Bài đọc 2: Tuần lễ Vàng
* Nội dung bài Tuần lễ vàng: Nội dung bài đọc nói về những khó khăn của nước ta sau khi Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn độc lập, và lời kêu gọi của chính phủ thực hiện sự kiện tuần lễ Vàng kêu gọi và nhận được sự ủng hộ đồng lòng của nhân dân trên cả nước đóng góp vào ngân khố của nhà Nước
Tuần lễ Vàng
Tháng 8 năm 1945, nhân dân ta vùng dậy, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Giữa lúc đồng bào cả nước hân hoan mừng nước nhà độc lập thì một khô khăn lớn xuất hiện. Tiền mặt ở ngân khố cạn kiệt, lại thêm món nợ khổng lồ của chính quyền cũ để lại. Trước tình hình đó, Chính phủ đã kêu gọi người dân góp tiền góp của xây dựng Quỹ Độc lập. Một “Tuần lễ Vàng' được tổ chức từ ngày 17-9 đến ngày 24-9-1945 để thu nhận sự đóng góp của nhân dân.
- Tuần lễ Vàng lan rộng ra cả nước. Người dân, không phân biệt giàu nghèo, đều tự nguyện góp vào Quỹ Độc lập những tài sản quý giá nhất. Rất nhiều người có uy tín đã đi đầu trong phong trào này. Thủ lĩnh người Mông ở Hà Giang Vương Chi Sinh ủng hộ 9 cân vàng và 2,2 triệu đồng bạc trắng. Bà Thêm – hậu duệ của vua Chăm – ủng hộ nhiều vật quý bằng vàng. Gia đình các ông bố Trịnh Văn Bồ, Đô Đình Thiện tiếp tục ủng hộ Cách mạng hàng trăm lạng vàng và hàng trăm nghìn đồng.
Chỉ sau một tuần lễ, nhân dân cả nước đã góp được 370 ki-lô-gam vàng và 20 triệu đồng (tương đương 50 000 lạng vàng).
Theo TẠ QUANG ĐẠO
Đọc hiểu
Ngày 2-9-1945 diễn ra sự kiện gì?
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng cách bổ sung một số câu tả cảnh hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.
2. Kể sáng tạo một đoạn câu chuyện Những chấm nhỏ mà không nhỏ (trang 33 – 34) bằng cách bổ sung một số câu tả tấm bản đồ hoặc nêu cảm nghĩ của nhân vật.
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ lại hôm mua con heo đất. Hôm đó, em chọn đi chọn lại, cuối cùng, thích con heo trên mặt quầy tạp hoá hơn mấy con trong quầy nên lấy nó. Lở con heo đó là của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao? Hải vội đi tìm ba và kể lại chuyển số tiền trong con heo đất dư ra gần ba trăm nghìn. Ba hỏi: 'Vậy, con tính sao?'. Hải níu tay ba: 'Chủ nhật này, ba chở con lên thị xã nha Con phải trả lại tiền cho cô chủ tiệm tạp hoá.'.
Cậu bé và con heo đất (trang 36 - 37)
a) Trong đoạn văn có những chi tiết nào khác với đoạn văn trong bài đọc
b) Người viết sáng tạo thêm những chi tiết ấy nhằm mục đích gì
c) Vì sao có thể nói những chi tiết ấy không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện?
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về những tấm gương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
– 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 1: Vua Lý Thái Tông
* Nội dung bài Vua Lý Thái Tông: Bài đọc kể về cuộc đời và cách vua Lý Thái Tông vận hành cai quản đất nước với các luật lệ chính sách ông đưa ra.
Vua Lý Thái Tông
Lý Thái Tông là vị hoàng đế văn võ song toàn và nổi tiếng nhân từ. Là người rất chăm lo mở mang kinh tế, Lý Thái Tông đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích nông nghiệp. Nhà vua còn nhiều lần tự mình làm ruộng để khích lệ thần dân. Tháng Hai năm 1038, vua cho lập đàn tế Thần Nông ở của Bố Hải. Tế xong, vua tự cầm cây xuống ruộng. Có người can rằng: 'Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế?'. Vua đáp: 'Trẫm không tự cấy thì lấy gì làm xôi cúng tổ tiên, lấy gì cho thiên hạ noi theo?'.
Thấy dân chúng sinh dùng hàng nước ngoài, Lý Thái Tông nghĩ ra cách xử lí rất khéo léo. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc, rồi đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là vua sẽ không dùng gấm vóc của nước Tống nữa, chỉ dùng gấm vóc sản xuất trong nước, qua đó khuyến khích nghề canh cửi.
Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiền của nước nhà. Với việc ban hành bộ Hinh thư, nhà vua đã bãi bỏ lối xử án tuỳ tiện, nhiều khi quá hà khắc của quan lại.
Vào năm 1044, cả nước được mùa lớn, vua Thái Tông bảo: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ'. Vua liền ban lệnh giảm một nửa tiền thuế cho dân cả nước.
Một trăm năm cầm quyền của vua Lý Thái Tông và con, cháu ông là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông được coi là thời kì hưng thịnh nhất của triều Lý. Đó cũng là thời kì các danh tướng như Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt lập những chiến công lấy lừng.
Theo NGUYỄN KHẮC THUẬN
Đọc hiểu
Vua Lý Thái Tông quan tâm phát triển nông nghiệp như thế nào?
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Giải ô chữ
Dựa vào gợi ý, tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để hoàn thành các từ theo từng dòng.
* Dòng 1: ngày lễ chính thức lớn nhất của một nước, thường là kỉ niệm ngày thành lập nước.
* Dòng 3: kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì mục đích chung.
* Dòng 4: yên ổn về trật tự xã hội.
