30 câu Trắc nghiệm KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn cơ thể người có đáp án

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn cơ thể người đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 33.

1 337 lượt xem


Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn cơ thể người

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn cơ thể người

Đang cập nhật.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn cơ thể người

I. Máu

- Các thành phần của máu:

+ Huyết tương chiếm khoảng 55% máu, bao gồm nước và các chất tan. Huyết tương giúp duy trì trạng thái lỏng của máu, vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải trong cơ thể.

+ Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm khoảng 45% máu. Hồng cầu có chức năng vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu. Bạch cầu bảo vệ cơ thể, trong khi tiểu cầu tham gia vào cơ chế đông máu.

II. Miễn dịch và vaccine

1. Miễn dịch

- Kháng nguyên là chất khi xâm nhập vào cơ thể kích thích cơ thể tạo kháng thể.

- Kháng thể là phân tử protein do tế bào lympho B tạo ra để chống lại kháng nguyên.

- Kháng nguyên và kháng thể tương tác theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá để tạo phản ứng miễn dịch.

- Tế bào lympho B phân bào và biệt hoá thành tương bảo, tương bảo tạo ra kháng thể để tiêu diệt vi sinh vật hoặc làm bất hoạt độc tổ của chúng.

- Tế bào lympho B nhớ giúp cơ thể có khả năng miễn dịch.

2. Vaccine

- Vaccine sử dụng mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu để kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể.

- Kháng thể tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

3. Nhóm máu và truyền máu

- Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau.

- Hệ nhóm máu phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO gồm bốn nhóm máu A, B, AB, O.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 33 (Kết nối tri thức): Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người (ảnh 1)

- Trong quá trình truyền máu, để tránh hiện tượng kết dính có thể xảy ra, máu của người cho cần cùng nhóm với máu của người nhận.

- Trong trường hợp không có máu trùng với nhóm máu của người nhận, có thể truyền máu khác nhóm nhưng đảm bảo nguyên tắc không để kháng thể trong máu của người nhận gây kết dính kháng nguyên trong máu được truyền.

Chức năng của hệ tuần hoàn:

II. Hệ tuần hoàn

- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác đến các tế bào và mô của cơ thể

- Lưu thông máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ để thực hiện chức năng trên

- Sự phối hợp của các cơ quan trong hệ tuần hoàn thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn.

III. Một số bệnh về máu và tim mạch

1. Thiếu máu

- Tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.

- Triệu chứng thường gặp: mệt mỏi, da xanh, tim đập nhanh,...

- Nguyên nhân: chế độ ăn thiếu sắt, chảy máu khi bị thương, kinh nguyệt...

2. Huyết áp cao

- Tình trạng tăng huyết áp có nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Nguyên nhân có thể là kết quả nhất thời sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận hay khi bị sốt,...

- Nếu kéo dài, huyết áp cao có thể gây tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây ra bệnh huyết áp cao.

- Nguyên nhân khác: chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,...

3. Xơ vữa động mạch

Khi hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ kết hợp với Ca' ngắm vào thành mạch, làm hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa, dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu, tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, ít vận động,...

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người

Lý thuyết KHTN 8 Bài 33 (Kết nối tri thức): Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người (ảnh 1)

1 337 lượt xem