30 câu Trắc nghiệm KHTN 6 (Chân trời sáng tạo 2024) Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án) Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 6 Bài 7.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ
Phần 1: 10 câu trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius
Câu 1. Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào?
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế nước
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả 3 nhiệt kế trên
Lời giải
Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế y tế vì nó có giới hạn đo phù hợp với nhiệt độ cơ thể người từ 350C đến 420C.
Chọn đáp án C
Câu 2. Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là:
A. Kelvin (K)
B. Celsius (0C)
C. Fahrenheit (0F)
D. Cả 3 đơn vị trên
Lời giải
Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là Kelvin (K)
Chọn đáp án A
Câu 3. Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là?
A. 1000C
B. 00C
C. 273K
D. 373K
Lời giải
Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là 00C
Chọn đáp án B
Câu 4. Nhiệt độ sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là?
A. 1000C
B. 00C
C. 273K
D. 373K
Lời giải
Nhiệt độ sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là 373K.
Vì T (K) = t0C + 273K mà nhiệt độ sôi của nước theo thang nhiệt độ Celsius là 1000C
Chọn đáp án D
Câu 5. Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, ta cần thực hiện điều gì?
A. Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách.
B. Ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo.
C. Thực hiện phép đo nhiệt độ đúng cách.
D. Đọc và ghi kết quả đo theo đúng cách.
Lời giải
Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, ta cần ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo để lựa chọn nhiệt kế phù hợp.
Chọn đáp án B
Câu 6. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, ta cần làm cho thủy ngân tụt xuống vạch số 35 bằng cách nào?
A. Cầm đầu nhiệt kế, dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh.
B. Ngâm bầu đựng nhiệt kế vào nước lạnh.
C. Ngâm bầu đựng nhiệt kế vào nước ấm.
D. Cầm đầu nhiệt kế, dốc bầu đựng chất lỏng xuống và đợi 5 phút.
Lời giải
Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, ta cần làm cho thủy ngân tụt xuống vạch số 35 bằng cách cầm đầu nhiệt kế, dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh.
B – có thể làm hỏng nhiệt kế vì nước lạnh sẽ làm cả thủy ngân và thủy tinh của nhiệt kế co lại làm nứt vỡ.
C – có thể làm hỏng nhiệt kế vì có thể nước ấm lớn hơn nhiệt độ 420C làm thủy tinh của nhiệt kế nở ra bị nứt vỡ.
D – không có tác dụng.
Chọn đáp án A
Câu 7. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Lời giải
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Chọn đáp án A
Câu 8. Đổi đơn vị 320C ra đơn vị độ K?
A. 320C = 350K
B. 320C = 305K
C. 320C = 35K
D. 320C = 530K
Lời giải
Ta có: T (K) = t0C + 273K
=> 320C + 273 = 305K
Chọn đáp án B
Câu 9. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ?
A. Nhiệt kế thủy ngân
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế điện tử
D. Tốc kế
Lời giải
- Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử.
- Tốc kế là dụng cụ đo vận tốc
Chọn đáp án D
Câu 10. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?
A. 200C = 680F
B. 200C = 293K
C. 1000C = 373K
D. Cả 3 đáp án trên
Lời giải
- Ta có: t0C = 00C + t0C = 320F + t0C . 1,8
=> 200C = 00C + 200C = 320F + 200C . 1,8 = 680F
- Ta có: T (K) = t0C + 273K
=> 200C + 273 = 293K
=> 1000C + 273 = 373K
Chọn đáp án D
Phần 2: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius
1. Nhiệt độ và nhiệt kế
- Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Đơn vị đo nhiệt độ:
+ Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (kí hiệu: K).
+ Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (kí hiệu: 0C).
- Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế y tế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử,…
Nhiệt kế rượu |
Nhiệt kế thủy ngân |
Nhiệt kế y tế |
Nhiệt kế điện tử |
Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).
Nhiệt kế kim loại |
Nhiệt kế đổi màu |
2. Thang nhiệt độ
Thang nhiệt độ Celsius: Ông Celsius đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (0 0C) và nhiệt độ sôi của nước (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm.
- Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:
+ Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.
+ Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.
3. Thực hành đo nhiệt độ
Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.
Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Thực hiện phép đo.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.