* Đọc văn bản
Một người hùng thầm lặng
Câu chuyện bắt đầu vào một ngày của tháng 12 năm 1938 tại nước Anh. Uyn-tơn quyết định bay sang Tiệp Khắc khi một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh. Vì chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra, cơ hội cho những người Do Thái trốn thoát khỏi thành phố hầu như không có, đặc biệt là với trẻ em.
Việc đưa trẻ em đi tị nạn cần rất nhiều tiền. Uyn-tơn đã cùng bạn bè đi quyên góp khắp nơi, kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi trẻ em Do Thái. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939, Uyn-tơn tổ chức thành công tám chuyến tàu, đưa 669 đứa trẻ rời Pra-ha, đi qua Đức, Hà Lan,... rồi đến Luân Đôn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, tất cả biên giới do phát xít Đức kiểm soát bị đóng cửa, Uyn-tơn đành kết thúc hoạt động giải cứu.
Sau này, Uyn-tơn còn làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người già và ông nhận được nhiều khen thưởng về công việc đó. Nhưng việc giải cứu 669 đứa trẻ năm xưa ông chưa một lần kể với ai.
50 năm sau, vợ ông vô tình tìm thấy cuốn sổ ghi thông tin về những đứa trẻ ấy. Bà đã đưa cuốn sổ cho một nhà sử học. Thế là câu chuyện về tình thương, lòng dũng cảm của Uyn-tơn mới được mọi người biết đến.
Năm 1988, một hãng truyền thông đã làm chương trình về Uyn-tơn. Khi người dẫn chương trình hỏi: “Trong số những người ngồi đây, ai đã được Uyn-tơn cứu sống?”, cả hội trường đứng lên. Uyn-tơn nghẹn ngào, xúc động. Mọi người ở đó đều khóc. Họ luôn ghi nhớ trong tim người đã mang lại sự sống lần thứ hai cho họ, giúp họ thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc năm nào.
Năm 2015, Uyn-tơn qua đời, hưởng thọ 106 tuổi. Người dân Tiệp Khắc đã dựng tượng ông trên sân ga thành phố Pra-ha. Họ coi ông như một người hùng thầm lặng đáng kính.
(Theo Hà Tiến)
* Trả lời câu hỏi
Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938?
Bài 27: Một người hùng thầm lặng Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đoạn văn dưới đây cho em biết thông tin gì?
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), phát xít Đức đã đẩy nhân loại vào cảnh mất mát đau thương. Đặc biệt, chúng đã gây ra những cuộc thảm sát tàn bạo đối với người Do Thái (bao gồm cả trẻ em và người già) trong các trại tập trung. |
Bài 27: Một người hùng thầm lặng Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.
|
Hiểu về Quyền trẻ em là bộ sách gồm 10 tập được phát hành năm 2019. Có thể coi bộ sách là bản Tuyên ngôn về Quyền trẻ em với 10 nguyên tắc. Mỗi một tập sách sẽ chuyển tải một nguyên tắc thông qua một câu chuyện thú vị cùng những hình vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Thông điệp gửi đi từ bộ sách là: Loài người phải dành cho trẻ em những điều tốt đẹp nhất. |
Bài báo Trại Thiếu nhi Quốc tế A-tếch – niềm ước mơ của thiếu nhi thế giới viết về một trại hè quốc tế có lịch sử hàng trăm năm, được tổ chức hằng năm bên bờ Biển Đen. Trại hè A-tếch là nơi giao lưu, chia sẻ của những trẻ em có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều lĩnh vực: học tập văn hoá, thể thao và các ngành nghệ thuật. Đã có nhiều trẻ em Việt Nam được tham gia trại hè này. |
|
Bài 26: Những con hạc giấy Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Tự nhận xét bài làm của em theo yêu cầu dưới đây:
– Có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
– Miêu tả được đặc điểm nổi bật của thầy (cô).
– Bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm đối với thầy (cô).
–
b. Chỉnh sửa bài viết (nếu cần).
Bài 26: Những con hạc giấy Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đề bài: Viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 25, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý:
− Tả việc làm, cử chỉ, lời nói,... của thầy (cô) trong những tình huống mà em nhớ nhất. Ví dụ:
Hồi đó, chúng em là học sinh lớp Một, trong giờ tập viết chữ M hoa, em tập mãi mà chữ vẫn không đẹp. Cô đến bên, hướng dẫn em chia đều khoảng cách giữa các nét, rồi cô cầm tay em uốn từng nét như mẹ em ngày nào dạy em cách cầm đũa và cơm. Em ngước nhìn cô, bắt gặp ánh mắt cô vô cùng hiền dịu và bao dung. (Theo Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông) |
– Trong bài, nên có những câu văn bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của em đối với thầy (cô). Ví dụ:
Thầy Đuy-sen đã dạy chúng tôi tất cả những gì thầy biết và trong khi dạy bảo chúng tôi, thầy tỏ ra kiên nhẫn lạ thường. Cúi xuống từng học sinh một, thầy hướng dẫn cách cầm bút, rồi về sau thầy lại say sưa giảng cho chúng tôi hiểu những chữ khó... Thầy dạy chúng tôi tất cả những gì thầy cho là thiết thực. Tôi tin chắc như đinh đóng cột rằng lòng nhiệt tình, chân thành của thầy trong việc dạy dỗ chúng tôi chẳng phí hoài. (Theo Ai-tơ-ma-tốp) |
Bài 26: Những con hạc giấy Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho bông hoa.
