Câu hỏi khám phá trang 28 SGK Khoa học 4:
+ Quan sát các hình dưới đây và chia sẻ với bạn về những việc cần làm để phòng tránh bão.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không làm các việc này? Giải thích.
+ Hãy kể các biện pháp phòng tránh bão khác.
Giải Khoa học lớp 4 trang 25, 26, 27, 28 Bài 5: Gió, bão - Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 26 SGK Khoa học 4: Cùng sáng tạo: “Làm mũi tên chỉ hướng gió”
Chuẩn bị: Tờ bìa mỏng, tờ bìa cứng, ống hút giấy, bút chì, cốc giấy, đĩa (hoặc vật bất kì có thể làm đế cố định), đinh ghim, băng dính.
Thực hiện:
+ Cắt tờ bìa mỏng thành hình vuông, ghi “Đ” (Đông), “T” (Tây), “N” (Nam), “B” (Bắc) ở bốn góc.
+ Cắt tờ bìa cứng thành hai hình tam giác cân to và nhỏ. Sau đó, dán hai hình tam giác cân vào hai đầu ống hút để tạo mũi tên.
+ Xuyên bút chì qua chính giữa tờ bìa hình vuông và đáy của chiếc cốc giấy. Lắp mô hình như hình vẽ gợi ý.
+ Xác định hướng gió bằng sản phẩm của em.
+ Chia sẻ sản phẩm với bạn.
Giải Khoa học lớp 4 trang 25, 26, 27, 28 Bài 5: Gió, bão - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 25 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm: “Làm chong chóng quay với cây nến”
Chuẩn bị: Ba cây nến (có đế lót), một chong chóng giấy, bật lửa.
Thực hiện: Đốt nến. Để mặt trước của chong chóng giấy hướng về phía các ngọn nến.
Thảo luận:
+ Quan sát và mô tả hiện tượng.
+ Không khí ở xung quanh ngọn nến đang cháy nóng hay lạnh?
+ Không khí ở xung quanh chong chóng như thế nào?
+ Vì sao chong chóng tự quay được khi đốt nến?
+ Nguyên nhân sinh ra gió là gì?
Giải Khoa học lớp 4 trang 25, 26, 27, 28 Bài 5: Gió, bão - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 25 SGK Khoa học 4: Dùng quạt giấy để quạt cho bạn và sau đó bạn quạt cho em. Ban đầu quạt nhẹ sau đó nhanh dần. Quan sát tóc, áo và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em cảm nhận được điều gì? Em thấy áo, tóc của em có lay động không?
+ Cái gì đã làm cho tóc và áo lay động?
+ Khi được quạt mạnh và nhanh hơn, em thấy tóc và áo lay động như thế nào? Giải thích.
Giải Khoa học lớp 4 trang 25, 26, 27, 28 Bài 5: Gió, bão - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 24 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm: “Tìm hiểu không khí cần cho sự cháy”
Chuẩn bị: Cây nến, bật lửa, cốc thủy tinh (cao hơn cây nến).
Thực hiện: Đốt cây nến và úp cốc thủy tinh che kín cây nến. Quan sát hiện tượng.
Thảo luận:
+ Giải thích vì sao cây nến bị tắt sau một thời gian.
+ Nếu thay cốc thủy tinh lớn hơn thì thời gian cháy của cây nến có thay đổi không? Giải thích.
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 23 SGK Khoa học 4: Thí nghiệm: “Trong không khí có hơi nước không?”
Chuẩn bị: Hai cốc thủy tinh, một lọ phẩm màu, hai đĩa sứ, nước đá, nước lọc.
Thực hiện: Bố trí thí nghiệm như hình 12.
+ Cốc 1: Rót thêm nước lọc vào cốc, pha 1 giọt đến 2 giọt màu thực phẩm và cho thêm nước đá.
+ Cốc 2: Chỉ chứa nước lọc.
+ Sau khoảng 5 phút, quan sát bề mặt bên ngoài và đĩa lót của mỗi cốc.
Thảo luận:
+ Bề mặt bên ngoài của cốc nào có nước? Đĩa lót dưới cốc nước nào khô ráo?
+ Vì sao bề mặt ngoài của cốc có các hạt nước nhỏ bám vào? Hiện tượng này chứng tỏ trong không khí có gì?
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 22 SGK Khoa học 4:
Thí nghiệm: “Không khí có thể nén lại và dãn ra không?”
Chuẩn bị: Một bơm tiêm.
Thực hiện:
+ Kéo ruột bơm tiêm lên nấc cuối cùng để rút đầy không khí (hình 9a).
+ Bịt ngón tay vào đầu của vỏ bơm tiêm, đẩy ruột bơm tiêm vào hết cỡ (hình 9c).
Thảo luận:
+ Quan sát hiện tượng, sử dụng các từ “nén lại” và “dãn ra” để mô tả hiện tượng ở hình 9b và 9c.
+ Rút ra kết luận về các tính chất chung của không khí.
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 21 SGK Khoa học 4:
Thí nghiệm “Không khí có màu, mùi và vị không?”
Chuẩn bị: Một túi ni lông tự hủy sinh học, một cây tăm.
Thực hiện:
+ Hứng không khí bằng túi ni lông tự hủy sinh học và buộc miệng túi lại.
+ Dùng đầu nhọn của tăm châm thủng một lỗ trên túi như hình 7.
