tin từ các nguồn ngoài cơ quan nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 7 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có quyền tiếp cận thông tin như thế nào?
A. Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.
B. Được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc.
C. Chỉ được cung cấp thông tin qua báo chí.
D. Chỉ được cung cấp thông tin qua cán bộ, công chức nhà nước.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 6 trang 107 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tự do báo chí?
A. Cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình địa phương mình.
B. Viết bài báo xuyên tạc sự thật, nói xấu chính quyền.
C. Viết bài thể hiện quan điểm của mình về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước.
D. Cung cấp thông tin tốt về hoạt động của doanh nghiệp cho báo chí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 5 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền nào dưới đây không phải là quyền tự do báo chí?
A. Sáng tạo tác phẩm báo chí.
B. Cung cấp thông tin cho báo chí.
C. Góp ý kiến với báo chí.
D. Tiếp cận thông tin báo chí.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 4 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
C. Quyền tham gia xây dựng chính sách kinh tế, xã hội.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 3 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook.
B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp.
C. Chê bai trường mình ở những nơi khác ngoài trường.
D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 2 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây?
A. Phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
B. Phát biểu ở bất cứ nơi nào.
C. Phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên Facebook.
D. Gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 1 trang 106 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?
A. Mọi công dân.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ nhà báo.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 11 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong cuộc sống, em đã tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của người khác như thế nào? Điều nào tốt, điều nào còn chưa tốt? Em sẽ khắc phục điều chưa tốt như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 10 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C kí hợp đồng vận chuyển hàng cho D, nhưng vì lí do khách quan nên D phải thay đổi thời gian nhận hàng, D đã gửi điện báo cho C đừng chở hàng đến trong thời gian đã hẹn nữa. Thế nhưng, bức điện mà D gửi cho C lại lọt vào tay N. Vì có sẵn hiềm khích với D nên N đã chiếm đoạt và huỷ bức điện đó. Do không nhận được điện báo của D nên C vẫn chở hàng cho D đúng hẹn, gây khó khăn và thiệt hại cho D về tài chính.
a) Hậu quả nào đã đến với D do bị N chiếm đoạt và huỷ bức điện bảo của C gửi tới?
b) Hành vi của N chiếm đoạt và huỷ điện tin của D có thể phải chịu hậu quả như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 9 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C và H là bạn thân của nhau, thường xuyên tâm sự chia sẻ với nhau trong học tập và trong cuộc sống. Một lần, C đến nhà H, trong lúc H đang bận việc ở ngoài sân thì điện thoại có tin nhắn, C đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Biết chuyện, H tỏ ý trách C, nhưng C không nghĩ mình có lỗi mà lại cho rằng là bạn thân của nhau thì có quyền đọc tin nhắn của nhau để biết chuyện, còn có thể giúp nhau tốt hơn. Sau sự việc này, H không còn thân thiết, tin tưởng C như trước nữa.
a) Em đồng ý với suy nghĩ và hành vi của C không? Vì sao?
b) Theo em, hậu quả gì đã đến với C trong tình huống này?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 8 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: B và D cùng làm việc trong một công ty nhưng có quan hệ với nhau không tốt đẹp. Một lần, nhân lúc D không để ý, B đã tìm cách mở điện thoại của D ra xem rồi chụp tin nhắn mà D trao đổi riêng với bạn trai của mình và đưa lên Facebook cá nhân của B.
D có thể bị xử phạt như thế nào về hành vi xâm phạm thư tín của B?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 7 trang 105 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh đưa thư mang thư đến nhà cho Hạnh nhưng Hạnh không có nhà. Thấy nhà bên cạnh có Quyên đang chơi ở ngoài sân, anh đưa thư đã nhờ Quyên chuyển giúp lá thư cho Hạnh. Quyên đồng ý ngay. Cầm lá thư trên tay, Quyên tò mò muốn biết nội dung thư người khác gửi cho Hạnh nên đã định bóc thư Hạnh ra xem. Nhưng Quyên lưỡng lự, suy nghĩ lại, rồi quyết định không bóc thư của Hạnh. Hạnh về đến nhà, Quyên mang thư đưa cho Hạnh và thấy thanh thản trong lòng.