a. Hà Nội là thành phố châu Á đầu tiên được tặng danh hiệu “Thành phố vì ” (bình yên/ hoà bình).
b. Đến thăm nơi đây, tâm hồn mỗi người như lắng lại, tìm thấy sự (bình yên/ thái bình).
c. Dưới thung lũng, phong cảnh làng quê hiện ra thật (thanh bình/ hoà bình).
Bài 26: Những con hạc giấy Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Những con hạc giấy
Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị.
Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tấp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Nhưng
Xa-đa-cô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.
Xúc động trước cái chết của Xa-đa-cô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn gọi là tháp Xên-ba-dư-rư (Ngàn cánh hạc) được dựng lên ở công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao 9 mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-cô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết:
Chúng em kêu gọi
Chúng em nguyện cầu:
Hoà bình cho thế giới!
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
* Trả lời câu hỏi
Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy hậu quả của việc chính phủ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản?
Bài 26: Những con hạc giấy Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
G:
– Dàn ý cần nêu được những nét riêng về ngoại hình, hoạt động,... của thầy giáo (cô giáo).
– Những việc làm, cử chỉ, lời nói,... của thầy giáo (cô giáo) được miêu tả gắn với tình huống cụ thể mà em nhớ nhất. có)
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Lập dàn ý.
G:
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.
Chuẩn bị.
– Em có thể tả thầy giáo (cô giáo) đang dạy em hoặc thầy giáo (cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước.
– Lựa chọn trình tự miêu tả.
– Ghi chép những đặc điểm về ngoại hình, hoạt động,... của thầy (cô) mà em có ấn tượng sâu sắc. năm học trước; lựa chọn trình tự miêu tả và ghi chép đặc điểm chung về thầy (cô) đó.
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết lại vào vở cho đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây:
Tháp épphen là một công trình kiến trúc bằng thép nổi tiếng nằm ở đại lộ anatôn phrăng xơ của thành phố pari, thủ đô nước pháp. Công trình này do kĩ sư guxtavơ épphen cùng các đồng nghiệp xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889.
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc các tên riêng nước ngoài trong nhóm 2 (bài tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:
– Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận?
G: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết hoa.
– Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
– Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì các tiếng được viết như thế nào?
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm tên người và tên địa lí trong các đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
Hi-ma-lay-a là dãy núi trải dài qua 5 quốc gia: Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Pa-ki-xtan, Trung Quốc. Dãy núi này có ngọn Ê-vơ-rét cao nhất thế giới, cao hơn 8 848 mét. Năm 1953, Ét-mun Hi-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-ding No-gay (người Nê-pan) được công nhận là những người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới. (Hoàng Hà Phương) |
Tên người nước ngoài |
Tên địa lí nước ngoài |
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Theo em, khổ thơ thứ hai ý nói gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Trẻ em năm châu là tương lai của thế giới.
B. Trẻ em năm châu là những chủ nhân tương lai của thế giới.
C. Trẻ em trên toàn thế giới đều đáng yêu, đáng quý.
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Bài ca Trái đất
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai hoạ đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
(Định Hải)
* Trả lời câu hỏi
Những hình ảnh ở khổ thơ đầu giúp chúng ta hình dung về một trái đất như thế nào?
Bài 25: Bài ca Trái đất Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
Người nói |
Người nghe |
– Giới thiệu được đầy đủ và rõ ràng về di tích đã chọn không? – Trả lời câu hỏi của người nghe có thuyết phục không? – Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ có phù hợp không? – |
– Có chăm chú lắng nghe người trình bày không? – Có tích cực đặt câu hỏi để hiểu rõ về di tích không? – Có thái độ lịch sự khi trao đổi không? – |
Bài 24: Việt Nam quê hương ta Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Giới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.
Chuẩn bị.
– Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu. Ví dụ:
+ Thành Cổ Loa (Hà Nội)
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)
+
– Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.
– Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.
G:
+ Di tích lịch sử em chọn giới thiệu tên là gì, ở đâu?
+ Di tích đó được xây dựng khi nào?
+ Cảnh quan của di tích đó có gì đặc biệt?
+ Các công trình ở đó gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá nào?
+
– Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày,
Bài 24: Việt Nam quê hương ta Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý:
Khi miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để bài văn có sức cuốn hút với người đọc.
Ví dụ:
Hôm nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới dưới thung lũng, từ biệt dốc núi cheo leo sau bao năm gắn bó. Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì. Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau. (Theo Nguyên Bình) |
Bài 24: Việt Nam quê hương ta Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức