30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 36: Tác dụng của lực có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 36: Tác dụng của lực đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 36.

1 106 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 36: Tác dụng của lực

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực

Câu 1: Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 36 (có đáp án): Tác dụng của lực có đáp án - Chân trời sáng tạo

A. bị biến dạng

B. bị thay đổi tốc độ

C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ

D. bị thay đổi hướng chuyển động

Lời giải

Cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó:

- đang chuyển động bị dừng lại : thay đổi tốc độ

- bề mặt bóng bị lõm xuống tại chỗ tay tiếp xúc với quả bóng: bị biến dạng

Chọn đáp án C

Câu 2: Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 36 (có đáp án): Tác dụng của lực có đáp án - Chân trời sáng tạo

A. Quả bóng bị méo

B. Quả bóng bị bay ngược trở lại

C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại

D. Không xảy ra vấn đề gì

Lời giải

Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại

Chọn đáp án C

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của lực?

A. Lực làm vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động

B. Lực làm vật đang chuyển động, bị dừng lại

C. Lực làm vật chuyển động nhanh lên

D. Cả ba phát biểu trên

Lời giải

A – đúng

B – đúng

C – đúng

Chọn đáp án D

Câu 4: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động …

A. nhanh lên

B. chậm lại

C. dừng lại

D. đứng yên

Lời giải

Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động nhanh lên.

Chọn đáp án A

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng?

A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên

B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng

C. Một người thợ đẩy thùng hàng

D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt

Lời giải

A – vật bị thay đổi tốc độ

B - vật bị thay đổi tốc độ

C - vật bị thay đổi tốc độ

D – vật bị biến dạng và bị thay đổi tốc độ

Chọn đáp án D

Câu 6: Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:

A. có thể thay đổi tốc độ

B. có thể bị biến dạng

C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng

D. cả ba tác dụng trên

Lời giải

Lực tác dụng vào vật có thể làm:

- vật thay đổi tốc độ

- vật bị biến dạng

- vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng

Chọn đáp án D

Câu 7: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Sự biến dạng là …

A. bề mặt của vật bị méo đi.

B. bề mặt của vật bị lõm xuống.

C. sự thay đổi hình dạng của vật.

D. bề mặt của vật bị phồng lên.

Lời giải

Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của vật.

Chọn đáp án C

Câu 8: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại.

B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h.

C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi.

D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

Lời giải

A – bị biến đổi về độ lớn vận tốc

B – không thay đổi về hướng và độ lớn

C - không thay đổi về hướng và độ lớn

D - không thay đổi về hướng và độ lớn

Chọn đáp án A

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị thay đổi tốc độ?

A. Ấn mạnh tay xuống đệm

B. Ngồi lên một cái yên xe

C. Cầu thủ đá quả bóng vào lưới

D. Gió thổi làm buồm căng

Lời giải

A – vật bị biến dạng

B - vật bị biến dạng

C – vật bị thay đổi tốc độ và bị biến dạng

D - vật bị biến dạng

Chọn đáp án C

Câu 10: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?

A. Gió thổi cành cây đu đưa.

B. Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại.

C. Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc.

D. Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450.

Lời giải

A – thay đổi tốc độ

B – thay đổi tốc độ và hướng chuyển động

C – thay đổi tốc độ

D – thay đổi tốc độ

Chọn đáp án B

Phần 2: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực

1. Sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động

Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động (thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động) của các vật như sau: 

- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

- Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

- Vật chuyển động nhanh lên.

- Vật chuyển động chậm lại.

- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.

Ví dụ: 

Con cá cắn vào chiếc phao của một cần câu đang nổi, bỗng chìm xuống nước. Lực của con cá đã làm cho chiếc phao bắt đầu chuyển động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang chuyển động bị dừng lại.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Ôtô đang chuyển động, lực hãm phanh đã làm cho ô tô chuyển động chậm dần.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang phải. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

2. Sự biến dạng của vật

   Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật.

Ví dụ:

Kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

 

Vo tròn một tờ giấy.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Gió tác dụng lực làm cho cây 

bị đổ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Lấy tay bóp móp quả bóng làm nó bị biến dạng .

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

- Ngoài ra, lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó vừa biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng.

Ví dụ: 

Khi quả bóng đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên bóng vừa làm biến đổi chuyển động vừa làm biến dạng quả bóng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực | Chân trời sáng tạo

Bài giảng Khoa học tự nhiên 6 Bài 36: Tác dụng của lực - Chân trời sáng tạo

1 106 lượt xem