Câu hỏi:

45 lượt xem
Tự luận

Đọc và làm bài tập “Nghìn thang thuốc bổ”

Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng:

A. Năm 1954.

B. Năm 1960.

C. Năm 1969.

D. Năm 1975.

 

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Phương pháp giải:

HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi 

Trả lời:

A. Năm 1954. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 4:
Tự luận

Đón Thần Mặt Trời

     Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một tòa nhà thật đặc biệt. Phú ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo. 

     Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thủy về cùng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh. 

     Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới tòa nhà kì quái, cậu bé nói ngay: 

- Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà!

     Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời. 

     Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi:

- Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? 

Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm.

Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào tòa nhà, nói:

- Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khỏe lại. 

Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ.

Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh? 

 


6 tháng trước 51 lượt xem
Câu 23:
Tự luận

Chọn đường

     Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu. Cậu được một vị hòa thượng đưa về nuôi. Ở chùa, cậu ngày đêm dùi mài kinh sử để chuẩn bị đi thi. 

     Thế rồi, tai họa bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Trước cảnh ấy, Bá Tĩnh không còn lòng dạ nào để nghĩ đến việc thi cử nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc cứu người. Cậu quên ăn, quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc. Nhưng, ngay cả những thầy thuốc nổi tiếng bấy giờ cũng đều bó tay, một thầy thuốc tự học như cậu thì làm gì được! 

     Rồi dịch bệnh qua đi. Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kỳ thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng. Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông:

- Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào?

- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – Được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi. 

Đức vua không quở trách mà rất hài lòng:

- Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi. 

     Từ đó, Bá Tính dốc hết sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản. Ông được coi là ông tổ của ngành thuốc Nam.

Đọc hiểu:

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào? 

 


6 tháng trước 35 lượt xem