Câu hỏi:

52 lượt xem
Tự luận

Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa...

b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây trám trắng.

d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

Mở bài trực tiếp 

Mở bài gián tiếp 

Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu

Nêu các sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn

Xem đáp án

Lời giải

Hướng dẫn giải:

Mở bài trực tiếp 

Mở bài gián tiếp 

b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa...

c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây trám trắng.

d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 10:
Tự luận

Những trang sách tuổi thơ

     Ba tôi đi làm xa nên những câu chuyện đầu tiên tôi nghe được là từ bà nội và chú tôi. Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,….Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”. 

     Bà và chú kể mãi cũng hết chuyện. Từ khi nghe chú tôi mách những câu chuyện đó và vô số những câu chuyện tương tự được viết trong các cuốn sách, tôi cố gắng học chữ để có thể tự mình khám phá thế giới kì diệu kia. 

     Bảy tuổi, tôi mê mẩn với những cuốn sách ba tôi mua về. Tám, chín tuổi tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng.  Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”,…

     Tôi khóc cười qua những trang sách, ngạc nhiên thấy mình trải qua những cảm xúc mà trên thực tế tôi chưa đủ lớn để trải nghiệm ngoài đời. Sách đã bồi đắp tâm hồn, làm giàu có và làm trưởng thành tình cảm một đứa bé, mài sắc một cách tự nhiên các ý niệm đạo đức qua sự yêu ghét với người hiền kẻ ác và đặc biệt mở rộng đến vô biên bờ cõi của trí tưởng tượng. 

Bài đọc trên là lời kể của ai? 

 


6 tháng trước 50 lượt xem
Câu 21:
Tự luận

Người thu gió

     Cậu bé Uy-li-am sống ở một làng quê nghèo của Châu Phi. Năm mười bốn tuổi, cậu phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Rồi hạn hán xảy ra khiến gia đình cậu và dân làng rơi vào cảnh đói kém. Nhiều người, trong đó có cả bạn bè của cậu, phải bỏ mạng vì không còn thực phẩm để sống. Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại, nhưng Uy-li-am vẫn phải nghỉ học.

     Không được tới trường, Uy-li-am tìm đến thư viện làng. Ở đó, với vốn tiếng Anh bập bõm và sự giúp sức của từ điển, cậu đọc được hai cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Hình ảnh chiếc máy điện gió gây ấn tượng đặc biệt cho cậu. Cậu quyết định làm một chiếc máy từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, xe đạp cũ. 

     Mày mò mãi, cuối cùng, Uy-li-am cũng tạo ra được một máy điện gió thô sơ cung cấp đủ điện cho bốn chiếc đèn. Chiếc máy điện gió thứ hai giúp cậu dùng máy bơm nước để cung cấp nước tưới cho cánh đồng ngô, thuốc lá của gia đình. Rồi cậu chế ra ba chiếc máy điện gió, đủ để bơm nước cho cả cánh đồng trong làng và phục vụ sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân. 

     Câu chuyện chế tạo máy điện gió của Uy-li-am nhanh chóng vượt ra khỏi phạm vi của ngôi làng. Năm 2013, Uy-li-am được một tạp chí quốc tế có uy tín đưa vào danh sách những người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Cuốn sách “Người thu gió” viết về cậu được nhiều trường đại học của Mỹ đưa vào danh mục sách cần đọc cho tất cả sinh viên mới vào trường. Cuốn sách nổi tiếng này đã được dịch sang tiếng Việt năm 2020. 

Hoàn cảnh gia đình và làng quê của Uy-li-am khó khăn như thế nào? 

 


6 tháng trước 60 lượt xem
Câu 26:
Tự luận

Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây có gì khác đoạn kết của bài văn Cây si ( trang 35)?

     Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của một ông già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ

     Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.

     Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.


6 tháng trước 44 lượt xem