Đọc văn bản:
Tia nắng bé nhỏ
Bà nội của Na đã già yếu. Bà đi lại rất khó khăn.
Ngôi nhà của Na nằm trên một ngọn đồi. Hắng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp. Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng. Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà. Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.
Một buổi sáng, khi đang dạo chơi trên đồng cỏ, Na cảm thấy nắng sưởi ấm mái tóc mình và nhảy nhót trên vạt áo. Cô bé vui mừng reo lên
- Mình sẽ bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà!
Nghĩ vậy, cô bé chạy ùa vào phòng bà:
- Bà ơi! Bà nhìn này! Cháu mang ít nắng về cho bà đây! – Cô bé reo lên và xổ vạt áo ra nhưng chẳng có tia nắng nào ở đó cả.
- Kìa, nắng long lanh trong ánh mắt cháu đấy, và rực lên trên mái tóc của cháu đây này! – Bà nội trìu mến nhìn cô bé.
Na không hiểu được tại sao nắng lại chiếu từ mắt mình nhưng cô bé rất mừng vì làm cho bà vui. Mỗi sáng, Na dạo chơi trong vườn rồi chạy vào phòng để đem nắng cho bà.
(Theo Hà Yên)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 99, 100, 101 Bài 21: Tia nắng bé nhỏ - Kết nối tri thức
Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.
Gợi ý:
a. Giới thiệu về ngôi nhà
Nhà em ở đâu?
Gia đình em ở đó từ khi nào?
b. Tả bao quát về ngôi nhà
Hình dạng
Cảnh vật xung quanh
c. Đặc điểm nổi bật của ngôi nhà
Bên ngoài (mái, tường, vách, cửa sổ, cửa ra vào,...)
Bên trong (phòng bếp, phòng khách, đồ đạc,...)
d. Nêu tình cảm của em với ngôi nhà.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức
Xác định công dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu văn dưới đây:
a. Trong cái túi vải thô của bà có đủ thứ quà, mùa nào thức nấy: nhãn tháng Sáu, na tháng Bảy, roi mùa hạ, gương sen mùa thu.
(Theo Ma Văn Kháng)
b. Hoa giấy có một đặc điểm khác với nhiều loài hoa: hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên.
(Theo Trần Hoài Dương)
c. Chú sóc có bộ lông khá đẹp: ưng xám nhưng bụng và chóp đuôi lại đỏ rực.
(Theo Ngô Quân Miện)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức
Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì?
Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Theo Thanh Tịnh)
a. Để báo hiệu lời nói trực tiếp
b. Để báo hiệu phần giải thích
c. Để báo hiệu phần liệt kê
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức
Tìm các từ chỉ người thân trong đoạn văn dưới đây:
Bà nội của tôi là bà ngoại của em Đốm. Hai chị em tôi đều rất quý bà vì cả hai đều được bà chăm sóc từ khi mới sinh. Không phải chỉ đối với tôi và Đốm, mà sau này, em My, em Chấm ra đời, bà đều nâng niu bế ẵm từ lúc lọt lòng.
(Theo Vũ Tú Nam)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức
Đọc văn bản:
Trò chuyện cùng mẹ
Thời gian vui nhất trong buổi tối của Thư và Hân là trước khi đi ngủ. Đã thành thói quan, ba mẹ con sẽ đọc sách, rồi thủ thỉ chuyện trò. Những câu chuyện của ba mẹ con thường nối vào nhau không dứt. Vì thế, sắp đến giờ ngủ, mẹ phải nói ràng rọt từng chữ: Năm phút nữa thôi nhé. Nhưng đôi khi chính mẹ nấn ná nghe chuyện của con, làm năm phút cứ được cộng thêm mãi.
Ba mẹ con có nhiều điều để nói với nhau lắm. Hôm thì ba mẹ con bàn luận về các nhân vật trong quyển sách vừa đọc. Hôm thì mẹ kể cho hai chị em về công việc của mẹ. Có hôm, mẹ lại kể về ngày mẹ còn bé. Thỉnh thoảng, mẹ pha trò khiến hai chị em cười như nắc nẻ.
