Câu 12 trang 29 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy viết lại những việc làm của bản thân em cần tự mình thực hiện trong các hoạt động dưới đây:
Hoạt động |
Nhiệm vụ |
Trong học tập |
|
Trong sinh hoạt hằng ngày |
|
Trong hoạt động tập thể |
|
Trong cuộc sống cộng đồng |
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 11 trang 28 SBT Giáo dục công dân 6
Câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây nói về tính tự lập?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Thân tự lập thân
B. Vung tay quá trán
C. Tự lực cánh sinh
D. Nhường cơm sẻ áo
E. Có thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần tới cho
G. Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 10 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
HAI BÀN TAY
Năm ấy, Bác Hồ còn trẻ lắm, mới khoảng 21 tuổi. Một hôm, anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, cí như đau ốm,… Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê đáp:
- Nhưng bạn ơi! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây. - Anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về chuyến đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tau của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau: phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết,… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)
a. Đức tính tự lập của Bác Hồ được thể hiện như thế nào qua câu chuyện trên?
b. Đức tính ấy đã giúp Bác Hồ điều gì?
c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 9 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc bài báo tiếng Anh, có một cụm từ Hoàng thấy khó hiểu. Hoàng đã tra từ điển để tìm cụm từ đó, nhưng trong từ điển không thấy. Hoàng định tới nhờ cô giáo dạy tiếng Anh giải thích. Hoàng chia sẻ ý định đó với Tuấn. Tuấn khuyên Hoàng hãy nỗ lực tìm hiểu thêm, không nên hỏi cô giáo vì như thế là không có tính tự lập.
a. Em có đồng ý với lời khuyên của Tuấn hay không? Tại sao?
b. Nếu là Tuấn, em sẽ nói gì với Hoàng?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 8 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
Năm nay lên lớp 6, Trung cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định tất cả mọi việc mà không cần phải hỏi ý kiến bố mẹ. Cuối tuần trước Trung đi chơi xa với một nhóm bạn mà không báo cho bố mẹ biết. Trung còn tự ý cho một bạn cùng lớp mượn chiếc xe đạp của mình. Khi bố mẹ hỏi về những việc đó, Trung nói: “Con lớn rồi, có thể tự lập được, bố mẹ không phải lo”.
a. Theo em, việc làm của Trung có phải là thể hiện tính tự lập không? Vì sao?
b. Nếu là bạn của Trung, em sẽ góp ý với bạn như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 7 trang 27 SBT Giáo dục công dân 6
Các bạn trong lớp tới rủ Huệ đi học nhóm. Huệ từ chối không tham gia vì bạn cho rằng học nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, do đó sẽ không rèn luyện được tính tự lập của mỗi người.
Em có đồng ý với quan điểm của Huệ hay không? Tại sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 6 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc những tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nhà của Minh ở gần trường học nhưng lại hay đi học muộn. Khi được hỏi lí do thì Minh đã trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy đúng giờ.”
Nếu là bạn của Minh, em sẽ làm gì?
b. Ngày mai, lớp của Quang đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị đồ mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng sẵn để mang đi.
Nếu là bạn của Quang, em khuyên bạn như thế nào?
c. Gặp bài toán khó, Dũng liền nhờ anh trai làm hộ bài để khỏi mất thời gian suy nghĩ.
Nếu là bạn của Dũng, em sẽ nói gì với bạn?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 5 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6
Để rèn luyện tính tự lập, chúng ta cần thực hiện tốt những yêu cầu nào sau đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Chủ động vạch ra mục tiêu và lập kế hoạch giải quyết công việc.
B. Dù vượt quá khả năng của mình vẫn không tìm kiếm sự trợ giúp.
C. Luôn tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi hoạt động.
D. Tìm ngay đến sự trợ giúp của người khác khi bắt đầu thực hiện.
E. Luôn kiểm tra để điều chỉnh các kế hoạch của bản thân cho phù hợp.
G. Luôn nỗ lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 4 trang 26 SBT Giáo dục công dân 6
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây? Giải thích vì sao?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Tính tự lập của con người không tự nhiên có, mà phải nhờ rèn luyện hàng ngày |
|
|
B. Chỉ có người nào có hoàn cảnh khó khăn mới cần đến đức tính tự lập |
|
|
C. Sống tự lập dễ khiến con người trở nên ích kỉ, độc đoán |
|
|
D. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người tự giác, có sức mạnh và luôn sáng tạo |
|
|
E. Người có tính tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 3 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6
Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hằng ngày, Lan đều tự mình làm những việc cá nhân mà không cần bố mẹ giúp đỡ.
B. Trong học tập và hoạt động tập thể ở trường, Hoàng luôn tự mình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
C. Nhà có người giúp việc nhưng Toàn vẫn tự mình dọn dẹp phòng ngủ và đồ dùng cá nhân của mình.
D. Thành chỉ tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải xong bài tập.
E. Tuy nhà ở gần trường nhưng mỗi ngày Tài vẫn đòi bố mẹ đưa đón đi học.
G. Mỗi khi gặp khó khăn, nếu vấn đề nằm trong khả năng thực hiện, Trang luôn tự mình tìm cách giải quyết.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 2 trang 25 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy nối mỗi thông tin ở cột II với những thông tin tương ứng ở cột I sao cho phù hợp.
I |
II |
1. Tự lập |
A. Giải quyết hiệu quả công việc. |
2. Biểu hiện của tự lập |
B. Giúp làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm |
3. Ý nghĩa của tự lập |
C. Tự làm lấy công việc bằng khả năng và sức lực của mình |
D. Có ý chí nỗ lực phấn đấu để hoàn thành công việc |
|
E. Kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra |
|
G. Giúp rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh trong cuộc sống |
|
H. Tự mình tìm cách vượt qua khó khăn |
|
I. Nhận được sự kính trọng của mọi người |
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 5: Tự lập
Câu 11 trang 23 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy kể lại một việc làm thể hiện việc em đã tôn trọng sự thật, lợi ích mang lại và biện pháp phát huy.
Việc làm tôn trọng sự thật |
Lợi ích |
Biện pháp |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 10 trang 23 SBT Giáo dục công dân 6
Sau giờ tan học, Hùng và Nhân rủ nhau chơi đá bóng ở công viên. Sau khi chơi xong, quá khát nước, Hùng đã tự động lấy tiền mà mẹ đưa đóng học phí để mua kem và mời Nhân cùng ăn. Về nhà, Hùng nói dối mẹ là đã đánh rơi tiền học phí. Vì có bạn làm chứng nên mẹ không trách phạt và cho Hùng khoản tiền khác để đóng học phí.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của cả hai bạn Hùng và Nhân?
b. Việc làm của Hùng có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 9 trang 22 SBT Giáo dục công dân 6
Gần đây, Thương tâm sự với Hải về những khó khăn mà gia đình mình gặp phải và muốn Hải hứa không được nói với ai. Bố ốm nặng, thu nhập của gia đình không đủ trang trải, Thương phải dành nhiều thời gian cho việc phụ giúp công việc gia đình khiến việc học hành sa sút và bị cô giáo nhắc nhở. Hải rất muốn nói cho cô giáo biết sự thật về hoàn cảnh gia đình Thương để bạn được cảm thông và giúp đỡ. Nhưng vì đã hứa với Thương nên Hải băn khoăn không biết có nên nói sự thật này hay không?
Theo em, Hải có nên nói sự thật về hoàn cảnh của Thương không? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 8 trang 22 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy đọc những trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a. Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của Thảo là 8 nhưng Thảo đọc nhầm thành 9. Vài ngày sau, Thảo mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo.
Trong trường hợp trên, theo em Thảo nên làm thế nào?
Trường hợp b. Trong lúc chạy nhanh vào lớp học cho kịp giờ, Hậu vô tình làm vỡ chậu hoa trong góc hành lang. Lúc này chỉ có Bình nhìn thấy. Sợ bị phát hiện nên Hậu nhờ bình giấu kín chuyện và không nói cho ai biết.
Trong trường hợp trên, theo em, Bình nên làm thế nào?
