Đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
(Ca dao)
Ai qua Bình Định đang trưa,
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan
Ai về ăn ổi Đình Quang,
Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Dài.
(Ca dao)
Mồng Bảy hội Khám, mỏng Tám hội Dâu
Mồng Chín đâu đâu trở về hội Gióng.
(Ca dao)
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa.
a. Tự nhận xét bản chương trình em viết theo những yêu cầu dưới đây:
– Có đủ các mục của chương trình.
– Nội dung của từng mục được trình bày rõ ràng.
– Hình thức bản chương trình đúng yêu cầu, có bảng biểu.
b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết.
G:
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết chương trình cho một trong những hoạt động dưới đây: – Phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp. – Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15 tháng 5). – Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức. |
Chuẩn bị
– Chọn một hoạt động, xác định mục đích, thời gian, địa điểm.
– Liệt kê các hoạt động cụ thể và phân công người phụ trách.
– Dự kiến phương tiện, dụng cụ,... cần có.
Lưu ý: Ghi chép lại các nội dung đã chuẩn bị.
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Đường quê Đồng Tháp Mười
Bông súng thả lồng đèn
Sáng bồng bềnh mặt nước
Cá lòng tong chạy trước
Dẫn đường về thăm ông.
Đường quê, sào vít cong
Xuồng lướt như tên bắn
Cò ở đâu giật mình
Bay lẫn vào mây trắng.
Lấm lem con trâu đầm
Chém cặp sừng loé nắng
Xình xịch thuyền đuôi tôm
Chở lúa vàng, rẽ sóng.
Kìa mấy búp sen hồng
Nối đầu thu, cuối hạ
Nước lớn sông Cửu Long
Chơi với sen nghiêng ngả.
Về xứ mười tầng tháp
Leo cầu trăm đốt tre
Ông đứng như bụt hiện
Chờ cháu cuối đường quê.
(Trần Quốc Toàn)
* Trả lời câu hỏi
Ở khổ thơ đầu, đường về quê thú vị như thế nào qua cảm nhận của bạn nhỏ?
Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đọc bản chương trình dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động nào?
b. Chương trình gồm có mấy mục? Đó là những mục nào?
c. Mỗi mục gồm những nội dung gì?
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Chọn từ ngữ thay thế cho từ in đậm để liên kết các câu trong đoạn văn dưới đây:
Đà Lạt là địa danh du lịch nổi tiếng của nước ta. Đà Lạt níu chân du khách không chỉ vì khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ mà còn bởi nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Trong những ngày lưu lại ở Đà Lạt, du khách không thể không ghé thăm thung lũng Tình yêu, núi Lang Bi-ang, hồ Xuân Hương,... Đó là những địa danh huyền thoại đã làm nên một Đà Lạt mộng mơ. Để làm mới mình trong mắt du khách, gần đây, Đà Lạt xây dựng thêm một số điểm du lịch mới như làng Cù Lần, đồi chè Cầu Đất, vườn dâu tây Đà Lạt,.. Những điểm du lịch này sẽ góp phần làm nên một Đà Lạt vừa truyền thống vừa hiện đại, giàu sức hút đối với du khách trong nước và thế giới.
(Lâm Anh)
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Các từ ngữ in đậm trong mỗi đoạn văn dưới đây thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. (Theo Hà Phong) |
b. Một giây... hai giây... ba giây. Vèo một cái, con dơi buông người nhảy dù vào không trung rồi biến mất như một tia chớp. Chúng tôi vỗ tay reo hò ầm ĩ. Tối hôm ấy, chúng tôi rước đèn, chúng tôi phá cỗ, thỉnh thoảng lại ngước lên vòm trời trong biếc xem có thấy “nhà du hành” bay trở lại hay không. (Theo Vũ Tú Nam) |
c. Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót... Hót một lúc lâu, “nhạc sĩ giang hồ” không tên, không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ... (Theo Ngọc Giao) |
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. (Theo Tiếng Việt 1, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
|
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn. (Theo Thiên Lương) |
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
* Đọc văn bản
Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn
Đến Tây Nguyên, ta thường được nghe tiếng đàn t’rưng ngân dài theo dòng suối, hoà cùng tiếng gió trên đèo núi hoang vu...
Cùng với điệu hát ru, tiếng đàn t’rưng đã đi vào kí ức tuổi thơ của các bạn trẻ Tây Nguyên từ lúc còn được địu trên lưng mẹ. Lớn lên, mỗi bước chân của họ vào rừng kiếm củi, xuống suối lấy nước, ra nương trỉa lúa,... đều vấn vương nhịp điệu khi khoan khi nhặt, khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối reo của đàn t’rưng.
Dưới mỗi gầm chòi cao lêu nghêu ở sát bên chân rẫy, đều có một chiếc đàn t’rưng cong cong như chiếc võng đưa em. Mùa lúa chín, trai làng thay phiên nhau trực ở chòi canh. Chốc chốc, họ lại gõ trên chiếc đàn t’rưng, dạo một bản nhạc “đánh tiếng” đuổi chim muông và thú rừng mon men đến rẫy phá lúa. Tiếng đàn chẳng những rộn rã suốt ngày mà còn thánh thót thâu đêm, làm ấm lòng những chàng trai canh rẫy trong rừng khuya sương lạnh.
Từ buôn này sang buôn khác, ta còn thấy những chiếc đàn t’rưng trên đỉnh dốc cao. Người đi qua đây sẽ gõ cho tiếng đàn vang lên để thêm yên tâm, vững bước vượt qua quãng đường rừng u tịch.
Cùng với mái nhà rông thân thượng, cao vút, tiếng đàn t’rưng rộn ràng, lưu luyến đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ của người Tây Nguyên.
(Theo Ay Dun và Lê Tấn)
* Trả lời câu hỏi
Bài đọc nói về điểm nổi bật nào của vùng đất Tây Nguyên?
Bài 13: Đàn t’rưng – tiếng ca đại ngàn Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Trình bày.
– Giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch theo những nội dung đã chuẩn bị. Nhấn mạnh vào những đặc điểm gây ấn tượng của địa điểm tham quan, du lịch.
– Nghe lời giới thiệu của bạn và ghi chép những thông tin mới.
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch mà em biết.
Chuẩn bị.
G:
– Có thể giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch em đã đến hoặc được biết qua sách báo, ti vi,... theo các nội dung sau:
– Khi giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch, có thể sử dụng thêm tranh ảnh, bản đồ để chỉ dẫn về khoảng cách địa lí, phương tiện đi lại,...
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Viết lại một số câu trong đoạn văn của em theo gợi ý dưới đây:
– Nêu tình cảm, cảm xúc về khung cảnh diễn ra sự việc. Ví dụ:
Chiều Ba mươi, bên suối đã thấy bóng các bà, các mẹ rửa rau ngải để làm bánh. Mùi thơm của rau ngải như ướp hương vào dòng suối. Tiếng cười lanh lảnh của đám trẻ con theo chân người lớn ra suối nghịch nước làm đám chim chào mào giật mình bay vụt lên từ bụi cây lúp xúp. Đất trời như được gột rửa và trở nên tinh khiết lạ thường. Tôi bỗng thấy lòng mình như mở ra, trong sáng với hương rau ngải phảng phất xa gần. (Nguyễn Luân)
|
– Nêu tình cảm, cảm xúc về hoạt động. Ví dụ:
Chiều mùng 2 tết Thanh minh, cả nhà tối tất bật làm bánh ngải. Bố vung cao tay chày giã bột. Mẹ khéo léo lật giở từng thớ bột đang chuyển dần sang màu xanh mướt. Còn bà thì tỉ mẩn chuẩn bị vừng đen và mật mía để làm nhân bánh. Tôi chạy lăng xăng từ chỗ nọ sang chỗ kia, lâu lâu lại hít hà căng bụng mùi thơm của mật mía, của bột bánh. Tôi cảm nhận rõ sự rộn ràng, hối hả nhưng ấm áp từ những việc làm của mọi người trong nhà. Vì thế tôi càng háo hức khi nghĩ đến những chiếc bánh ngải đang dần hình thành từ đôi bàn tay của bà, của mẹ, của cha. (Nguyễn Luân)
|
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Đánh giá bài viết.
a. Nghe thầy cô giáo nhận xét về bài làm.
b. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi và sửa lỗi. Ví dụ:
– Bài viết bị lạc ý hoặc lặp ý.
– Chưa nêu được ấn tượng chung về sự việc.
– Chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc về các chi tiết nổi bật của sự việc (khung cảnh, hoạt động,...).
– Sử dụng từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc chưa phù hợp.
–
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Tìm từ có tiếng cổ thay cho bông hoa trong mỗi câu dưới đây:
(1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà , có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời đến hiện đại, trong đó có những rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,... (Theo Hoàng Anh) |
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức
Vì sao nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu? Chọn những đáp án đúng.
A. Vì nó mô phỏng điệu múa cầu mưa của phụ nữ Cơ-tu.
B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu.
C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu.
D. Vì nó là sản phẩm của những người thợ dệt Cơ-tu.
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Kết nối tri thức