Câu hỏi:
37 lượt xemGiới thiệu một di tích lịch sử mà em biết.
Chuẩn bị.
– Lựa chọn một di tích lịch sử để giới thiệu. Ví dụ:
+ Thành Cổ Loa (Hà Nội)
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh)
+
– Tìm đọc tư liệu về di tích lịch sử đã chọn để giới thiệu.
– Chuẩn bị nội dung cho bài giới thiệu.
G:
+ Di tích lịch sử em chọn giới thiệu tên là gì, ở đâu?
+ Di tích đó được xây dựng khi nào?
+ Cảnh quan của di tích đó có gì đặc biệt?
+ Các công trình ở đó gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá nào?
+
– Chuẩn bị tranh ảnh hoặc các phương tiện khác để trình bày,
Lời giải
Hướng dẫn giải:
– Em lựa chọn di tích lịch sử Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm.
– Em đã tìm đọc các tư liệu về lịch sử và nắm được các thông tin liên quan đến di tích lịch sử này: Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
– Em chuẩn bị giới thiệu: Di tích lịch sử em chọn giới thiệu có tên là di tích lịch sử Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, nằm ở giữa Hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Di tích này được xây dựng vào thời khi Pháp chiếm thành Hà Nội, Nguyễn Ngọc Kim là một tên tay sai của thực dân Pháp mê tín, cho xây dựng Tháp Rùa năm 1886. Tháp nằm toạ lạc giữa hồ, có lối kiến trúc kết hợp Đông Tây hoàn hảo. Hai tầng dưới trổ các cửa kiểu cửa vòm của nhà thờ phương Tây, tầng trên cùng làm mái kiểu truyền thống với đầu đao và lưỡng long trầu nhật. Từ năm 1888, Tháp Rùa bị phá huỷ và xây dựng lại, chính thức khánh thành vào năm 1892. Công trình này gắn với sự kiện lịch sử tích truyền lại rằng vua Lê Lợi mượn gươm thần của Đức Long quân, dẹp loạn thành công, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Nếu gặp một người bạn nước ngoài, em sẽ giới thiệu những gì về đất nước mình?
Hình ảnh con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh hiện lên ra sao?
Tác giả muốn nói điều gì về đất nước, con người Việt Nam qua hai khổ thơ cuối?
Qua bài thơ, tác giả thể hiện những tình cảm gì đối với quê hương, đất nước?
Viết bài văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở.
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 23, viết bài văn theo yêu cầu.
Lưu ý:
Khi miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên, em cần sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để bài văn có sức cuốn hút với người đọc.
Ví dụ:
Hôm nay, gia đình tôi chuyển đến nơi ở mới dưới thung lũng, từ biệt dốc núi cheo leo sau bao năm gắn bó. Đứng trên cao nhìn xuống, thung lũng giống như một cái chảo khổng lồ, viền chảo là dãy núi ghé sát vai nhau cao ngất, lòng chảo có cánh đồng lúa xanh rì. Cuối con đường mòn có những mái nhà lô nhô quây quần bên nhau. (Theo Nguyên Bình) |
Trao đổi, góp ý.
Người nói |
Người nghe |
– Giới thiệu được đầy đủ và rõ ràng về di tích đã chọn không? – Trả lời câu hỏi của người nghe có thuyết phục không? – Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ có phù hợp không? – |
– Có chăm chú lắng nghe người trình bày không? – Có tích cực đặt câu hỏi để hiểu rõ về di tích không? – Có thái độ lịch sự khi trao đổi không? – |