Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố ngàn hoa, nổi tiếng với hồ trong xanh và thông mơ màng.
Nằm trên độ cao 1 500 mét so với mặt nước biển, Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. Đây là nơi nghỉ mát lí tưởng của du khách chẳng những vì không khí mát lành mà còn bởi những cảnh đẹp đến nao lòng.
Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ. Suối Vàng có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào. Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
Trong nắng ấm, bầu trời Đà Lạt không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. Cái màu xanh của tầng không càng thêm lung linh biến ảo khi phản chiếu xuống những mặt hồ trong suốt như pha lê.
Cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm. Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ. Hương hoa hoà với hương ngàn thông làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng.
Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh'.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
a. Bài văn trên tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) (no nê/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
(Theo Vũ Hùng)
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm trong mỗi nhóm từ dưới đây những từ có nghĩa giống nhau.
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít... (Theo Nguyễn Kiên) |
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim. (Theo Hữu Vi) |
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Nêu chủ đề của bài thơ.
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Trước cổng trời
(Trích)
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối.
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói...
Những vật nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt triền rừng hoang dã.
Người Tày từ khắp ngà
Đi gặt lúa, trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm.
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi, suối reo
Ấm giữa rừng sương giá.
(Nguyễn Đình Ảnh)
* Trả lời câu hỏi
Dựa vào khổ thơ thứ nhất, hãy miêu tả khung cảnh “cổng trời” theo hình dung của em.
Bài 9: Trước cổng trời Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đánh giá.
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Trình bày.
Dựa vào nội dung dã chuẩn bị, giới thiệu về nơi vui chơi mà em đã đến hoặc muốn đến.
Lưu ý:
– Khi nói, có thể thể hiện suy nghĩ, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,...
– Khi nghe, nên ghi lại những điều thú vị mà em muốn học tập trong bài giới thiệu của bạn.
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Nghe thầy cô nhận xét chung về bài làm của lớp.
– Về hình thức trình bày từng phần của báo cáo.
– Về các thông tin nếu trong bảng biểu, các nhận xét, đánh giá trong nội dung báo cáo.
– Về cách dùng từ, viết câu
– Về chính tả
–
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Viết tiếp câu dưới đây, trong đó có sử dụng đại từ thay thế.
Tôi lại gần một cây đại thụ. |
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm các đại từ trong đoạn dưới đây và cho biết mỗi đại từ đó dùng để xưng hô hay để thay thế.
Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Chúng hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. |
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Hành tinh kì lạ
Khi tàu vượt qua hành lang lửa trên hành trình thám hiểm không gian, phía trước tàu bỗng xuất hiện những tia sáng nhấp nháy. Các kim đồng hồ ở buồng lái rối loạn, rồi không nhúc nhích nữa. Tàu buộc phải đáp xuống hành tinh gần nhất.
Cửa tàu hé mở, hai người ăn mặc như sĩ quan bước vào. Họ kiểm tra chúng tôi và vật dụng mang theo. Chăn-bai huých tôi, nói nhỏ:
– Người máy.
Tôi giật mình nhưng chưa nhận ra họ có gì khác thường. Khi họ đưa chúng tôi vào thành phố, tôi quan sát những người xung quanh mới nhận ra sự khác biệt. Da của họ có nhiều màu: hồng, ánh xanh, vàng nghệ hoặc tím,... Vài người kéo cao tay áo, để lộ những cánh tay bằng thép.
– Chắc họ chỉ quen “dời non, lấp biển” – Chăn-bai cười.
Cậu chăm chú nghe máy dịch tự động, lẩm bẩm:
– Mỗi ngày mười giờ, một tuần mười ngày, mỗi tháng mười tuần, một năm mười tháng. Thế là dài hơn hay ngắn hơn ở Trái Đất nhỉ?
Tôi thì mải mê với máy móc dọc đường đi. Tất cả các việc đều do máy làm, từ xây dựng đến cắt tóc, tẩm quất,... Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Chúng hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. Tất nhiên, tôi chẳng ra lệnh được cho xe nào vì không cái nào thuộc sở hữu của tôi.
Cái gì cũng hấp dẫn cho tới khi chúng tôi thấy quá nóng bức. Ở Trái Đất, 30 độ chưa nóng lắm, nhưng ở đây oi bức lạ thường mặc dù có rất nhiều cây. Tôi lại gần một cây đại thụ. Thân to đồ sộ, gốc rễ xù xì, cành lá xanh tươi, nhưng càng lại gần càng nóng ran. Tôi sờ vào thân cây và chợt phát hiện ra đây cũng chỉ là cái máy mang hình cây. Chao ôi, tôi bỗng nhớ Trái Đất của tôi làm sao! Tôi thèm bóng cây râm mát với tiếng chim hót ríu ran làm sao! Bao giờ tôi mới được trở về?
(Theo Viết Linh)
* Trả lời câu hỏi
Tìm chi tiết cho biết lí do con tàu phải hạ cánh xuống hành tinh gần nhất.
Bài 8: Hành tinh kì lạ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa.
G:
– Bản báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định hay không?
– Các thông tin trong bản báo cáo có đảm bảo tính chính xác và được trình bày rõ ràng theo các mục hay không?
– Bảng biểu, số liệu có được trình bày rõ ràng, sạch dẹp hay không?
–
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Viết.
G:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của tổ hoặc của lớp gửi thầy cô, em viết theo mẫu dưới đây:
– Nếu viết báo cáo về hoạt động của chi đội gửi thầy cô Tổng phụ trách Đội, em viết theo mẫu dưới đây:
Lưu ý:
– Dùng dấu gạch ngang đánh dấu mỗi ý trình bày.
– Trước khi viết báo cáo, nên lập bảng thống kê và tổng hợp số liệu về các công việc đã làm.
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Viết báo cáo công việc theo 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Trong vai tổ trưởng hoặc lớp trưởng, báo cáo thầy có về các hoạt động của tổ hoặc của lớp trong tháng qua. Đề 2: Trong vai chi đội trưởng, báo cáo thấy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua. |
Chuẩn bị.
– Đọc lại bản báo cáo trong hoạt động Viết ở Bài 6 để xác định các nội dung cần viết.
– Để chuẩn bị nội dung cho bản báo cáo, em cần tìm hiểu, ghi chép số liệu, thông tin chính xác về các hoạt động của tổ, của lớp hoặc của chi đội trong tháng qua và lập bảng biểu thích hợp.
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Dùng đại từ để thay thế cho những từ ngữ lặp lại trong mỗi đoạn dưới đây và cho biết việc dùng đại từ thay thế như vậy có tác dụng gì.
a. Thành tặng tôi một quyển truyện tranh. Việc Thành tặng tôi một quyền truyện tranh làm tôi rất xúc động.
b. Thanh nhìn ra cái khung cửa mở rộng. Ngoài cái khung cửa mở rộng là một khu vườn xanh mát.
c. Tôi thích xem phim hoạt hình. Chị tôi cũng thích xem phim hoạt hình.
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Thực hiện các yêu cầu:
a. Chọn các từ dùng để xưng hô (tôi, anh, chúng ta) thích hợp với mỗi bông hoa để hoàn chỉnh câu chuyện vui dưới dây:
Suy luận của Sơ-lốc Hôm
(1) Sơ-lốc Hôm và bác sĩ Oát-xơn đi cắm trại.
(2) Hai người nằm ngủ trong một chiếc lều.
(3) Gần sáng, Sơ-lốc Hôm lay bạn dậy và hỏi:
− (4) Oát-xơn, nhìn xem, thấy cái gì?
– (5) thấy rất nhiều sao.
– (6) Theo anh, thế có nghĩa là gì?
– (7) Nghĩa là sẽ có một ngày đẹp trời. (8) Còn , nghĩ sao?
– (9) Theo , điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của
(Theo Truyện cười đó đây)
b. Tìm đại từ thay thế trong câu 6. Những đại từ nào có thể thay thế cho đại từ đó?
c. Thay đại từ nghi vấn trong câu 8 bằng một đại từ nghi vấn khác.
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Bộ sưu tập độc đáo
Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói:
– Sắp nghỉ Tết, thấy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm.
Cả lớp ồ lên. Long cười rất “oách” vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cùng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo:
– Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ.
Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa được nhỉ?' Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bổ chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo:
– Cậu nói một câu chúc lớp mình đi!
– Chúc gì được chứ?
– Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi.
Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong.
Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa.
– Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền!
Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình.
– Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua.
Cả lớp cười lăn. Long – chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương:
– Độc đáo quá, ý nghĩa quả!
(Theo Trường Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch)
Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?
Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức