Sáng tháng năm
(Trích)
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...
Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
(Tố Hữu)
Từ ngữ
- Việt Bắc: căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954, bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
- Bồ: đồ dùng đan bằng tre nứa để đựng thóc, ngô, khoai, sắn,...
- Kêu (tiếng địa phương): gọi.
Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào?
Bài 11: Sáng tháng năm (trang 48, 49, 50) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm đọc đoạn thơ, bài thơ hoặc bài ca dao về lòng biết ơn.
Gợi ý:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
(Tố Hữu)
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Nói.
- Trình bày ý kiến của em theo nội dung đã chuẩn bị.
- Kết hợp cử chỉ, điệu bộ khi nói để cuốn hút người nghe.
Lưu ý: Khi bạn nói, em cần tập trung lắng nghe, có thể nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn ý kiến của bạn. Ghi lại các ý kiến hay.
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Yêu cầu: Trình bày ý kiến của em về một người đã lao động hoặc chiến đấu, hi sinh để đem lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên cho mọi người.
Chuẩn bị.
a. Tìm câu chuyện kể về những tấm gương quên mình để cứu giúp mọi người trong thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.... (ví dụ: những chiến sĩ dầm mình trong mưa bão để cứu dân, những người lính cứu hoả quả cảm xả thân cứu người, những bác sĩ nêu cao tấm gương y đức trên tuyến đầu chống dịch bệnh,...) hoặc về những người anh hùng đã chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc,... (ví dụ: Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,...).
b. Xác định nội dung trình bày.
Gợi ý:
- Em muốn nói về ai? Người đó đã làm gì? Mục đích của việc làm đó là gì? Em có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào về người đó?
- Nói rõ lí do vì sao em có cảm xúc, suy nghĩ như vậy.
Ví dụ: Em vô cùng cảm phục những người lính cứu hoả. Nghề cứu hoả đòi hỏi tinh thần sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để cứu người, cứu tài sản. Các anh lính cứu hoả đã nêu cao tinh thần của người chiến sĩ công an nhân dân: Vì dân phục vụ.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... về nhân vật, sự việc trong câu chuyện.
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc soát bài văn.
- Bài văn có kể đúng trình tự những sự việc trong câu chuyện không?
- Nội dung bài có đủ các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lịch sử (ví dụ: chi tiết về ngoại hình, hành động, lời nói,... của nhân vật) hay không?
- Bài văn có thể hiện được tình cảm, cảm xúc đối với câu chuyện hoặc đổi với nhân vật lịch sử được nói đến trong câu chuyện hay không?
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nền Tổ quốc vẹn toàn.
C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Em hiểu thế nào về hai dòng thơ “Những nhà gian giữ đảo/ Neo cả nhịp tim người'? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.
C. Tình yêu tha thiết của người dân đất Việt đối với biển đảo quê hương.
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Cảm xúc Trường Sa
Em đã nhớ Trường Sa Cả khi mình chưa đến Giữa sóng, cát không ngờ Gặp màu hoa muống biển.
Những Đá Thị, Len Đao Song Tử Tây sóng vỗ Những Sơn Ca, Sinh Tồn Hoa bàng vuông đợi nở.
Những nhà giàn giữ đảo Neo cả nhịp tim người Muốn gửi vào muôn gió Xin từng ngày sóng nguôi.
Bão giăng giăng mặt biển Đảo oằn mình khát mưa Đoá san hô kiêu hãnh Vẫn nở hoa bốn mùa. |
Nụ cười người lính đảo Trong gian khó vẫn ngời Ánh mắt bao trìu mến Ngầm hải âu giữa trời.
Mỗi hạt cát Trường Sa Đã trở thành máu thịt Những tên đảo, tên người Viết hoa thành Tổ quốc. (Huệ Triệu)
|
Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?
Bài 10: Cảm xúc Trường Sa (trang 44, 45, 46, 47) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
Chuẩn bị.
- Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
Gợi ý: Câu chuyện kể về Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Nguyễn Trung Trực, Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,...
- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?
- Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước?
- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện?
Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên (trang 40, 41, 42, 43) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây:
Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.
Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên (trang 40, 41, 42, 43) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức
Sự tích con Rồng cháu Tiên
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Bấy giờ, ở vùng núi cao có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, nghe vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Hai người gặp nhau, kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
Sống với nhau được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với vợ:
– Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.
Một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ sau này trở thành tổ tiên của người Việt. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương; khi cha mất thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt ta thường tự hào xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào.
(Theo Nguyễn Đổng Chi)
Từ ngữ
- Miền đất Lạc Việt: miền đất mà người Lạc Việt sinh sống, chủ yếu thuộc Bắc Bộ nước ta ngày nay.
- Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
- Đồng bào (cùng một bọc): những người cùng giống nòi, cùng đất nước.
(Sử dụng từ điển để tìm nghĩa của các từ: khôi ngô, tập quán.)
Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?
Bài 9: Sự tích con Rồng cháu Tiên (trang 40, 41, 42, 43) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức