Bài đọc 3: Thái sư Trần Thủ Độ
* Nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ: Câu chuyện kể về sự liêm khiết và giữ đúng phép nước của thái sư Trần Thủ Độ, không vì chức vụ và quyền hạn của mình mà bao che nâng đỡ làm trái với phép nước
Thái sư Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là người có công lập nên nhà Trần, lại là chú của vua và đứng đầu trăm quan, nhưng không vì thế mà ông tự cho phép mình vượt qua phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức cầu đường. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
– Người có phu nhân xin cho làm chức cầu đường, không thể ví như những cầu đường khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
– Tôi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho
Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:
– Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.
Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:
– Kẻ này dám tâu xuống với trầm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:
– Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người
nói thật.
Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư
Đọc hiểu
Trần Thủ Độ có địa vị đặc biệt như thế nào trong triều đình?
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:
a)
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường chúng tôi đi về quê Bác. Những 'tranh họa đồ' giờ đây không phải chỉ có “non xanh nước biếc.
HOÀI THANH - THANH TỊNH, Phong cảnh quê Bắc
b) Bản tôi chạy dọc hai bên bờ suối, trên hai sườn núi tương đối bằng phẳng. Con suối khá to từ những dãy núi xa lắc xa lơ chảy về.
VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi
c) Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cũng nhạt dẫn cũng là khi giỗ bắt đầu lộng lên. Không khi dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Theo NGUYÊN THỤY KHA, Chiều ngoại ô
d) Một buổi có những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuộm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dạt dào. Mua đã xuống bên kia sông: gió càng thêm mạnh, mặc sức điện đảo trên cảnh cây.
TÔ HOÀI, Mưa rào
1) Mở bài trực tiếp: Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu. |
2) Mở bài gián tiếp: Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn. |
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?
a) Hoa buởi là hoa cây, còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn.
NGÔ VĂN PHÚ
b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dương như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
a) Tháng Chạp khô héo, hoa kim ngân nở vàng từng búi.
TÔ HOÀI
b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.
THEO NGUYỄN PHAN HÁCH
c) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
THI SẢNH
d) Dù Tuyết chưa một lần đến Huế nhưng cô vẫn có thể hình dung ra sự thơ mộng của dòng sông
QUANG MINH
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 2: Người công dân số Một (Tiếp theo)
* Nội dung bài Người công dân số Một: Trong bài đọc tiếp theo cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành được thảo luận về sự chênh lệch giữa ta và nước họ, và ý nghĩ sẽ ra nước ngoài của anh Thành để học kiến thức từ họ về để cứu dân minh
Người công dân số Một (Tiếp theo)
Lê: Phải, chúng ta là con dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được gì nào? Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?
Thành: Tôi muốn đi sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học trí khôn của họ để về cứu dân mình...
Lê: Anh ơi, Phú Lăng Sa ở xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới tới nơi.
Một suất về hàng ngàn đồng. Lấy tiền đầu mà đi
Thành: Tiền đây chứ đâu? (Xoè hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên là Mai,
quân Hải Phòng. Anh ấy làm bếp dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rôn-vin. Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó...
(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào.)
Mai (Với anh lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ, tôi đã xin
được cho anh chân phụ bếp.
Thành: Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?
Mai: Càng sớm càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất vả, khổ nhọc lắm đầy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được. Mà chết thì người ta
bỏ vào áo quan, bắn một loại súng chào, rồi 'A-lê hấp!', cho phẳng xuống biển. là rồi đời.
Thành: Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta... Đi ngay
có được không, anh?
Mai: Cũng được.
(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)
Lê: Này... Còn ngọn đèn hoa kì...
Thành: Sẽ có một ngọn đèn khác, anh ạ. Chào anh nhé! (Cũng Mai đi
ra cửa)
Le: Ch...ào!
(Tắt đèn)
Theo HÀ VĂN CẦU – VŨ ĐÌNH PHÒNG
Đọc hiểu
Vì sao anh Thành quyết định ra nước ngoài để tìm đường cứu nước?
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Trao đổi về tác phẩm được giới thiệu.
Gợi ý về nội dung trao đổi
– Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài hát) đó nói về điều gì
+ Ca ngợi Bác Hồ.
+ Thể hiện tình cảm của thiếu nhi (hoặc của nhân dân ta, của bạn bè
quốc tế) với Bác Hồ.
– Em thích chi tiết (hoặc hình ảnh) nào trong tác phẩm?
Cách trình bày, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Dựa vào kết quả quan sát ở tiết học trước, em hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một phong cảnh mà em thích.
Gợi ý
1. Sử dụng sơ đồ tư duy để tìm ý:.
– Viết ra giấy bất kì từ nào thể hiện suy nghĩ hoặc kết quả quan sát của em (từ khoá).
– Lựa chọn, kết nối các ý:
* Nối các từ khoá có quan hệ gần nhất với nhau.
• Bỏ những từ không phù hợp hoặc không cần thiết.
• Sắp xếp lại các từ khoá theo thứ bậc từ ý lớn đến ý nhỏ.