Thảo luận: Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi:
+ Ghé mặt vào gần lỗ thủng, dùng tay bóp nhẹ túi khí, em cảm nhận có hiện tượng gì?
+ Rút ra kết luận gì về màu sắc, mùi, vị của không khí. Em ngửi thấy mùi gì từ phần không khí thoát ra ở vị trí lỗ thủng trên túi? Đó có phải là mùi của không khí không?
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 20 SGK Khoa học 4: Cùng thảo luận
+ Quan sát hình 6 và giải thích vì sao có bong bóng nổi lên khi nhúng chìm chai rỗng không đóng nắp vào trong nước.
+ Không khí còn có ở những đâu?
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 19, 20 SGK Khoa học 4:
a. Thí nghiệm: “Bắt không khí”
Chuẩn bị: Túi ni lông tự hủy sinh học có kích thước bất kì, dây cao su.
Thực hiện: Mở miệng túi và hứng không khí ở bất kì vị trí nào trong lớp học. Sau đó, dùng dây cao su buộc kín miệng túi lại.
Thảo luận:
+ Không khí có trong túi không? Vì sao em biết?
+ Theo em, không khí có ở đâu?
b. Nhúng miếng mút xốp khô vào nước. Dùng tay bóp mạnh, em quan sát thấy hiện tượng gì (hình 3)? Giải thích?
c. Quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ có yếu tố nào trong môi trường mà cá vàng và giun đất hô hấp bình thường?
+ Các con vật đó lấy không khí từ đâu?
Giải Khoa học lớp 4 trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí - Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 18 SGK Khoa học 4: Em tập làm tuyên truyền viên
+ Hãy cùng bạn vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước và chia sẻ với bạn theo các nội dung gợi ý sau:
Nguyên nhân và hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước.
Những việc cần làm để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
+ Vận động mọi người xung quanh bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước.
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 18 SGK Khoa học 4: Thực hành làm sạch nước:
Chuẩn bị:
+ Sỏi cỡ nhỏ.
+ Cát.
+ Bông.
+ Nước đục.
+ Một chai nhựa (loại nhựa được phép sử dụng) dung tích 1 lít, trong suốt.
+ Một cái cốc cớ lớn hoặc bình rót nước.
Thực hiện:
+ Cắt đôi chai thành hai phần.
+ Đục một lỗ ở nắp chai và ở phần phía trên của phần B.
+ Đặt ngược chai như hình 22.
+ Đặt lần lượt các lớp bông, cát, sỏi, cát.
+ Rót nước đục vào chai.
+ Quan sát nước nhỏ giọt qua các lớp lọc và chảy xuống dưới chai.
Thảo luận:
+ Nhận xét độ trong của nước trước khi lọc và sau khi lọc.
+ Có nên dùng nước lọc này để uống ngay hay chưa? Vì sao?
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 17 SGK Khoa học 4:
+ Quan sát các hình dưới đây và cho biết có những cách nào để làm sạch nước.
+ Gia đình và địa phương em thường làm sạch nước bằng cách nào?
+ Theo em, vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm nước?
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 16 SGK Khoa học 4:
+ Quan sát các hình dưới đây và cho biết cần làm gì để bảo vệ nguồn nước.
+ Những việc nào nên làm, không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?
+ Em cùng gia đình đã làm những việc gì để bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước?
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Luyện tập trang 15 SGK Khoa học 4:
+ Nêu một số dấu hiệu và nguyên nhân nước bị ô nhiễm ở địa phương em.
+ Hãy hoàn thành bảng theo gợi ý dưới đây và chia sẻ với bạn những nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đó.
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 14 SGK Khoa học 4: Quan sát các hình dưới đây và cho biết:
+ Một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.
+ Những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước là gì? Theo em, vì sao cần phải bảo vệ nguồn nước?
Giải Khoa học lớp 4 trang 14, 15, 16, 17, 18 Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước - Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 13 SGK Khoa học 4: Em tập làm nhà khoa học: “Tìm hiểu về sự chuyển thể của nước”
Chuẩn bị: Một bát to; một cốc nhỏ thấp hơn bát, khô ráo; tấm kính trong; nước nóng; một số viên nước đá.
Thực hiện:
+ Rót nước nóng vào khoảng ½ bát (hình 8a). Đặt cốc vào giữa bát. Đậy bát bằng tấm kính trong (hình 8b).
+ Đặt nhẹ một số viên nước đá lên tấm kính (hình 8c). Sau khoảng 3 phút, quan sát tấm kính và cốc (hình 8d và hình 8e).
Thảo luận:
+ Em thấy gì trên mặt kính và bên trong cốc?
+ Vì sao có các giọt nước nhỏ phía dưới tấm kính và có một ít nước trong cốc?
+ So sánh các hiện tượng trong thí nghiệm trên với vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Giải Khoa học lớp 4 trang 10, 11, 12, 13 Bài 2: Sự chuyển thể của nước - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi khám phá trang 12 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 7 và trả lời các câu hỏi:
+ Sự chuyển thể nào làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,... trở thành hơi nước?
+ Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự chuyển thể nào?
+ Nước mưa sẽ rơi xuống những nơi nào?
+ Nước ở những nơi này sẽ chuyển thể như thế nào để tạo thành vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
Giải Khoa học lớp 4 trang 10, 11, 12, 13 Bài 2: Sự chuyển thể của nước - Chân trời sáng tạo