Hai chị em cũng líu lo kể chuyện cho mẹ nghe. Em Hân bao giờ cũng tranh kể trước. Em hay kể về các bạn ở lớp mẫu giáo, về những trò chơi em được cô dạy, hay những món quà chiều mà em ăn rồi lại muốn ăn thêm nữa. Thư thì kể cho mẹ nghe chuyện được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp, về những bài toán thử trí thông mình các bạn thường đố nhau trong giờ ra chơi…
Ba mẹ con rúc rích mãi không chán. Chỉ là đến giờ ngủ thì phải ngủ thôi.
(Diệu Thúy)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 95, 96, 97 Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ - Kết nối tri thức
Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho chỗ chấm.
- Trong vườn, cây ∎ (lịu/lựu) sai ∎ (trĩu/trữu) quả.
- Mẹ ∎ (địu/đựu) bé lên nương.
- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót ∎ (líu lo/lứu lo).
b. Chọn tiếng trong bông hoa thay cho mỗi chỗ chấm.
Bàn tay khéo léo của bố đã ∎ những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,...
Mẹ bảo Duy không nên lười ∎, phải chăm tập thể dục hằng ngày.
Anh Dũng giả làm ∎ kêu của các con vật rất giỏi.
Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn cùng ∎.
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 92, 93, 94 Bài 19: Khi cả nhà bé tí - Kết nối tri thức
Đọc văn bản:
Khi cả nhà bé tí
Khi bà còn bé tí
Bà có nghịch lắm không
Dáng đi có hơi còng
Chăm quét nhà dọn dẹp?
Khi ông còn bé tí
Có nghiêm như bây giờ,
Có chau mặt chơi cờ
Có uống trà buổi sáng?
Khi bố còn bé tí
Có thích lái ô tô
Có say mê sửa đồ
Có hay xem bóng đá?
Khi mẹ còn bé tí
Có mải ngồi cắm hoa
Thích ra chợ gần nhà
Tối khuya ôm cuốn sách?
Khi còn còn bé tí
Chẳng đọc sách, chơi cờ
Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
Cả ngày con đùa nghịch.
(Huỳnh Mai Liên)
Giải Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 92, 93, 94 Bài 19: Khi cả nhà bé tí - Kết nối tri thức
Quan sát một đồ vật có trong nhà hoặc trong lớp. Viết 3 - 4 câu tả đồ vật đó.
Gợi ý:
- Viết câu tả màu sắc
Mẫu: Chiếc cặp sách màu xanh da trời trông thật mát mắt.
- Viết câu tả hình dáng, kích thước
Mẫu: Quai cặp to bản, hơi cong cong để khi xách không bị đau tay.
- Viết câu tả hoạt động, công dụng
Mẫu: Mỗi khi đóng, mở nắp cặp, tiếng 'tách tách' của ổ khóa nghe thật vui tai.
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 88, 89, 90, 91 Bài 18: Món quà đặc biệt - Kết nối tri thức
Quan sát một đồ vật trong tranh, ghi lại những điều đã quan sát được về đặc điểm của đồ vật.
Gợi ý:
Tên đồ vật
Đặc điểm về màu sắc
Đặc điểm về hình dạng, kích thước
Đặc điểm về hoạt động, công dụng
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 88, 89, 90, 91 Bài 18: Món quà đặc biệt - Kết nối tri thức
Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé để đặt câu khiến trong các tình huống dưới đây. Nêu dấu hiệu nhận biết câu khiến.
a. Nhờ người thân hướng dẫn làm bưu thiếp
b. Muốn các em nhỏ trật tự khi xem phim trong rạp
c. Muốn bố mẹ cho về thăm quê
d. Muốn bố mua cho cuốn truyện mình thích
M: Chị hướng dẫn em làm bưu thiếp đi!
Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 88, 89, 90, 91 Bài 18: Món quà đặc biệt - Kết nối tri thức