2. Lập dàn ý dựa theo cấu tạo của bài văn tả phong cảnh đã học ở Bài viết 1 (trang 6 - 7).
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 1: Người công dân số Một
* Nội dung bài Người công dân số Một: Bài đọc nói về cuộc hội thoại giữa anh Lê và anh Thành về nguồn gốc và quan hệ đồng bào của mình
Người công dân số Một
Cảnh trí
Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.
Lê: Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai, anh có thể đến nhận việc đấy.
Thành. Có lẽ thôi, anh ạ.
Lê: Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đội cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thềm năm hào... (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ: Anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.
Thành: Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống
Lê: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Thành: Anh Lê này! Anh học Trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì .... ờ …anh là người
nước nào?
Lê: Anh hỏi lạ thật! Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.
Thành: Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cũng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
Lê: Sao lại không? Không bao giờ tôi quên đống máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Thành: Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kỳ. Đèn hoa kỳ lại không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không
có khói.
Lê: Anh kể chuyện đó làm gì
Thành: Vì anh với tôi.. Chúng ta là công dân nước Việt...
(Còn nữa)
THEO HÀ VĂN CẦU - VŨ ĐÌNH PHÒNG
Đọc hiểu
Dựa vào bài đọc và hiểu biết của em về tiểu sử của Bác Hồ, hãy cho biết câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào.
Bài 12: Người công dân Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em cần cố gắng thêm về mặt nào?
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Nội dung chính của bài thơ là gì? Tìm các ý đúng.
a) Miêu tả vẻ đẹp của mầm non.
bị Miêu tả sự phát triển của rừng cây.
c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
d) Miêu tả vẻ đẹp tươi xanh, dịu dàng của mùa xuân.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về? Tìm ý đúng.
a) Nhờ những màu sắc tươi tần của cỏ cây, hoa lá.
b) Nhờ những cơn mưa phùn và sự im ắng của mọi vật.
c) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật.
d) Nhờ có sự xuất hiện của những đám mây và chú thỏ.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tự đánh giá
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nhỏ nhỏ
Còn nằm nép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy máy bay hồi hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muỗng
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...
VÕ QUẢNG
Câu hỏi và bài tập
Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng những cách nào? Tìm ý đúng
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
c) Nói với sự vật như nói với người.
d) Tác giả sử dụng cả ba cách trên.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Giới thiệu bài viết với các bạn.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Góc sáng tạo
Muôn màu cuộc sống
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a) Viết đoạn văn tả vẻ đẹp của một mùa mà em yêu thích. Trang trí hoặc vẽ hình minh hoạ cho bài viết.
b) Tưởng tượng em vừa cùng gia đình đi du lịch đến một vùng quê (hoặc đô thị), hãy viết đoạn văn giới thiệu về vùng đó. Trang trí hoặc về hình minh hoạ.
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Chỉ ra các vế câu trong mỗi câu ghép sau
a) Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng chờ đêm hội trăng rằm phá cỗ.
THEO HUỲNH THỊ THU HƯƠNG
b) Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đảo ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; [..]
THEO NGUYÊN KHẢI
c) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn
thường rủ nhau về tụ hội.
THEO VĂN LONG
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Tìm câu đơn, câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a) Những tia nắng cuối cùng luyến tiếc rời bỏ ngăn là xanh bên kia bờ, vạn vật trở nên buồn buồn trong bóng hoàng hôn. Trên không, vài con cò về tổ trễ đập nhanh đôi cánh trắng phau rồi khuất trong lùm cây lá rậm rạp. Những đám mây
trắng đã ngả sang màu sẫm.
NGỌC LINH
b) Tôi ngắt một chiếc lá sồi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Một chú nhái bén nhỏ xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phốc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chủ nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đò thầm lặng lẽ xuôi dòng.
TRẦN HOÀI DƯƠNG
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều
Bài đọc 4: Hội xuân vùng cao
* Nội dung của bài Hội xuân vùng cao: Bài thơ là câu chuyện kể về thiên nhiên và con người dân tộc vùng cao với các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
Hội xuân vùng cao
Xúng xính áo quần đẹp nhất
Hoa đào cười với sương đêm
Hương xuân ngồi trên khoé mắt
Nao nức hơn ngày chợ phiên.
Trẻ già bắt tay rất chặt
Người Tày mở hội Lồng Tồng
Mâm cỗ cúng trời khẩn đất
Trống chiêng vang khắp cánh đồng.
Thoăn thoắt anh cấy, chị cấy
Điệu Then, đàn tính ngất ngây
Chúng em tung còn, đẩy gậy
Ríu rít như chim gọi bầy.
Người Nùng, người Dao, Sán Chỉ
Cũng hân hoan hội xuống đồng
Kéo co, chơi đu, hát lượn
Hò reo ấm cả nắng hồng
Gió thơm rộn ràng về bản
Ngỡ vui như tuổi lên mười
Cái bụng hẹn năm sau đến
Đúng mùa hoa núi bừng tươi.
HOÀI KHÁNH
Đọc hiểu
Bài thơ nói về ngày hội xuống đồng của những dân tộc nào?
Bài 11: Cuộc sống muôn màu Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 – Cánh diều