Hỏi - đáp về nhân vật em thích hoặc không thích trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Gợi ý:
Em muốn nói về nhân vật nào, trong câu chuyện nào?
Em thích hoặc không thích nhân vật đó ở điểm nào? (ngoại hình, tính nết, hành động, suy nghĩ, tình cảm, lời nói,...)
Nêu rõ lí do vì sao em thích hoặc không thích điều đó ở nhân vật.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 118, 119, 120, 121, 122 Bài 26: Đi tìm mặt trời - Kết nối tri thức
Đọc lại câu chuyện Đi tìm mặt trời, đặt câu khiến trong tình huống sau:
Đóng vai gõ kiến đến nhờ công, liếu điếu hoặc chích chòe đi tìm mặt trời.
Đóng vai gà trống, nói lời đề nghị mặt trời chiếu ánh sáng cho khu rừng tối tăm, ẩm ướt.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 118, 119, 120, 121, 122 Bài 26: Đi tìm mặt trời - Kết nối tri thức
Câu chuyện muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
Giải thích lí do gà trống có chiếc mào đỏ trên đầu.
Mặt trời thức dậy chiếu sáng là nhờ tiếng gáy của gà trống.
Ca ngợi những việc làm cao đẹp vì cộng đồng.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 118, 119, 120, 121, 122 Bài 26: Đi tìm mặt trời - Kết nối tri thức
Đọc văn bản:
Đi tìm mặt trời
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời.
Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích chòe, chích chòe mải hót,… Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
Gà trống bay từ bụi mây lên rừng nứa. Từ rừng nứa lên rừng lim. Từ rừng lim lên rừng chò. Gà trống bay đến cây chò cao nhất, nhìn lên thấy mây bồng bềnh và sao nhấp nháy. Nó đậu ở đấy chờ mặt trời.
Gió lạnh rít ù ù. Mấy lần gà trống suýt ngã. Nó quắp những ngón chân thật chặt vào thân cây. Chờ mãi, đợi mãi… Nghĩ thương các bạn sống trong tối tăm, ẩm ướt, gà trống đấm ngực kêu to:
- Trời đất ơi…. ơi…!
Kì lạ thay, gà trống vừa dứt tiếng kêu đầu thì sương tan. Dứt tiếng kêu thứ hai, sao lặn. Dứt tiếng kêu thứ ba, đằng đông ửng sáng, mặt trời hiện ra. Mặt trời vươn những cánh tay ánh sáng đính lên đầu gà trống một cụm lửa hồng.
Gà trống vui sướng bay về. Bay tới đâu, ánh sáng theo đến đấy. Đất rừng sáng tươi như tranh vẽ.
Từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời hiện ra, chiếu ánh sáng cho mọi người, mọi vật.
(Theo Vũ Tú Nam)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 118, 119, 120, 121, 122 Bài 26: Đi tìm mặt trời - Kết nối tri thức
Làm bài tập a hoặc b
Chọn ch hoặc tr thay cho chỗ chấm.
Buổi sáng ó o
Gà ∎ống gọi đấy
Mặt ∎ời mau dậy
Đỏ xinh câu ∎ào.
Buổi ∎ưa ∎ên cao
Mặt ∎ời tung nắng
Đùa cùng mây ∎ắng
Ú òa ú òa.
Buổi ∎iều hiền hòa
Dung dăng dung dẻ
Mặt ∎ời thỏ thẻ
∎ẳng về nhà đâu.
(Theo My Linh)
Quan sát tranh, tìm từ ngữ có tiếng chứa ăn hoặc ăng.
Mẫu: rặng tre
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 114, 115, 116, 117 Bài 25: Những bậc đá chạm mây - Kết nối tri thức
Vì sao ngày xưa người dân dưới chân núi Hồng Lĩnh phải bỏ nghề đánh cá, lên núi kiếm củi?
Vì lên núi kiếm củi đỡ vất vả hơn đánh cá.
Vì vùng biển gần đó thường xuyên có bão lớn.
Vì tất cả thuyền bè của họ bị bão cuốn mất.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 114, 115, 116, 117 Bài 25: Những bậc đá chạm mây - Kết nối tri thức
Đọc bài Cái đồng hồ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Cái đồng hồ
Vào năm học mới, bố thưởng cho hai anh em tôi một cái đồng hồ báo thức, vỏ bằng nhựa màu trắng. Bố vặn dây cót, xoay xoay cái kim, lập tức đồng hồ reo lên vang nhà. Đồng hồ nhà tôi có tiếng chuông reo 'ác' thật, vang và trong như dế cộ gáy sau đêm mưa. Đặc biệt là tối không có đèn, hai cái kim của nó cứ sáng lóe lên như đom đóm. Suốt tháng ngày, đồng hồ tí ta tí tách, chăm chỉ chạy rất đều, rất đúng. Nó nhắc nhở anh em tôi giờ ngủ, giờ chơi, giờ ăn, giờ học.
(Theo Vũ Tú Nam)
a. Tìm từ ngữ hoặc câu văn:
Tả các bộ phận của đồng hồ (vỏ đồng hồ, kim đồng hồ,...).
Tả âm thanh của đồng hồ (tiếng kim của đồng hồ, tiếng chuông của đồng hồ,...).
b. Câu văn nào có hình ảnh so sánh?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 109, 110, 111, 112 Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà - Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Nhà Thủy ở ngay dưới thuyền. Con sông thân yêu, nơi có 'nhà' của Thủy ấy, là sông Hồng. Lòng sông mở mênh mông, quãng chảy qua Hà Nội càng mênh mông hơn. Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ. Lúc nắng ửng mây hồng, nước sông nhấp nháy như sao bay.
(Theo Phong Thu)
Cánh buồm trên sông được so sánh với sự vật nào?
Nước sông được ví với sự vật nào?
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 109, 110, 111, 112 Bài 24: Bạn nhỏ trong nhà - Kết nối tri thức