a) Theo em, vì sao Quyên rất muốn biết nội dung thư của Hạnh nhưng đã quyết định không bóc thư ra xem?
b) Em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 6 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh T là Giám đốc công ty X thường xuyên gửi email công việc với những nội dung quan trọng cho cán bộ, công nhân viên cũng như đối tác của công ty. Một lần chị V là thư kí của anh T vào phòng, thấy email của anh T đang mở trên màn hình nên đã đọc lén. Ngay khi đó anh T vào phòng và bắt gặp. Mặc dù chị V đã thanh minh về hành vi của mình, nhưng chị vẫn bị giám đốc ra quyết định kỉ luật cảnh cáo về hành vi này.
a) Hành vi của chị V đã vi phạm về quyền nào của công dân?
b) Theo em, hành vi của chị V đã dẫn đến hậu quả gì?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 5 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hoà và Hiền là bạn thân của nhau. Hai bạn thường xuyên nhắn tin trò chuyện với nhau về học hành, về bạn bè và những chuyện khác trong cuộc sống. Một lần, Hoà để quên điện thoại trong phòng của mình, bà X là mẹ của Hoà nhìn thấy và đã mở đọc tin nhắn của Hoà. Thấy tin nhắn nói về những chuyện hai bạn chia sẻ với nhau, khó chia sẻ với người khác, bà X đã nói với Hoà hãy chia sẻ cùng mẹ về những chuyện Hoà đã chia sẻ với Hiền.
Theo em, bà X có quyền đọc tin nhắn của Hoà không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 4 trang 104 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có thể gây ra hậu quả nào?
A. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị xâm hại.
B. Gây ra thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người và xã hội.
C. Gây ra thiệt hại về an ninh cho đất nước.
D. Ảnh hưởng đến sự bình yên của xã hội và cuộc sống của nhân dân.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 3 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hoặc xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác?
Hành vi, việc làm |
Thực hiện đúng |
Xâm phạm |
A. Tự ý thu giữ, huỷ thư tín của người khác. |
||
C. Cán bộ có thẩm quyền kiểm soát thư tín, điện thoại của bất cứ ai. |
||
D. Không nghe điện thoại của người khác, mặc dù thấy có mấy cuộc gọi liên tiếp. |
||
E. Giữ giùm thư của người khác. |
||
G. Tự ý truy cập Facebook của bạn thân. |
||
B. Bố mẹ tự ý xem tin nhắn ở điện thoại của con. |
||
H. Tự ý truy cập, xem email của người cùng cơ quan. |
||
I. Cấp trên kiểm soát thư tín của cấp dưới. |
||
K. Thông báo cho người chuyển nhầm tin nhắn đến mình. |
||
L. Bố mẹ tự ý xem nhật kí của con. |
||
M. Ghi âm cuộc nói chuyện điện thoại của người khác. |
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 2 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Nhận được thư không phải gửi cho mình, tìm cách trả lại cho người nhận.
B. Nhân viên bưu điện chuyển thư đến tay người nhận.
C. Cầm giúp thư, chuyển đến tay người nhận.
D. Xem trộm tin nhắn trong điện thoại của người khác.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 1 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Anh, chị thường xuyên nghe lén điện thoại của em để kiểm soát tình cảm của em với bạn trai.
B. Nhặt được thư người khác, tự ý bóc ra xem rồi tiêu huỷ luôn.
C. Kiểm soát thư tín, điện tín của người khác khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Tự ý mở, đọc email của bạn và kể lại cho người khác biết nội dung email.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 10 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Bà Mai để xe ở ngoài hè phố, nhưng để quên túi xách trên xe. Khi quay trở ra thì bà Mai không thấy túi xách nữa. Bà Mai hoảng hốt, vì trong túi xách có mấy triệu, 1 chiếc điện thoại và mấy thứ giấy tờ cần thiết. Bà Mai nghi cho S (16 tuổi) lấy trộm túi xách của mình, vì khi bà vào nhà thì S đang chơi gần đó. Bà Mai cứ thế xông vào nhà S lục soát, khám xét khắp nơi, dù bố mẹ S không đồng ý.
Theo em, bà Mai có quyền tự ý vào nhà S để lục soát, khám xét không? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 9 trang 102 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Gia đình ông A có một căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do ra nước ngoài làm ăn nên ông cho vợ chồng người em họ là B ở nhờ để tiện trông nom nhà. Năm 2022, gia đình ông A trở về Việt Nam sinh sống, nhưng vợ chồng ông B nhất định không trả lại nhà. Hơn thế nữa, ông B còn đe doạ ông A rằng nếu cứ tiếp tục đòi nhà thì hậu quả sẽ không hay đến với gia đình ông.
a) Hành vi, việc làm của vợ chồng ông B có xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của gia đình ông A không? Vì sao?
b) Trong tình huống này, hậu quả gì có thể đến với vợ chồng ông B?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 8 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Sáng Chủ nhật, Hương và Linh là học sinh lớp 11 đến nhà Dung chơi, nhưng không thấy nhà Dung có ai ở nhà. Hương gọi điện thoại cho Dung và được biết khoảng 25 phút sau Dung về nhà. Hương bàn với Linh: Nhà Dung không khoá cửa, chúng mình cứ vào nhà chờ Dung đi. Linh cho rằng, dù là bạn thân vẫn không nên vào nhà Dung khi không có ai ở nhà. Nghe theo lời Linh, Hương đã cùng Linh đứng đợi Dung ở ngoài cổng nhà.
Linh và Hương đã thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như thế nào?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 7 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai anh Minh và Vũ thuê phòng ở của ông N. Theo hợp đồng, hằng tháng Minh và Vũ phải trả tiền thuê phòng vào ngày đầu tháng. Tháng này, ông N đòi tăng tiền thuê nhà, nhưng anh Minh và anh Vũ không đồng ý nên không trả thêm tiền cho ông N. Ông N đuổi hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng nhưng không được. Ngày hôm sau, trong khi hai anh đi làm thì ông N mở cửa phòng, quăng hết tư trang của hai anh Minh và Vũ ra khỏi phòng. Sau đó, ông N thay khoá mới của phòng làm cho hai anh Minh và Vũ không vào được nhà.
a) Theo em, ông N có được tự ý mở khoá phòng và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê của mình không? Vì sao?
b) Việc ông N tự ý thay khoá nhà và đuổi anh Minh, anh Vũ ra khỏi phòng thuê có thể dẫn đến hậu quả gì đối với ông?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 6 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai người đàn ông đuổi theo một tên ăn trộm quạt. Đuổi được một lúc thì mất dấu tên trộm. Một người nói: “Chắc nó chạy vào nhà ông Sơn, ta vào tìm thôi”. Hai người đề nghị ông Sơn cho vào tìm tên trộm. Ông Sơn nói không có ai vào nhà mình và không đồng ý cho họ vào khám, nhưng hai người đàn ông không nghe, cứ xông vào khám xét, lục soát khắp nơi trong nhà ông Sơn.
a) Theo em, hai người đàn ông có quyền tự ý vào ông Sơn khi không được đồng ý hay không? Vì sao?
b) Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào của ông Sơn? Vì sao?
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 5 trang 101 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp nào dưới đây?
A. Được pháp luật cho phép.
B. Nghi ngờ có tội phạm đang ở đó.
C. Được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.
D. Cần tìm đồ vật của mình bị mất.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 4 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 3 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Vào lục soát nhà người khác vì nghi người đó lấy trộm đồ của mình.
B. Công an khám chỗ ở của một người khi có lệnh khám xét của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Khám chỗ ở của một người khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lẩn trốn ở đó.
D. Khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở đó có đồ vật hoặc tài liệu liên quan đến vụ án.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 2 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khi nghi ngờ chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội.
B. Khi nghi ngờ có người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
C. Được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
D. Khi thấy cần kiểm tra, khám xét cho yên tâm, không để lọt tội phạm.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Bài 1 trang 100 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Trong mọi trường hợp, không ai được vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
B. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
C. Công an có quyền vào nhà của người khác để khám xét khi có lệnh của Viện kiểm sát.
D. Có thể khám xét chỗ ở của một người khi nghi ngờ người đó phạm pháp.
Sách bài tập KTPL 11 (Cánh Diều) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở