+4295 câu hỏi
Câu 872247:
Tự luận

* Đọc văn bản

Khổ luyện thành tài

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi có niềm đam mê hội hoạ từ nhỏ. Năm 14 tuổi, ông được cha đưa đến gặp danh hoạ Vê-rô-ki-ô để học vẽ.

Buổi học đầu tiên, thầy giáo đưa một quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ. Cậu bé rất vui, vì vẽ trứng là việc quá dễ dàng. Cậu cầm bút và cẩn thận về từng nét, từng nét. Ngày hôm sau, thầy giáo lại đưa quả trứng gà và bảo Lê-ô-nác-đô vẽ tiếp. Rồi mấy ngày sau cũng vậy. Cậu bé có chút không vui, nghĩ: “Trứng gà có gì hay ho đâu mà thấy bắt vẽ mãi như thế?”. Dần dần, cậu cảm thấy chán nản với yêu cầu của thầy giáo, cho rằng thầy coi thường năng lực của mình.

Một hôm, cậu mạnh dạn hỏi thầy: “Tại sao thầy luôn bắt em vẽ trứng thế ạ?”. Thầy giáo nói: “Em đừng nghĩ vẽ trứng gà là đơn giản và dễ dàng. Trong một nghìn quả trứng, không thể tìm ra hai quả hoàn toàn giống nhau. Cho dù là cùng một quả trứng, nhưng nếu em nhìn nó từ những góc độ khác nhau thì cũng sẽ thấy những hình dạng khác nhau. Hơn nữa, ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của vật. Muốn thể hiện chính xác quả trứng trên giấy, không thể bỏ qua sự khổ luyện.”.

Ngừng một lát, thầy nói tiếp: “Trong quá trình vẽ, em chú ý đến những điều gì? Thầy muốn luyện tầm nhìn cho em, đây là bước đi đầu tiên dẫn đến thành công của hội hoạ. Chỉ có vẽ tốt quả trứng gà đơn giản này, mới có thể vẽ được những sự vật phức tạp.”.

Nghe những lời nói đó, Lê-ô-nác-đô bỗng hiểu ra mọi điều và cảm nhận được sự khổ công của thầy.

Từ đó về sau, Lê-ô-nác-đô luôn nhớ lời thấy, khổ luyện vẽ tranh. Một năm... hai năm..., trình độ vẽ tranh của Lê-ô-nác-đô ngày càng được nâng cao, cuối cùng đã xuất sắc hơn thầy của mình. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành hoạ sĩ Ý nổi tiếng thế giới.

(Theo 101 câu chuyện học sinh cần đọc giúp các em trở thành nhà khoa học tương lai)

A portrait of a person with a long beard

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Những ngày đầu tiên đi học vẽ, vì sao
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi cảm thấy chán nản?

6 tháng trước 8 lượt xem

Bài 20: Khổ luyện thành tài Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu 872144:
Tự luận

* Đọc văn bản

Trải nghiệm để sáng tạo

An-đéc-xen sinh ra trong một gia đình thợ giày ở Đan Mạch. Khi An-đéc-xen còn nhỏ, cha thường đưa cậu tới đồng cỏ chơi. Cha làm cho cậu chiếc kính có thể nhìn ra xa. Thế là cậu thấy được chim chóc trên trời, thiên nga trong hồ nước, dãy núi cuối làng,... Quan sát mỗi sự vật, cậu lại liên tưởng đến một câu chuyện kì diệu, rồi kể cho cha nghe.

Lên năm tuổi, An-đéc-xen được cha làm cho mấy con rối gỗ. An-đéc-xen vui sướng cho chúng di chuyển, lắc lư cái đầu và trò chuyện cùng nhau. Cha An-đéc-xen thấy vậy liền dựng một cái sân khấu ngoài sân. Cậu bé may quần áo cho rối gỗ, đưa rối lên biểu diễn. Tối nọ, An-đéc-xen đứng trên sân khấu, ca hát và đọc thơ. Đột nhiên, có ngôi sao chổi vụt qua bầu trời. Xúc động bởi hiện tượng độc đáo ấy, cậu viết câu chuyện Sao chổi.

Những ngày lên Cô-pen-ha-ghen kiếm việc làm, An-đéc-xen luôn say mê sáng tác. Cuốn sách đầu tiên của ông đã được xuất bản. Đọc cuốn sách, Quốc vương Đan Mạch rất thích thú, cho gọi An-đéc-xen đến và hỏi ông có tâm nguyện gì. Ông nói rằng mình muốn đến nhiều nơi để trải nghiệm cuộc sống. Quốc vương bèn tặng ông một số tiền để giúp ông thoả nguyện.

Trong những ngày chu du khắp các nước, An-đéc-xen quen biết nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau. Ông bất bình trước những kẻ coi thường dân nghèo. Ông thương cảm với bao thân phận bé nhỏ, thiếu may mắn. Ông trân trọng những tâm hồn trong sáng, cao thượng. Bằng những trải nghiệm phong phú và một trái tim nhân hậu, ông đã cho ra đời một loạt tác phẩm: Vịt con xấu xí, Cô bé bán diêm, Nàng tiên cá, Chú lính chì dũng cảm,... Đây là những câu chuyện đã làm xúc động hàng triệu trẻ em trên thế giới.

(Phan Thế Quân tổng hợp)

* Trả lời câu hỏi

Những trải nghiệm nào ngày thơ ấu đã hun đúc nên tài năng của An-đéc-xen?

6 tháng trước 51 lượt xem

Bài 19: Trải nghiệm để sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu 872129:
Tự luận

* Đọc văn bản

Tấm gương tự học

Tạ Quang Bửu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Ông là nhà khoa học và nhà giáo dục đa tài, uyên bác hiếm có.

Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị: tự học, học suốt đời và học say mê. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.

Tạ Quang Bửu còn là tấm gương của việc học toàn diện. Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học,... đặc biệt là ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quân sự tiếng Nga. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông luôn tranh thủ thời gian tự học, để thoả mãn niềm đam mê của mình. Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”.

Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

(Phan Sơn tổng hợp)

A blue sign with white text

Description automatically generated

* Trả lời câu hỏi

Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?

6 tháng trước 38 lượt xem

Bài 18: Tấm gương tự học Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Câu 872124:
Tự luận

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính của tác giả Ê-lê-na Pha-vi-li và Phran-xét-ca Ca-va-lô là cuốn sách thú vị kể về 100 phụ nữ nổi tiếng toàn cầu. Trong đó, người để lại ấn tượng mạnh nhất là Mi-lô – nữ nghệ sĩ trống người Cu-ba. Ngay từ nhỏ, Mi-lô đã bộc lộ rõ năng khiếu âm nhạc của mình. Trống tim-pan-ni, công-ga, bông-gô,.., loại nào cô cũng chơi được. Mi-lô mơ ước trở thành một nghệ sĩ trống, mặc dù ở quê hương cô, chỉ con trai mới được chơi trống. Cô quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Hằng ngày, cô rèn khả năng cảm nhận âm thanh bằng cách lắng nghe những tiếng động xung quanh: tiếng lá đu đưa, tiếng chim ruồi vỗ cánh,... Với sự kiên trì, cô đã thuyết phục được cha cho tham gia lớp học nhạc. Trải qua bao khó khăn, Mi-lô vẫn tin: “Sẽ đến một ngày mình được chơi trong một ban nhạc thứ thiệt!'. Nhờ tài năng, sự nỗ lực và niềm tin của Mi-lô, thế giới đã có một nghệ sĩ trống nổi tiếng. Mi-lô đã trở thành tấm gương về lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ.

(Vũ Mạnh Huy)

a. Đoạn văn trên có nội dung chính là gì? Chọn đáp án đúng.

A. Nêu tình cảm, cảm xúc của người viết đối với nhân vật Mi-lô.

B. Giới thiệu về nhân vật Mi-lô trong cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.

C. Nêu lí do người viết yêu thích cuốn sách Truyện kể hằng đêm dành cho các cô bé cá tính.

D. Kể về 100 phụ nữ nổi tiếng trên thế giới.

b. Tìm phần mở đầu và kết thúc của đoạn văn. Mỗi phần cho biết thông tin gì?

c. Phần triển khai nói về những đặc điểm nào của nhân vật Mi-lô? Với mỗi đặc điểm, người viết đã đưa những dẫn chứng gì (về hành động, suy nghĩ,... của nhân vật)?

A cartoon of a child playing drums

Description automatically generated

6 tháng trước 46 lượt xem

Bài 17: Thư gửi các học sinh Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức