Bài tập 7 trang 41 SBT GDCD 7: Hãy viết cảm nghĩ của em về trường hợp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình dưới đây:
Từ lúc chào đời Lan đã không biết mặt bố, mẹ bị bệnh tâm thần, Lan cứ thế lớn lên trong ngôi nhà xập xệ, dột nát của bà ngoại. Ngay từ những ngày đầu đến trường, cứ hết giờ là em chạy về phụ giúp việc nhà, chăm sóc mẹ. Lên 10 tuổi, Lan đã quen với việc đồng áng, chịu khó làm ruộng với gia đình các bác để kiếm gạo ăn. Hết mùa cấy, mùa gặt lúa, người dân địa phương lại thấy Lan đi khắp làng trên xóm dưới hoặc đến xã khác để lượm ve chai bán lấy tiền dành dụm mua thuốc cho mẹ, bà ngoại lúc ốm đau.
Tuy cuộc sống nhọc nhằn nhưng Lan chưa bao giờ có ý định bỏ học. Cô giáo chủ nhiệm của Lan cho biết:“Năm nào, Lan cũng đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ. Hằng năm, nhà trường đều dành cho Lan suất học bổng, giúp Lan mua sách vở, đồ dùng học tập”.
(Theo Báo Tuổi trẻ)
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 6 trang 39 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Cả nhà Y đang tranh luận về kế hoạch nghỉ hè của Y. Bố mẹ Y dự định sẽ cho, tham gia khoá học thuyết trình tiếng Anh, sau đó đến lớp học toán, học văn, cuối tuần học Cờ vua. Y thì muốn về hai bên nội, ngoại chơi, muốn được bố mẹ cho đến các sân chơi hướng nghiệp hoặc các khu nhà vườn ở ngoại ô,...
1/ Em đồng tình với kế hoạch của bố mẹY không? Vì sao?
2/ Nếu là Y, em sẽ làm gì để thuyết phục bố mẹ theo kế hoạch của mình?
Tình huống b) M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.
1/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?
Tình huống c) Vợ chồng cô C và chú S có một con gái duy nhất là Q. Chú S cho rằng Q chỉ cần học tốt và ngoan ngoãn, không cần làm bất cứ việc gì, cũng không cần bận tâm đến những vấn đề khác trong gia đình, kể cả những việc liên quan đến cá nhân 2, bố mẹ sẽ lo liệu, sắp xếp mọi thứ tốt nhất. Cô C thì lại có quan điểm khác, theo cô, bố mẹ cần định hướng cho con phát triển đúng đắn, không nên làm giúp con mọi việc, ngoài ra, bố mẹ cũng cần tôn trọng các quyết định của con và tạo điều kiện để con được tham gia vào các vấn đề khác của gia đình.
1/ Em đồng tình với quan điểm của cô C hay chú S? Vì sao?
2/ Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Tình huống d) Khọc lớp 7 tại một trường nội trú của tỉnh. K có một em nhỏ 2 tuổi. Vì bận làm ăn buôn bán, không có người trông em nên bố mẹ K quyết định cho K nghỉ học để trông em cho bố mẹ đi làm. K lại rất muốn được tiếp tục đi học.
1/ Em có đồng tình với quyết định của bố mẹ K không? Vì sao?
2/ Nếu là K, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 5 trang 38 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các nhân vật dưới đây:
- Trường hợp a) Bác Khanh là công nhân còn vợ bác làm nghề buôn bán tự do. Hai con trai bác (đang học lớp 7 và lớp 9) khi ở lớp hay gây gổ đánh nhau với các bạn, lúc ở nhà thì thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
- Trường hợp b) M đang học lớp 7, trước đây bạn rất ngoan, chăm học. Gần đây, cha mẹ bạn đi làm ăn xa, M ở cùng ông bà nội. Được ông bà chiều chuộng, M bắt đầu lười học, hay bỏ học để ở nhà xem phim, quay clip đưa lên mạng,...
- Trường hợp c) Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ G phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để cho anh em G được đi học cùng các bạn. Tuy nhiên, do đua đòi, G đã nhiều lần bỏ học để đi chơi cùng những bạn xấu nên kết quả học tập ngày càng kém. Cuối năm học, G không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
- Trường hợp d) H rất thích chơi cầu lông, thường được bố mẹ tạo điều kiện cho đi chơi cầu lông vào cuối tuần. Chủ nhật vừa rồi, bà nội H bị ốm, bố mẹ lại phải đi làm tăng ca. Bố mẹ không cho H đi chơi cầu lông nữa và giao cho H ở nhà chăm Sóc bà. H vùng vằng, giận dỗi rồi tranh thủ trốn đi chơi khi bà đang ngủ.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 4 trang 37 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Vì yêu thương con nên cha mẹ phải thường xuyên đánh, mắng để con nên người.
B. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
C. Bố mẹ không gương mẫu, sống không có đạo đức sẽ ảnh hưởng đến con cái.
D. Học sinh không ngoan, lười học là do gia đình.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 3 trang 37 SBT GDCD 7: Trong những trường hợp dưới đây, ai thực hiện đúng, ai thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình? Vì sao?
A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở bạn không được lơ là việc học các môn văn hoá.
B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh.
C. Bố mẹ H luôn khuyến khích H tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp.
D. Ở nhà, bố thường trao đổi, tham khảo ý kiến A về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 2 trang 36 SBT GDCD 7: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà
B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai
C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu
D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 1 trang 35 SBT GDCD 7: Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, con cháu và anh, chị, em trong gia đình (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Quyền và nghĩa vụ |
Cha mẹ, ông bà |
Con cháu |
Anh, chị,em |
A. Giáo dục con chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. |
|
|
|
B. Giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình. |
|
|
|
C. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.. |
|
|
|
D. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. |
|
|
|
E. Yêu quý, kính trọng, biết ơn. |
|
|
|
G. Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận. |
|
|
|
H. Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái. |
|
|
|
I. Chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. |
|
|
|
K. Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo. |
|
|
|
L. Nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. |
|
|
|
M. Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. |
|
|
|
N. Phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em. |
|
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 5 trang 32 SBT GDCD 7: Em hãy cùng các bạn trong lớp lập và thực hiện kế hoạch tổ chức một buổi tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm. Buổi tuyên truyền gồm các nội dung sau:
- Tác hại nhiều mặt của tệ nạn mại dâm đối với xã hội, đối với danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ con người;
- Các biện pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm;
- Chính sách và pháp luật phòng, chống mại dâm;
- Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật về mại dâm;
- Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 4 trang 32 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Xem quảng cáo trên mạng xã hội, cô K biết được ở một huyện miền núi có một ông thầy cũng có thể cùng để điều trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý. Theo như quảng cáo thì ông thầy này đã giúp cho rất nhiều người hết nghiện ma tuý bằng việc cúng bái. Cô K phân vân không biết có nên đưa cậu con trai đang nghiện ma tuý đến để điều trị hay không.
1/ Theo em, thầy cúng có thể chữa nghiện ma túy không?
2/ Em có lời khuyên gì cho cô K?
Tình huống b) Mấy năm trước, chị T bị lừa bán cho một ổ mại dâm. Cách đây một tháng, chị đã được giải cứu và trở về nhà. Gần đây, khu xóm nhà chị T có chị L chuyển đến sinh sống, khi biết chuyện của chị T, chị L tỏ rõ thái độ khinh miệt và thường kể về quá khứ của chị Tvới người khác.
1/ Em có đồng tình với việc làm của chị L không? Vì sao?
2/ Theo em, mọi người nên có thái độ như thế nào đối với chị T?
Tình huống c) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên mạng tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa- một loại cây dùng để điều chế ma tuý.
Nếu là M, em sẽ làm gì?
Tình huống d) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho Stất cả số tiền thắng được.
Nếu là S, em sẽ làm gì?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 3 trang 32 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) Anh H và chị K rủ Y chơi bài. Anh H đề xuất để thêm phần quyết liệt khi chơi, sẽ phân thắng thua khi chơi bài bằng tiền, cụ thể người thắng sẽ nhận được 10.000 đồng của người thua sau mỗi ván bài. Y đã đồng ý ngay vì cho rằng mình chơi bài giỏi, sẽ thắng được nhiều tiền.
Tình huống b) Bố mẹ đi làm xa nên phần lớn thời gian T ở với ông bà nội. Ông bà rất chiều T, mỗi khi cần tiền, ông bà đều đáp ứng ngay mà không cần biết T dùng số tiền đó vào việc gì. Một số đối tượng nghiện hút trong xóm thấy T có tiền đã rủ rê, lôi kéo.T đã dùng thử vài lần và sa vào tệ nạn ma tuý, trở thành con nghiện từ lúc nào không hay.
Tình huống c) Tổ dân phố của Q tổ chức buổi tuyên truyền về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, tích cực xoá bỏ tệ nạn xã hội. Anh trai của Q có ý không muốn tham gia, vì nghĩ rằng gia đình mình từ trước đến nay không có tệ nạn xã hội. Q đã giải thích cho anh hiểu về trách nhiệm của mọi người trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và thuyết phục anh cùng tham gia buổi tuyên truyền. Cuối cùng, cả anh và Q đều tham gia buổi tuyên truyền và đã có vài đóng góp về các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở tổ dân phố.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 2 trang 32 SBT GDCD 7: Những ý kiến dưới đây đúng hay sai? (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Ý kiến |
Đúng |
Sai |
A. Tệ nạn xã hội dễ dẫn đến tội ác. |
|
|
B. Thấy có người đánh bạc thì nên lờ đi, coi như không biết. |
|
|
C. Chỉ người trên 18 tuổi mới bị sa vào tệ nạn xã hội. |
|
|
D. Tích cực học tập, lao động sẽ giúp tránh xa các tệ nạn xã hội. |
|
|
E. Hút thuốc lá chỉ có hại cho trẻ em, không có hại cho người lớn. |
|
|
G. Mại dâm là vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. |
|
|
H. Ma tuý, mại dâm dễ dẫn đến HIV/AIDS. |
|
|
I. Cần gần gũi, động viên người nghiện ma tuý cai nghiện. |
|
|
K. Chỉ cần mình không nghiện ma tuý là được, còn bạn bè, người thân trong gia đình không cần quan tâm. |
|
|
L. Thấy người khác tiêm chích ma tuý cần tránh xa và không nên báo với công an. |
|
|
M. Cờ bạc là hiện tượng không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội. |
|
|
N. Học sinh từ 12 - 13 tuổi còn nhỏ, không phải là đối tượng có thể bị dụ dỗ tham gia các tệ nạn xã hội. |
|
|
O. Dùng thử ma tuý một vài lần sẽ không gây nghiện. |
|
|
P. Phòng, chống tệ nạn xã hội là việc của các cơ quan chức năng, không phải việc của học sinh. |
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 1 trang 31 SBT GDCD 7: Lựa chọn đáp án đúng
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
Câu a) Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?
A. Không làm chủ được bản thân để bạn bè rủ rê.
B. Do có quá nhiều chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
C. Ảnh hưởng xấu của lối sống hưởng thụ thiếu lành mạnh.
D. Tò mò, thích thử nghiệm đi tìm cảm giác lạ.
Trả lời: Lựa chọn phương án B
Câu b) Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân?
A. Huỷ hoại sức khoẻ
B. Sa sút tinh thần
C. Vi phạm pháp luật
D. Không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trả lời: Lựa chọn phương án D
Câu c) Những ý kiến nào dưới đây đúng với quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Cấm mọi hành vi mại dâm
B. Cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc
C. Cho phép cá nhân trồng cây thuốc phiện để sử dụng cho mục đích cá nhân
D. Cho phép đánh bạc nếu chỉ dùng tiền của cá nhân
E. Cấm trẻ em uống rượu, nhưng không cấm trẻ em hút thuốc
G. Nghiêm cấm nghiện ma tuý
H. Không được phép đánh bạc với số tiền trên 5.000.000 đồng
I. Không xử phạt đối với những hành vi môi giới mại dâm không chuyên nghiệp.
Trả lời: Lựa chọn phương án A, B, G
Bài làm:
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội
Bài tập 5 trang 29 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.
Em sẽ làm gì trong tình huống này? Vì sao?
Tình huống b) Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của bạn thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.
Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
Tình huống c) Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.
Em sẽ làm gì trong tình huống này?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 8: Quản lí tiền
Bài tập 4 trang 29 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp a) L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền.
Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?
Trường hợp b) Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.
Em có lời khuyên gì cho P?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 8: Quản lí tiền
Bài tập 3 trang 29 SBT GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.
B. Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.
C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.
D. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 8: Quản lí tiền
Bài tập 2 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây? Vì sao?
A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...
D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 8: Quản lí tiền
Bài tập 1 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.
B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.
C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.
D. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 8: Quản lí tiền
Bài tập 6 trang 27 SBT GDCD 7: Em hãy nêu 5 nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường trong lớp học và đề xuất các biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những nguy cơ đó.
Nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường |
Biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 5 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.
Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?
Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.
Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?
Tình huống c) Nhiều lần bị các bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.
Nếu là bạn của D, em sẽ nói gì với D?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 4 trang 24 SBT GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?
A. Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt vì G nhỏ bé và nhút nhát.
B. S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.
C. Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.
D. N muốn bỏ học vì liên tục bị nhiều bạn ở trường chế giễu.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 3 trang 24 SBT GDCD 7: Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).
A |
B |
1. Giáo viên |
a. cần tìm hiểu, phát hiện kịp thời học sinh có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn. |
2. Nhà trường |
b. thực hiện tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. |
3. Cán bộ tâm lí học đường |
c. thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh bị bạo lực học đường. |
4. Học sinh |
d. thông báo kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp xử lí khi xảy ra bạo lực học đường; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật. |
5. Bệnh viện |
e. tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời phù hợp với khả năng của bản thân đối với các hành vi bạo lực học đường. |
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 2 trang 24 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi dưới đây? Vì sao?
A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa.
B. Dù muộn học nhưng T vẫn cố gắng tìm người giúp đỡ khi thấy một bạn học sinh cùng trường bị các bạn chặn đường đánh.
C. G làm đơn tố cáo bạn M trong trường vì đã bắt nạt mình.
D. H gửi video tới Cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi bạo lực học đường của K với một người bạn trong lớp.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 1 trang 23 SBT GDCD 7: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất.
D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường
Bài tập 6 trang 23 SBT GDCD 7: Em hãy viết lại những tình huống thường gây căng thẳng cho bản thân, từ đó tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch phòng, tránh để không bị rơi vào những tình huống này và cách ứng phó tích cực khi gặp những tình huống đó.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 5 trang 22 SBT GDCD 7: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp a) Thời gian gần đây, H thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi. Có những ngày bạn mệt mỏi, chóng mặt, hay cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai. Bạn thấy rất lo lắng không biết chuyện gì xảy ra với mình. H tìm hiểu và biết rằng những thay đổi về cơ thể ở tuổi này là một phần của sự phát triển. Những lúc như vậy, cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, dành thời gian cho những hoạt động giải trí lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, tập đàn,...
Trường hợp b) G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất.
1/ Hãy nêu những biểu hiện của H và G khi bị căng thẳng.
2/ Các bạn trong tình huống trên đã ứng phó với tâm lí căng thẳng ra sao? Kết quả như thế nào?
3/ Khi đối mặt với căng thẳng, em thường làm gì?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 4 trang 21 SBT GDCD 7: Em đồng tình với những cách ứng phó với tâm lí căng thẳng nào dưới đây?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Xem ti vi, xem phim liên tục
B. Dành nhiều thời gian chơi điện tử
C. Đi bộ, chạy bộ, đạp xe
D. Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng
E. Hút thuốc, uống rượu, bia
G. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy, có kiến thức
H. Không tham gia các hoạt động tập thể
I. Đến nơi có không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 3 trang 21 SBT GDCD 7: Hãy viết lại những suy nghĩ, lời nói tiêu cực sau đây thành những suy nghĩ, lời nói tích cực:
a) Mình không thể chấp nhận được lỗi lầm đó.
b) Chẳng ai quan tâm đến mình.
c) Bạn bè không thích chơi với mình.
d) Mình làm gì cũng thất bại.
e) Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 2 trang 20 SBT GDCD 7: Em hãy nêu nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng trong các trường hợp dưới đây:
Trường hợp a) N là học sinh mới chuyển vào lớp, bạn thấy khó hòa nhập với môi trường mới nên bạn thu mình và không tiếp xúc với ai.
Trường hợp b) Tuổi dậy thì, giọng nói của K trở nên ồm ồm. K cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ và thường ngại phát biểu, không muốn nói chuyện với ai.
Trường hợp c) Bố T bị mất việc làm, thu nhập của gia đình giảm sút. T cảm thấy rất căng thẳng, tự ti và xấu hổ về hòan cảnh gia đình mình. Gần đây, bạn thường biếng ăn, mất ngủ, kết quả học tập sa sút.
Trường hợp d) A cảm thấy buồn bã, lo lắng vì chú mèo cưng của mình bị mất. A nhớ thương chú mèo đến mức không muốn ăn uống, thường mất ngủ và cũng không muốn đến trường. A luôn mong tìm lại chú mèo đã mất của mình.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 1 trang 20 SBT GDCD 7: Em hãy xếp các biểu hiện căng thẳng tâm lí dưới đây thành 4 nhóm: thể chất, tinh thần, hành vi, cảm xúc.
Mệt mỏi, khóc lóc, la hét, đau đầu, mất ngủ, giảm tập trung, lơ đễnh, hay quên, cáu gắt, đập phá đồ đạc, bồn chồn, lo âu, nóng nảy, tim đập nhanh, chán ăn.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài tập 6 trang 19 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) Lớp của H chuẩn bị tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Các bạn thảo luận sẽ chọn trang phục áo dài và biểu diễn tiết mục múa. Khi lớp trưởng phổ biến kế hoạch, H phản đối vì cho rằng thời hiện đại rồi thì nên chọn trang phục biểu diễn là váy.
Tình huống b) M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.
Tình huống c) Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 5 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống a) Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm Cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo Công an nhưng H từ chối và nói:“Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
Tình huống b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may.
Nếu là C, em sẽ làm gì?
Tình huống c) Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích.
1/ Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn trong tình huống trên?
2/ Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?
Tình huống d) Sáng Chủ nhật, lớp 7B được nhà trường phân công đi lao động quét dọn tại ngôi chùa cổ trong làng. Các bạn đều phấn khởi và tích cực tham gia buổi lao động đó, chỉ có L là tỏ ra bực tức vì Chủ nhật không được ở nhà để nghỉ ngơi sau một tuần học tập vất vả.
1/ Theo em, việc nhà trường tổ chức lao động ở ngôi chùa cổ có ý nghĩa gì?
2/ Nếu là thành viên của lớp, em sẽ nói gì với L?
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 4 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:
A. Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.
B. T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
C. Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát. D. N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 3 trang 16 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?
A. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.
B. Trong thời hiện đại ngày nay, không cần thiết phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống.
C. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá.
D. Chỉ nên ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 2 trang 16 SBT GDCD 7: Những hành vi dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá? (Đánh dấu X vào ô phù hợp)
Hành vi |
Thực hiện đúng |
Vi phạm |
A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá |
|
|
B. Đập phá các di sản văn hoá |
|
|
C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho Cơ quan có thẩm quyền |
|
|
D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá |
|
|
E. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích |
|
|
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 1 trang 16 SBT GDCD 7: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá?
(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)
A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.
D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.
Sách bài tập GDCD 7 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa