- Chuẩn bị:
+ Bản đồ hành chính Việt Nam
+ Các tranh ảnh cỡ nhỏ về cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Dán tranh ảnh về các cảnh quan thiên nhiên vào đúng vị trí trên bản đồ để tạo thành Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Viết lời giới thiệu về các cảnh quan thiên nhiên.
- Giới thiệu Bản đồ du lịch cảnh quan thiên nhiên Việt Nam đã lập.
- Bày tỏ cảm xúc và niềm tự hào đối với cảnh quan thiên nhiên đất nước.
Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 64, 65, 66 Tuần 21- Cánh diều
- Em tự đánh giá kết quả học được từ chủ đề theo gợi ý:
- Nêu những thông tin cơ bản về nghề mơ ước.
- Tìm hiểu về an toàn nghề nghiệp của nghề mơ ước
-Trình bày ước mơ nghề nghiệp của bản thân.
- Tham gia lập kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do nhà trường tổ chức.
Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 60, 62 Tuần 20 - Cánh diều
- Chia sẻ kết quả khảo sát nhu cầu mua sẵm của khách hàng trong Hội chợ Xuân.
- Nêu một ý tưởng kinh doanh mà em có thể thực hiện trong Hội chợ Xuân của nhà trường theo gợi ý:
+ Tên ý tưởng kinh doanh
+ Lí do em chọn ý tưởng kinh doanh đó.
- Trao đổi và đóng góp ý kiến cho ý tưởng kinh doanh của các bạn.
Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 5 trang 58, 59 Tuần 19 - Cánh diều
Câu hỏi 1 (trang 62 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Thử tài chi tiêu
Bố mẹ đưa cho em 100 000 đồng để đi chợ mua thức ăn cho một bữa cơm gia đình bốn người. Hãy căn cứ vào số tiền, nhu cầu dinh dưỡng, số lượng thành viên trong gia đình và giá cả thực phẩm để lên thực đơn các loại thực phẩm cần mua theo gợi ý sau:
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 3 (trang 61 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy nhận xét về việc sử dụng tiền của các bạn trong các trường hợp dưới đây:
a Sau tết Nguyên đán, bạn Phụng đã dùng hết số tiền mừng tuổi để mua kem mời các bạn. Bạn Toàn bỏ hết số tiền đó vào lợn đất. Bạn Vân đưa số tiền đó nhờ mẹ mua thêm gà về nuôi để cuối năm bán lấy tiền mua sách vở, quần áo. Bạn Thảo lại chia số tiền đó làm nhiều phần: 50% nuôi lợn đất; 30% mua đồ dùng học tập; 10% mua quà tặng sinh nhật bố; 10% giúp đỡ một bạn trong lớp gặp khó khăn.
b Cả nhóm rủ nhau đi mua quà sinh nhật tặng Liên. Cô bán hàng nói, phải mất thêm 10 000 đồng để gói quà. Hằng nói với các bạn: “Nhà tớ cũng có giấy gói và hộp đựng quà rất đẹp. Tiện đường, chúng mình mang qua nhà tớ gói, tiết kiệm được 10 000 đồng”. Triều gạt đi: “Thôi, tưởng tiết kiệm được nhiều chứ 10 000 đồng thì bõ bèn gì!”. Quang bảo: “10 000 đồng cũng quý, nhưng theo tớ thì không cần phải gói đâu, cứ tặng thế này cũng được”.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 2 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Khám phá ý nghĩa và cách sử dụng tiền hợp lí.
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi sau:
Cô bé bán chè bưởi
Trong chương trình truyền hình Mặt trời bé con năm 2017, khán giả phải trầm trồ về khả năng kinh doanh và lập kế hoạch quản lí tiền rất hiệu quả của cô bé Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (‘bé Bống bán chè bưởi”, sinh năm 2007) đến từ Tuyên Quang. Thành công đó đến từ năng khiếu và niềm đam mê kinh doanh của Bổng. Ngày nhỏ, khi chơi trò chơi mua sắm, Bổng sớm nhận ra rằng, muốn mua được đồ gì đó thì cần phải có tiền. Nhưng khi chơi thì có thể dùng “tiền” cắt từ những tờ giấy, còn khi mua hàng thật thì phải có tiền thật, và muốn có tiền thì bố mẹ phải làm việc. Số tiền bố mẹ Bống kiếm được chỉ có hạn nên việc chi tiêu phải cân đối và tiết kiệm để không bị lãng phí.
