Câu hỏi:

18 lượt xem
Tự luận

Câu hỏi 3 (trang 25 SGK Đạo đức 5 Cánh diều): Sưu tầm và kể cho các bạn nghe về một tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống mà em quý trọng.

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Câu chuyện về vị trạng nguyên trẻ nhất nước ta: Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.  Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa.

Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10 nên chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn giỏi hơn cả các đàn anh khóa trên. Cậu luôn yêu thích tìm tòi học hỏi và thường lân la ở các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Chính vì vậy, cậu có hiểu biết kiến thức uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 3:
Tự luận

Câu hỏi 2 (trang 22 SGK Đạo đức 5 Cánh diều): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:

Câu chuyện 1

Nic Vu-gic (Nick Vujicic) là một diễn giả truyền cảm hứng người Úc, sinh năm 1982. Khi chào đời, anh không có tứ chi mà chỉ có một bàn chân với hai ngón chân nhỏ. Sự khác biệt về ngoại hình khiến Nic từng bị bạn bè chê cười, trêu chọc. Đó là thời kì vô cùng khó khăn, Nic Vu-gic đã chấp nhận chung sống với sự thiếu sót trên cơ thể mình. Anh học cách dùng chân và một cái cán để viết chữ, đánh bàn phím máy vi tính, tự sinh hoạt cá nhân, chăm sóc bản thân. Anh đã vượt qua khó khăn, biến bản thân mình thành điều kì diệu trong cuộc sống. Nic Vu-gic trở thành biểu tượng mãnh liệt của nghị lực sống và lan toả năng lượng tích cực tới người xung quanh.

(Theo Sống cho điều ý nghĩa hơn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Câu chuyện 2

Nguyễn Ngọc Ký (1947 – 2022) bị liệt cả hai tay từ nhỏ nên phải trải qua biết bao khó khăn để tập viết. Bàn chân Ký giẫm lên trang giấy, cựa quậy một lúc là nhàu nát tất cả. Mấy ngón chân của Ký quắp lại giữ cho được cây bút đã khó rồi, còn điều khiển nó viết thành chữ lại càng khó hơn. Nhiều lần bị chuột rút đau đến tái người, Ký quẳng bút vào xã nhà định thôi học. Lời khuyến khích dịu dàng của cô giáo và những cử chỉ thân thương của bạn bè đã tiếp sức cho Ký. Ký lại quắp bút vào ngón chân và lại hì hục tập viết. Kỳ kiên nhẫn, bền bỉ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người mệt mỏi, ngón chân đau nhức, có lúc chân bị chuột rút liên hồi... nhưng Ký không nản lòng. Buổi học nào cũng vậy, trong góc lớp, trên mảnh chiếu nhỏ, không bao giờ vắng mặt Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ kiên trì luyện tập, Ký đã thành công, chữ viết ngày một đều, đẹp hơn. Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký bền chí, vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và cuộc sống đã được mọi người biết đến.

Câu hỏi:

a. Anh Nic Vu-gic và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua những khó khăn của bản thân như thế nào?

b. Nêu suy nghĩ của em về những tấm gương vượt khó kể trên.


6 tháng trước 22 lượt xem