Trường hợp c. Trong một tiết tự quản, giữa Thanh và Tùng có xảy ra xô xát rồi dẫn đến đánh nhau. Hạnh ngồi giữa hai bạn và chứng kiến toàn bộ sự việc. Ngày hôm sau, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả ba bạn tường trình lại sự việc. Nhưng nghĩ rằng tốt nhất là nên đứng ngoài cuộc và cũng để tránh mất lòng bạn bè nên Hạnh đã nói với cô giáo là không biết gì về chuyện đó.
Trong trường hợp trên, theo em, Hạnh nên xử lí như thế nào?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 7 trang 21 SBT Giáo dục công dân 6
Khi gặp những tình huống dưới đây, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Em chứng kiến bạn của em đăng một thông tin không đúng sự thật về em lên Facebook.
B. Em được bạn nhờ đứng ra làm chứng về một điều không đúng sự thật.
C. Em bị người khác đe dọa để không được nói ra sự thật cho người khác biết.
D. Em thấy một người cố tình trả thiếu tiền khi mua vé số của người mù
E. Em thấy kẻ gian móc túi một hành khách trên xe buýt.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 6 trang 21 SBT Giáo dục công dân 6
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong tình huống dưới đây? Giải thích vì sao?
Tình huống 1. Trong quá trình thảo luận nhóm với nhau, em sẽ:
A. Nghe theo ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình nhất.
B. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự đánh giá ý kiến nào đúng đắn nhất thì theo.
C. Không bao giờ đưa ra ý kiến của riêng mình.
Tình huống 2. Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ:
A. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
B. Xa lánh, không chơi với bạn.
C. Nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.
Tình huống 3. Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ:
A. Vẫn nghe theo cô giáo.
B. Tự mình dịch lại cho đúng
C. Xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 5 trang 20 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
CÁI GIÁ CỦA TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Oklahoma (miền Nam nước Mỹ), một người bố dẫn hai đứa con của mình đến vui chơi tại một sở thú. Người bố tiến đến quầy vé và hỏi:
- Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi ba vé.
Người bán bé trả lời:
- 3 đô la một vé. Chúng tôi đặc biệt miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?
- Đứa lớn sáu tuổi và đứa nhỏ thì lên ba. Như vậy tôi phải trả cho ông 6 đô la tất cả. - Người bố trả lời.
Người bán vé ngước lên với cặp mắt ngạc nhiên:
- Sao ông không nói rằng đứa lớn mới chỉ năm tuổi? Như thế có phải là tiết kiệm được 3 đô la không?
Người bố nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói:
- Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và phẩm chất tôn trọng sự thật của mình với 3 đô la.
(Hồng Diễm - Theo The Stories of Life)
a. Người bố trong câu chuyện trên đã tôn trọng sự thật như thế nào?
b. Từ câu chuyện trên, em thấy tôn trọng sự thật mang lại ý nghĩa gì cho mỗi người trong cuộc sống?
c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 4 trang 20 SBT Giáo dục công dân 6
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
A. Tôn trọng sự thật là nói ngay những điều mình biết mà không cần kiểm tra tính đúng đắn của thông tin. |
|
|
B. Người tôn trọng sự thật sẽ luôn thanh thản và tạo nên uy tín, sự tin tưởng ở người khác. |
|
|
C. Tôn trọng sự thật không chỉ nói đúng sự thật đang diễn ra mà còn suy nghĩ và làm theo sự thật. |
|
|
D. Người tôn trọng sự thật sẽ thường chịu nhiều thua thiệt và bị cô lập trong cuộc sống. |
|
|
E. Để thể hiện sự tôn trọng sự thật, nhiều lúc phải cần có sự dũng cảm. |
|
|
G. Tôn trọng sự thật giúp chúng ta có biện pháp đúng đắn để giải quyết tốt các vấn đề, công việc |
|
|
H. Công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân cũng là một biểu hiện của tôn trọng sự thật. |
|
|
I. Người tôn trọng sự thật là người luôn tìm mọi cách để phát hiện và chỉ trích những sai lầm của người khác. |
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 3 trang 19 SBT Giáo dục công dân 6
Những việc làm nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vẫn biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và làm theo
B. Ủng hộ ý kiến đúng của người mà mình không thích khi ý kiến đó là đúng.
C. Biết việc làm đó là sai nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành.
D. Chỉ ra cái sai của bạn bè và giúp bạn sửa chữa sai lầm.
E. Tố cáo người khác nhưng không có căn cứ.
G. Thừa nhận sai lầm của mình và công nhận ý kiến đúng đắn của người khác.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 2 trang 19 SBT Giáo dục công dân 6
Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cung cấp thông tin khi chưa biết chắc chắn
B. Công nhận cái đúng đã và đang diễn ra
C. Chỉ nói sự thật khi có lợi ích
D. Nghe theo ý kiến của số đông
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 1 trang 19 SBT Giáo dục công dân 6
Trong hoạt động thảo luận nhóm về vấn đề “Thế nào là tôn trọng sự thật?”, nhóm của Nam có 3 ý kiến sau đây:
- Ý kiến 1: Tôn trọng sự thật là công nhận những điều đang diễn ra trong thực tế cuộc sống.
- Ý kiến 2: Tôn trọng sự thật là yêu quý những lời nói, việc làm chân thật của những người xung quanh.
- Ý kiến 3: Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế, suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 4: Tôn trọng sự thật
Câu 9 trang 18 SBT Giáo dục công dân 6
Tự liên hệ bản thân, em đã thể hiện tính siêng năng, kiên trì như thế nào trong học tập và lao động:
Biểu hiện siêng năng, kiên trì |
|
Trong học tập |
Trong lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 7 trang 18 SBT Giáo dục công dân 6
Những ngày mùa Đông rét đậm, nhiều buổi sáng tỉnh giấc, nằm trong chăn mà Quang không muốn dậy. Trong những ngày này, lớp học thường thấy vắng hơn mọi ngày. Một số bạn trong lớp hay đi học muộn vì lí do “Trời rét”. Có bạn khuyên Quang hôm nào trời rét thì cũng có thể đi học muộn, vì có lí do chính đáng. Thế nhưng, nghĩ đến đi học, Quang quyết tâm dậy đúng giờ và không hôm nào đi học muộn.
a. Vì sao Quang luôn thức dậy đi học đúng giờ trong những ngày trời rét đậm?
b. Em học được điều gì từ bạn Quang?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 6 trang 17 SBT Giáo dục công dân 6
Mai sinh ra và lớn lên tại một vùng quê ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng như bao gia đình khác ở nông thôn, cuộc sống lao động của gia đình Mai còn nhiều vất vả. Sau mỗi buổi học, Mai thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, nhiều hôm đã muộn nên Mai muốn đi nghỉ ngay, nhưng nghĩ đến nhiệm vụ học tập, Mai lại cố gắng học bài và làm bài đầy đủ. Từ lớp 1 đến lớp 6, Mai luôn cố gắng vượt qua khó khăn để học tốt, năm nào Mai cũng là học sinh giỏi.
a. Em nhận xét thế nào về bạn Mai trong tình huống trên?
b. Tính siêng năng, kiên trì đã mang lại điều gì cho bạn Mai?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 5 trang 17 SBT Giáo dục công dân 6
Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tính siêng năng, kiên trì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
B. Có chí thì nên.
C. Thua keo này bày keo khác.
D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
E. Kiến tha lâu đầy tổ.
G. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
H. Lá lành đùm lá rách.
I. Có công mài sắt có ngày nên kim.
K. Có chí làm quan, có gan làm giàu
L. Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 4 trang 17 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi biểu hiện ở cột II.
I |
II |
A. Dương chưa đi ngủ nếu chưa học bài xong |
1. Siêng năng |
B. Thấy bài tập khó, Minh thường xem ngay lời giải. |
2. Kiên trì |
C. Dù thời tiết xấu, Long chưa bao giờ đi học muộn |
|
D. Thấy học môn Khoa học tự nhiên khó, Nga thường hay ca thán, chỉ học cho qua |
3. Nản chí |
E. Hiệp tập thể dục thường xuyên vào mỗi buổi sáng. |
|
G. Ngoài giờ học, Ngân thường giúp bố mẹ làm công việc ở nhà |
4. Lười biếng |
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 3 trang 16 SBT Giáo dục công dân 6
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
CHIẾC RÌU CỦA NGƯỜI TIỀU PHU
Trên núi có một tiều phu đốn củi kiếm sống, phải khó khăn lắm anh mới dựng được ngôi nhà gỗ nhỏ để có thể che gió, che mưa.
Một ngày, anh mang củi đã đốn được đi vào trong thành đổi lấy hàng hóa, mãi tới xế chiều mới về đến nhà, thì phát hiện nhà của mình đang bị cháy.
Hàng xóm đều chạy đến giúp anh ta dập lửa, nhưng vì trời đã chạng vạng tối mà gió lại thổi rất mạnh, nên không thể dập được đám cháy. Mọi người đều hết cách, chỉ biết đứng một bên nhìn ngọn lửa thiêu đốt căn nhà gỗ.
Khi lửa đã tắt, anh tiều phu tay cầm một cây gậy, đi vào căn nhà đã cháy rụi không ngừng lục bới tìm kiếm.
Người đứng ngoài xem đều cho rằng anh ta đang tìm bảo vật gì đó, nên đều rất tò mò đứng quan sát.
Sau nửa ngày, anh tiều phu cuối cùng hưng phấn hô lên: “Tôi tìm thấy rồi, tôi tìm thấy rồi!”.
Những người hàng xóm nghe thấy thế đều nhao nhao nhìn về trước xem rốt cuộc đó là cái gì, nhưng chỉ thấy tay anh ta đang cầm cái rìu sắt. Anh tiều phu tràn đầy tự tin nói: “Chỉ cần có cái rìu này, tôi có thể làm một ngôi nhà mới kiên cố, vững chắc hơn.”
Theo em, câu nói của người tiều phu cho thấy anh là người như thế nào? Vì sao?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 1 trang 15 SBT Giáo dục công dân 6
Việc làm nào dưới đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Dù trời mưa gió, bao giờ Dung cũng đi học đúng giờ.
B. Gặp bài Toán, bao giờ Hạnh cũng giở sách giải bài tập ra trước.
C. Khi được nhắc nhở, Tùng mới tham gia lao động tập thể.
D. Dũng rất tích cực chơi trò chơi điện tử một mình.
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Câu 9 trang 14 SBT Giáo dục công dân 6
Hãy tự nhận xét bản thân về những việc em đã làm được và những việc chưa làm được thể hiện tình yêu thương con người:
Việc đã làm để thể hiện tình yêu thương con người |
Việc chưa làm được |
Phương hướng khắc phục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 8 trang 14 SBT Giáo dục công dân 6
Một buổi chiều mùa hè nắng gắt, Mạnh đang cùng các bạn đi trên đường thì thấy một bà cụ đang ngồi ven đường. Nhìn bà cụ rất mệt mỏi, mặt tái mét. Thấy vậy, Mạnh bảo các bạn dừng xe, hỏi han bà mấy câu mới biết bà cụ bị say nắng không thể đi được nữa. Thấy vậy, Mạnh nói các bạn cùng đỡ bà ngồi lên xe của mình, rồi cùng các bạn đưa bà về nhà.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của Mạnh?
b. Theo em, vì sao Mạnh lại có việc làm tốt như vậy?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người
Câu 7 trang 13 SBT Giáo dục công dân 6
Ông B là một người khỏe mạnh và tốt bụng trong thôn H. Nhưng trong một lần xây nhà, giàn giáo đổ sập, khiến ông bị ngã và bị thương ở chân. Sau một thời gian đi chữa, vết thương lành lặn, nhưng cũng từ đó ông phải đi tập tễnh. Mỗi lần thấy ông, một số trẻ em trong thôn lại chế giễu, nhại dáng đi của ông.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của một số trẻ em trong tình huống trên?
b. Em sẽ làm gì nếu chứng kiến cảnh chế giễu của các trẻ em trên?
Sách bài tập GDCD 6 (Cánh diều) Bài 2: Yêu thương con người