Câu hỏi:
38 lượt xemLời giải
Hướng dẫn giải:
Phương pháp giải:
HS viết đoạn văn theo đề bài yêu cầu
Trả lời:
Một trong những nữ tướng mà em ngưỡng mộ nhất chính là Bà Triệu - Triệu Thị Trinh. Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 2/10/226 tại miền núi Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người mạnh mẽ, thông minh, tài sắc khác thường. Đến tuổi trưởng thành bà cùng anh là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.
Năm 248, Ngô Triều phải phái Lục Dận đem theo tám nghìn quân tinh nhuệ để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Do lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại một đạo quân lớn hơn mình gấp bội. Nên trong một trận huyết chiến với quân thù, trước thế mạnh và mưu kế hiểm độc, đê hèn của giặc, bà Triệu đã tuẫn tiết ở núi Tùng, xã Phú Điền, huyện Hậu Lộc vào năm 248 khi bà chỉ mới 22 tuổi. Bà Triệu là một nữ anh hùng thực sự của đất nước ta với sự dũng cảm, can trường của mình.
Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy?
Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?
Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?
Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý? Hành động đó nói lên điều gì về ông?
Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận như thế nào?
Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?
Nội dung câu mở đoạn và câu kết đoạn có điểm gì giống và khác nhau?
Giải thưởng Kô-va-lép-xcai-a được trao cho những ai, về thành tích gì?
Những sáng tạo nêu trong bài đọc thể hiện điều gì về người Việt Nam.