Câu hỏi:

29 lượt xem
Tự luận

Câu hỏi 3 (trang 22 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở Hoạt động 1 phần Khám phá.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Tình huống

Bước 1: Xác định khó khăn cần giải quyết.

Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn.

Bước 3: Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ.

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và kiên trì thực hiện theo phương án đã chọn.

1

Nhớ lại công thức toán học mà cô đã dạy

Kiến thức đã được học từ kì trước, bản thân không ôn lại kiến thức đó.

- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học

- Không làm bài tập đó.

- Chép bài bạn bên cạnh

- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học, sau đó tiến hành giải quyết bài tập.

- Về nhà, tự củng cố, rèn luyện kiến thức mà ngày hôm nay đã quên.

2

Phát biểu được những điều mình muốn nói

Sự tự ti trước đám đông

- Không bao giờ giơ tay phát biểu

- Viết câu trả lời vào giấy, sau đó đứng dậy đọc

- Rèn luyện sự tự tin của bản thân cùng với bạn bè/ thầy cô/những người xung quanh, dám thử thách mình đứng trước đám đông nhiều hơn

- Tự rèn luyện khả năng giao tiếp của mình trước đám đông bằng cách thường xuyên tập luyện (tự nói trước gương, phát biểu trong nhóm, ...)

3

Những lời nói không đúng của bạn bè về mình

- Bạn bè không biết rõ câu chuyện của mình

- Không quan tâm đến những lời nói ấy nữa

- Kể lại những lời nói không đúng mà bạn bè đã từng nói cho thầy cô giáo nghe.

- Tìm nhóm bạn đó và nói chuyện để tìm hiểu lý do bạn hiểu sai về mình, từ đó đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn hai bên (có thể nhờ sự hỗ trợ của thầy, cô giáo; người thân)

Gặp mặt nhóm bạn đó, hỏi lí do tại sao có những lời không đúng về mình. Từ đó, xác định lý do đó đến từ chính bản thân mình hay từ người khác. Nếu chính cách cư xử của mình làm người khác hiểu nhầm thì bản thân tự giác khắc phục. Nếu đến từ người khác, nhờ đến sự hỗ trợ của những người uy tín.

4

Vấn đề sức khỏe cần được cải thiện

Tùy vào hoàn cảnh, nguyên nhân có thể đến từ bản thân hoặc do các vấn đề khách quan khác gây ra

- Lợi dụng việc ốm để nghỉ học, sau đó xin cô làm bài kiểm tra bù

- Suy nghĩ tích cực, uống thuốc đầy đủ, nâng cao đề kháng để quay trở lại trường, quay lại việc học, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho bài kiểm tra sắp tới

- Trước mắt, nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân (tránh xa khỏi nguồn lây bệnh, ăn uống điều độ, uống thuốc đúng liều,...), sau đó quay lại trường học để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.

- Về lâu dài, xem xét lại nguyên nhân gây ra ốm. Nếu xuất phát từ chính bản thân, cần có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng ốm xảy ra.

5

Các công việc nhà trong gia đình

- Bố mẹ đi làm xa

- Ông bà đang bị ốm

- Mặc kệ các việc nhà trong gia đình.

- Liên lạc với bố mẹ để cùng bố mẹ đưa ra phương án giải quyết.

Trước mắt, bản thân tự giác, chủ động hoàn thiện các công việc nhà. Sau đó, liên hệ với bố mẹ để cùng nhau đề xuất phương án giải quyết hợp lý.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 20 SGK Đạo đức 5 – Kết nối tri thức): Tìm hiểu biểu hiện và ý nghĩa của việc biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chăm ngoan, học giỏi

       Bạn Hoàng Thu Huế, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Hợp Thành (thành phố Lào Cai) có hoàn cảnh gia đình rất đáng thương. Bố mất sớm, mẹ bỏ đi từ khi bạn còn rất nhỏ. Huế lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của ông bà ngoại.

      Điều kiện gia đình rất khó khăn, ông bà thì yếu, đau ốm luôn nên cuộc sống càng thêm cực nhọc. Khi được hỏi khó khăn thế bạn có nghĩ đến chuyện phải nghỉ học không, Huế nói:

      - Càng khó khăn, em càng phải học thật giỏi để mong sau này thoát khỏi cảnh nghèo đói.

      Nhà xa nên hàng ngày, cứ 5 giờ sáng là Huế đã thức dậy để đi bộ đến trường. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng Huế luôn cố gắng tự rèn luyện, trong lớp chăm chú nghe thầy, cô giáo giảng bài. Về nhà, sau khi giúp đỡ ông bà làm các việc nhà như quét nhà, nấu cơm, nấu cám cho lợn ăn, bạn luôn cần mẫn tự học.

     Thương ông bà và không để phụ lòng thầy, cô giáo và những người từng giúp đỡ mình, Huế càng quyết tâm học. Không chỉ học giỏi, bạn còn hát rất hay, là hạt nhân trong đội văn nghệ của nhà trường, lớp phó phụ trách văn thể. Nhờ những cố gắng của mình, trong 4 năm liên tục, Huế luôn đạt danh hiệu “Học sinh Giỏi”.

                  (Theo Truyện đọc Đạo đức 4, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)

Câu hỏi:

- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?

- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của Huế.

- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống?


6 tháng trước 45 lượt xem