* Dòng 5: bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
* Dòng 6: lá cờ tượng trưng cho một nước.
* Dòng 8: từ đồng nghĩa với nước, nhà nước.
Bài 14: Gương kiến quốc Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Trong đoạn văn sau, những từ nào được viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt?
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của Tổ quốc. Vì vậy,các em cần được yêu thương, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì là mới tươi, quả mới tốt; con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hai thì dân tộc mới tự cường, tự lập.'
Theo CHI MAI
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Các phong trào thi đua của Đội nói lên điều gì về thiếu nhi Việt Nam? Tìm các ý đúng.
a) Thiếu nhi Việt Nam tích cực tham gia bảo vệ Tổ quốc.
b) Thiếu nhi Việt Nam xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
c) Thiếu nhi Việt Nam luôn được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
d) Thiếu nhi Việt Nam là những bông hoa đẹp trong một vườn hoa đẹp.
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tự đánh giá
Các phong trào thi đua của Đội
Phong trào thi đua yêu nước đầu tiên của Đội là phong trào 'Trần Quốc Toản', được Bác Hồ phát động năm 1948. Thiếu nhi khắp nơi đã tham gia phong trào bằng nhiều hoạt động thiết thực như: giúp đỡ việc nhà cho gia đình chiến sĩ, thương binh; tham gia lao động sản xuất; dạy chữ cho đồng bào chưa biết chữ;
Năm 1958, từ sáng kiến của thiếu nhi Hải Phòng và Sơn Tây, phong trào 'Kế hoạch nhỏ' đã nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Với số tiền thu được từ các kế hoạch nhỏ, hàng nghìn công trình thiếu nhi đã ra đời, tiêu biểu là Nhà máy nhựa Tiền Phong, Đoàn tàu mang tên Đội và Khách sạn Khăn Quàng Đỏ.
Năm 1963, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” bắt nguồn từ Trường Phổ thông cấp II Liên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trở thành một phong trào thi đua chung của thiếu nhi Việt Nam. Những tấm gương chăm học, chăm làm, thật thà, dũng cảm, bảo vệ của công, nở rộ khắp nơi như những bông hoa đẹp
của một vườn hoa đẹp.
Từ năm 2017, phong trào 'Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo Năm điều BÁC HỒ dạy' do Hội đồng Đội Trung ương phát động đã trở thành hoạt động xuyên suốt của Đội, tạo môi trường rèn luyện, phát triển các phẩm chất tốt đẹp cho thiếu nhi.
THEO CHI MAI
Câu hỏi và bài tập
Văn bản viết về điều gì? Tìm ý đúng nhất:
a) Viết về các phong trào thi đua trước đây của Đội.
b) Viết về các phong trào thi đua hiện nay của Đội.
c) Viết về các phong trào thi đua từ trước đến nay của Đội.
d) Viết về kết quả các phong trào thi đua của Đội.
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Những chủ nhân của Đất nước
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn kể về một “việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn' của em (hoặc các bạn em). Trang trí bài viết bằng tranh em về hoặc tranh ảnh sưu tầm.
bị Viết đoạn văn kể lại một đoạn trong bài đọc Hoa trạng nguyên (trang 42 – 43) bằng lời của một nhân vật khác trong câu chuyện. Trang trí bài viết bằng tranh em về hoặc tranh ảnh sưu tầm.
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 4: Ngôi nhà thiên nhiên
* Nội dung của bài Ngôi nhà thiên nhiên: Bài thơ kể về hoạt động trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên của bạn nhỏ cùng với các bạn trong lớp của mình.
Ngôi nhà thiên nhiên
(Trích)
Ngôi nhà thiên nhiên
Lớp em đi trải nghiệm
Tíu tít mé đồi quê
Đôi mắt em háo hức
Ồ, bao điều vui ghê:
Kìa là cậu sóc lửa
Đánh đu trên cành thông
Bầy sẻ nâu lích chích
Gọi nắng vàng mênh mông.
Còn đây cô bạn gió
Gom lại bao ý thơ
Để viết câu chuyện nhỏ
Về ngôi nhà trong mơ.
Gió kể chuyện Trái Đất
Muôn loài vui sống chung.
Cây tặng cho bóng mát
Mỗi ban mai ửng hồng.
Chúng em yêu Trái Đất
Yêu thiên nhiên trong lành
Hẹn cùng nhau góp sức
Ươm thật nhiều cây xanh.
BẢO NGỌC
Đọc hiểu
Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ trong chuyến đi trải nghiệm
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài viết 3
Kể chuyện sáng tạo
(Thay đổi vai kể và lời kể)
I. Nhận xét
Hai đoạn văn dưới đây có gì giống và khác với hai đoạn văn có nội dung tương tự trong bài đọc Cậu bé và con heo đất (trang 36 – 37)?
Trong một lần theo ba lên thị xã, em mua được con heo đất. Con heo vừa ngộ nghĩnh vừa giữ được tiền nên bạn nào trong xóm cũng thích. Ít lâu sau, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo 'ăn', em không quên lời má dặn, ghi chép số tiền vào một cuốn số.
Thời gian trôi qua, năm học mới sắp đến, bụng chú heo đất coi chúng đã đầy lắm rồi. Em định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem ti vi, em thương các bạn vùng lũ lụt bị lũ cuốn trôi hết quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,... Em liền xin ba mà đem số tiền trong bụng heo đóng góp cùng cô bác trong xóm hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai.
Gợi ý
a) Người kể chuyện trong mỗi đoạn văn là ai?
b) Các đoạn văn sử dụng những từ ngữ nào khác nhau?
c) Việc làm của cậu bé được kể trong các đoạn văn và ý nghĩa của việc làm ấy có thay đổi không?
Bài 13: Chủ nhân tương lai Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều