Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.
G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.
– Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ dối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.
– Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
Bài 6: Ngôi sao sân cỏ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Bài 6: Ngôi sao sân cỏ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?
b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?
c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.
d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.
– Về hình thức
– Về nội dung
Bài 6: Ngôi sao sân cỏ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đặt câu nối tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.
M: Mạnh lăn xả cướp bóng.
→ Mạnh lăn xả cướp bóng. Hậu vệ lớp C cũng vậy.
a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý.
b. Lớp tôi càng đá càng hay.
Bài 6: Ngôi sao sân cỏ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Ngôi sao sân cỏ
Tôi được bạn bẻ khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc. Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt “giới hâm mộ bóng đá trường nhà' trong trận đấu với lớp 5C sáng nay.
Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dần xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc.
Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn. Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chạy như một ngôi sao sản cỏ. Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng. Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai, lớp C được thể tấn công và ghi liền hai bàn.
Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý. Mạnh thở hồng hộc:
– Tại Việt cứ một mình ôm bóng, tụi nó phá mất.
Vĩnh đanh mặt:
– Hiệp sau đừng ích kỉ thế.
Tôi hầm hầm:
– Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì.
Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi.
Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai. Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyển cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn. Tôi làu bàu: “Giữ bo bo thể làm gì chẳng lỡ.”. Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt.
Lớp tôi càng đá càng hay. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Hậu vệ lớp C không sao chặn nổi đường bóng ấy. Rồi Mạnh ung dung đội đầu, tạt bóng gọn vào lưới.
Cả sân vỗ tay vang dội. Bàn thắng đẹp quá! Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp thế không? Tôi bần thần nghĩ, không biết Vĩnh chạy đến: “Vào đi Việt, Chiến đau chân.”. Tôi ngẩn ra giây lát rồi tức tốc chạy theo Vĩnh, cứ như vừa đón được một đường bóng đồng đội chuyền đến cho tôi.
(Theo Lê Khắc Hoan)
* Trả lời câu hỏi
Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.
Bài 6: Ngôi sao sân cỏ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn các đại từ thay thế thích hợp với mỗi bông hoa và cho biết chúng được dùng để thay cho từ ngữ nào.
a. Cô dạy mình động tác bơi ếch. Động tác thật lạ.
b. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì , con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín.
c. Mây đen đã kéo đến đầy trời. Nhưng bọn trẻ chẳng chú ý đến điều .
Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tìm các từ dùng để xưng hô trong mỗi đoạn dưới đây. Nhận xét về thái độ của người nói qua các từ đó.
a. Trông thấy tôi theo mẹ vào đến cổng, bà buông cái chổi, chạy ra nắm tay tôi.
– Cu Dũng lớn ngần này rồi ư?
[...]
Bà xăng xái xuống bếp lấy dao ra vườn chặt mía đem vào.
– Mía ngọt lắm, mẹ con ăn đi cho đỡ khát.
Bà róc, bà tiện, bà chẻ từng khẩu mía đưa cho tôi:
– Ăn đi! Cháu ăn đi! Răng bà yếu rồi, bà chả nhai được đâu.
(Theo Vũ Tú Nam)
b. Cánh cam vùng chạy, nhớn nhác tìm lối thoát. Chuột cống cười phá lên:
– Ha ha! Ta đã cho bịt kín tất cả lối ra vào. Nhà ngươi chớ có nhọc công vô ích! Tất cả các ngươi đã trở thành nô lệ của ta. Dưới cống này, ta là chúa tể, các ngươi không biết sao?
(Vũ Tú Nam)
Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Tiếng hạt nảy mầm
Mắt sáng, nhìn lên bảng Lớp mươi nụ môi hồng Đôi tay cô cụp mở Báo tưng bừng thanh âm.
Cánh sẻ vụt qua song Hót nắng vàng ánh ỏi Các bé vẫn lặng chăm Nhìn theo cô mấp máy.
Sau ngón tay cô đấy Là tiếng hạt nảy mầm Tiếng lá động trong vườn Tiếng sớm mai mẹ gọi.
|
Tiếng cuộc đời sâu vợi Con tàu biển buông neo Ngôi sao mọc rừng chiều Vỏ ngựa ran vách đá.
Bao nghĩ suy vất vả Trong mắt người lo toan Để từng âm có nghĩa Bật lên từ môi em.
Nghe cánh vỗ chim non Trước diệu kì tiếng hót Giữa hồn nhiên lớp học Ai nụ cười rưng rưng. (Tô Hà)
|
* Trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra dây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?
Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đánh giá.
Bài 4: Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Thảo luận về những chi tiết thú vị trong câu chuyện em yêu thích.
Chuẩn bị.
– Nhớ lại câu chuyện mà em yêu thích.
G:
– Liệt kê các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
G:
– Ghi chép những ý kiến dự định phát biểu.
Bài 4: Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa.
– Giới thiệu được câu chuyện một cách hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.
– Kể chuyện với chi tiết sáng tạo độc đáo nhưng không làm thay đổi nội dung chính, ý nghĩa của câu chuyện gốc.
Bài 4: Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa. Đề 2: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật. |
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
– Khi thêm lời kể, tả, thêm lời thoại hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện, cần lựa chọn chi tiết sáng tạo hấp dẫn, thú vị và phù hợp với nội dung câu chuyện.
– Khi đóng vai kể chuyện, cần chọn cách xưng hô phù hợp và kể, tả sự việc theo đúng cảm xúc của nhân vật mà em đóng vai.
Một số đoạn văn tham khảo:
– Sáng tạo thêm chi tiết (lời kể, lời tả, hội thoại,...) cho câu chuyện.
Cánh đồng hoa
Ngồi tựa vào gốc cây, các bạn nhỏ ngước nhìn bầu trời. Trên bầu trời xanh biếc, muôn vàn đám mây như đang đùa giỡn, trông thật vui nhộn. Một cụm mây bỗng tách ra, nhìn giống bông cúc trắng khổng lồ. Rồi một cụm mây nữa, trông giống đoá quỳnh tinh khôi. Những “bông hoa mây” cứ bồng bềnh, bồng bềnh, khiến Mư Hoa phải bật dậy reo lên: “Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không?”
– Thay đổi cách kết thúc của câu chuyện.
Thanh âm của gió
Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố hẹn chúng tôi ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là chúng tôi tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió cứ lao xao, lao xao đưa chúng tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện.
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đang bơi lội tung tăng trong làn nước xanh mát, bỗng nhiên tôi bị cuốn phẳng đi. Tôi hốt hoảng nhận ra mình đã mắc vào một tấm lưới và bị nhấc bổng lên khỏi mặt nước. Trước mắt tôi là một ông lão có nét mặt khắc khổ. Ông nhìn tôi với vẻ thất vọng, có lẽ vì trong lưới chỉ có mỗi mình tôi.
Bài 4: Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức
a. Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm trong các câu sau:
Thỉnh thoảng lại nghe những trái bần chín rớt tôm xuống sông, âm thanh rất đỗi quen thuộc và gắn gũi với bọn trẻ sống ở xứ cù lao này. |
Mỗi chiều, bọn trẻ chúng tôi tụ năm tụ bảy ở bển sông, vui đùa dủ các trò của tuổi con nít. |
Trái bần chua cũng là một 'đặc sản' của quê tôi. |
b. Qua những từ in đậm ở trên, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà văn trong bài Bến sông tuổi thơ? Chọn đáp án đúng.
A. Nhà văn sử dụng từ ngữ gần gũi với trẻ em.
B. Nhà văn dùng từ ngữ phổ biến với nhiều người.
C. Nhà văn sử dụng từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ.
Bài 4: Bến sông tuổi thơ Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 – Kết nối tri thức