Để có tiền, ngay từ khi học lớp 2, Bổng đã bắt tay vào kinh doanh chè bưởi. Tiền lãi trong kinh doanh được Bống chia thành 10 phần, phân bổ như sau:
Ví Đầu tư vào nguồn vốn (5 phần): Khoản tiền này được Bống dùng làm vốn nhập hàng để kinh doanh chè bưởi.
Ví Tự do tài chính (1 phần): Khoản tiền này Bống nhờ mẹ gửi tiết kiệm hằng tháng tại ngân hàng.
Ví Tiết kiệm dài hạn (1 phần): Bống bỏ lợn khoản tiền này để mua món đồ đắt tiền như xe đạp điện....
Ví Giáo dục (1 phần): Khoản tiền này Bống dùng để tham gia các lớp học, mua sách, vở, đồ dùng học tập.
Ví Hưởng thụ (1 phần): Đó là khoản tiền Bống dùng để chăm sóc bản thân như
ăn một món ăn mà mình yêu thích, mua một đôi giày đẹp, xem một bộ phim hay....
Ví Cho đi (1 phần): Bống dùng món tiền này như một cách thể hiện lòng biết ơn cuộc sống: làm từ thiện, mua quà tặng người thân và thầy, cô giáo, thăm bạn ốm.
Nhờ biết kinh doanh và sử dụng tiền hợp lí, Bống đã tạo được nguồn thu nhập, có tiền tiết kiệm, chi tiêu, đáp ứng nhu cầu của bản thân, giúp đỡ bố mẹ và những người gặp khó khăn trong cuộc sống.
(Theo lời kể của nhân vật)
Câu hỏi:
- Bạn Bống đã sử dụng tiền như thế nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền của bạn.
- Việc sử dụng tiền hợp lí có tác dụng như thế nào?
- Theo em, vì sao chúng ta phải sử dụng tiền hợp lí?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 (trang 57 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Khám phá các biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Nêu biểu hiện sử dụng tiền hợp lí của hai chị em trong các bức tranh trên.
- Kể thêm các biểu hiện khác của việc sử dụng tiền hợp lí.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 57, 58, 59, 60, 61, 62 Bài 8: Sử dụng tiền hợp lí - Kết nối tri thức
Câu hỏi 5 (trang 56 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em cùng các bạn trong nhóm xây dựng tiểu phẩm, thảo luận cách ứng phó và đóng vai thể hiện trong các trường hợp sau:
- Bị đe doạ;
- Bị chửi mắng;
- Bị bỏ rơi, ít được quan tâm.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 4 (trang 54 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
a) Thanh thường bị một nhóm bạn trong lớp trêu chọc, bàn tán về ngoại hình. Mỗi lần thấy Thanh, bạn đó lại cười cợt chê bai.
b) Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, mẹ phát hiện Dung có một cuốn sổ nhật kí. Vì muốn biết suy nghĩ, tâm tư của con gái nên mẹ đã mở ra đọc.
c) Giờ ra chơi, Hải đang đi ở khu vực phía sau nhà vệ sinh thì nhin thấy hai bạn lớp khác đứng quây xung quanh và ép một bạn cùng lớp Hải đứng sát vào tường với vẻ mặt tức giận.
d) Trời xẩm tối, khi đang trên đường về nhà, Kiên thấy có một người đàn ông lạ mặt đi theo mình. Khi bạn đi nhanh thì người đó cũng đi nhanh, đi chậm thì người đó cũng đi chậm khiến Kiên rất sợ hãi.
e) Quỳnh đang chơi cùng bạn thì chú hàng xóm đi qua. Chú khen Quỳnh xinh gái rồi kéo Quỳnh lại, ôm vào lòng khiến bạn rất sợ hãi.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 4 (trang 50 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại.
a) Nhận diện các nguy cơ bị xâm hại.
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu tình huống có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên và giải thích vì sao.
- Hãy nêu thêm các tình huống có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
b) Tìm hiểu cách phòng , tránh bị xâm hại
Em hãy quan sát các bức tranh và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu cách phòng, tránh bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách phòng, tránh bị xâm hại khác mà em biết.
c) Tìm hiểu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
Em hãy quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại trong các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại khác mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 3 (trang 49 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Trẻ em cũng như các cá nhân cần được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự. Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018)
quy định: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lí, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tồn hại khác.
Bất kì hành vi nào làm tổn hại đến trẻ em, tuỳ theo mức độ, tính chất và hậu quả có thể bị xử phạt hành chính (theo Nghị định số 130/2021/ NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 142, 144, 145, 146, 147 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể chịu mức án cao nhất là từ chung thân hoặc tử hình.
Phòng, tránh xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Điều 51 Luật Trẻ em 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định rõ:
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động – thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tồn hại, mức độ nguy cơ gây tồn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Câu hỏi:
- Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 2 (trang 48 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại.
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây, kết hợp quan sát tranh ở Hoạt động 1 phần Khám phá và thực hiện yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy dự đoán điều gì có thể xảy ra đốivoiws các bạn trong tranh ở Hoạt động 1.
- Em hãy nêu những hậu quả mà các bạn Hạt, Cân, Mận, Khởi phải gánh chịu trong các trường hợp trên.
- Theo em, vì sao phải phòng, tránh xâm hại?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 1 (trang 47 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
Câu hỏi:
- Em hãy nêu biểu hiện xâm hại trẻ em ở các tranh trên.
- Hãy kể thêm các biểu hiện khác của xâm hại trẻ em mà em biết.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 55, 56 Bài 7: Phòng tránh xâm hại
Câu hỏi 5 (trang 46 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Xử lí tình huống
a) Loan viết chữ đẹp nhưng tốc độ viết chậm so với các bạn. Bạn dự định từ giờ đến cuối năm lớp 5 sẽ luyện viết nhanh hơn nhưng chưa biết phải làm thế nào.
Nếu là Loan, em sẽ lập kế hoạch rèn luyện như thế nào?
b) Minh bị thừa cân so với các bạn cùng độ tuổi do ít ăn rau và đặc biệt thích đồ ăn nhanh. Bác sĩ khuyên Minh nên lập kế hoạch thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Minh không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nếu là Minh, em sẽ lập kế hoạch thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
c) Bà ngoại bị ốm nên mẹ dự định về quê một thời gian để chăm bà. Mẹ dặn Ngọc giúp bố việc nhà và chăm sóc em. Ngọc lo lắng sắp tới sẽ không thể làm được hết các việc như lời mẹ dặn.
Nếu là Ngọc, em sẽ làm gì?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 4 ( trang 47 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Nhận xét kế hoạch cá nhân.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về bảng kế hoạch cá nhân của bạn Phương Anh?
- Nếu là Phương Anh, em sẽ điều chỉnh bảng kế hoạch đó như thế nào? Vì sao?
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân
Câu hỏi 3 (trang 44 SGK Đạo Đức 5 – Kết nối tri thức): Em có nhận xét gì về cách lập và thực hiện kế hoạch cá nhân của các bạn trong những trường hợp dưới đây?
a) Hiếu thường lên kế hoạch thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc. Nhưng vì có quá nhiều việc phải làm nên bạn không thực hiện được hết các công việc đã đặt ra trong kế hoạch.
b) Khi lập kế hoạch cá nhân, Quỳnh không chỉ chú ý đến mục tiêu và kết quả mà còn tập trung vào quá trình thực hiện. Bạn thường xác định các công việc và mốc thời gian hoàn thành phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện thực tế.
c) Mạnh luôn kiên trì thực hiện các nội dung công việc đã đặt ra trong kế hoạch cá nhân. Nếu vì lí do nào đó mà không thực hiện được một việc, bạn sẽ đưa ra phương án điều chỉnh kế hoạch phù hợp để vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
d) Hà lập thời gian biểu chi tiết cho các ngày trong tuần, trừ ngày thứ Bảy, Chủ nhật vì bạn cho rằng cuối tuần thì có thể thoải mái làm việc theo ý thích.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Bài 6: Lập kế hoạch cá nhân