30 câu Trắc nghiệm KHTN 8 (Kết nối tri thức 2024) Bài 4: Dung dịch và nồng độ có đáp án
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Bài 4: Dung dịch và nồng độ đầy đủ các mức độ sách Khoa học tự nhiên 8 (có đáp án) Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8 Bài 4.
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ
Câu 1. Nồng độ phần trăm cho biết
A. số mol chất tan có trong trong 1 lít dung dịch.
B. số gam chất tan trong 1 lít nước.
C. số mol chất không tan trong 100 gam dung dịch.
D. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Đáp án đúng là: D
Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Câu 2. Nồng độ mol cho biết
A. số mol chất tan có trong trong 1 lít dung dịch.
B. số gam chất tan trong 1 lít nước.
C. số mol chất không tan trong 100 gam dung dịch.
D. số gam chất tan trong 100 gam nước.
Đáp án đúng là: A
Nồng độ mol cho biết số mol chất tan có trong trong 1 lít dung dịch.
Câu 3. Dung dịch bão hòa là dung dịch
A. không thể hòa tan thêm chất tan.
B. có thể hòa tan thêm chất tan.
C. không thể hòa tan thêm nước.
D. có thể hòa tan thêm dung dịch.
Đáp án đúng là: A
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Câu 4. Chất nào sau đây không tan trong nước ở điều kiện thường?
A. Oxygen.
B. Muối ăn.
C. Copper(II) sulfate.
D. Bột sắt.
Đáp án đúng là: D
Bột sắt không tan trong nước.
Câu 5. Độ tan của một chất trong nước là
A. số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.
B. số gam chất đó tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
C. số gam chất đó không tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa.
D. số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Đáp án đúng là: A
Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.
Câu 6. Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch
A. không thể hòa tan thêm chất tan.
B. có thể hòa tan thêm chất tan.
C. không thể hòa tan thêm nước.
D. có thể hòa tan thêm dung dịch.
Đáp án đúng là: B
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan.
Câu 7. Độ tan của hầu hết các chất rắn phụ thuộc vào
A. môi trường.
B. nhiệt độ.
C. áp suất.
D. loại chất.
Đáp án đúng là: B
Độ tan của hầu hết các chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 8. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của hầu hết chất rắn trong nước
A. biến đổi ít.
B. tăng.
C. giảm.
D. không đổi.
Đáp án đúng là: B
Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của hầu hết chất rắn trong nước tăng.
Câu 9. Khi sản xuất nước ngọt có gas người ta thường nén khí carbon dioxide ở áp suất cao nhằm mục đích gì?
A. Tăng khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước.
B. Giảm khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước.
C. Không làm thay đổi khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước.
D. Giảm nhanh lượng khí carbon dioxide trong nước.
Đáp án đúng là: A
Mục đích: Tăng khả năng hòa tan của khí carbon dioxide trong nước.
Câu 10. Cho muối ăn vào nước và khuấy đều ta thu được
A. huyền phù.
B. dung dịch.
C. nhũ tương.
D. dung môi.
Đáp án đúng là: B
Cho muối ăn vào nước và khuấy đều ta thu được dung dịch.
Câu 11. Cho phát biểu: “Dung dịch là hỗn hợp ………… của chất tan và dung môi”. Từ còn thiếu trong phát biểu trên là
A. huyền phù.
B. đồng nhất.
C. chưa đồng nhất.
D. chưa tan.
Đáp án đúng là: B
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
Câu 12. Nước muối sinh lí (dung dịch NaCl 0,9%) được sử dụng nhiều trong y học, trong cuộc sống hàng ngày nước muối sinh lí cũng có rất nhiều ứng dụng như dùng để súc miệng, ngâm, rửa rau quả,… Để pha chế 500g nước muối sinh lí ta cần:
A. 4,5g NaCl và 495,5g nước.
B. 5,4g NaCl và 494,6g nước.
C. 4,5g NaCl và 504,5g nước.
D. 5,4g NaCl và 505,4 nước.
Đáp án đúng là: A
mct NaCl = = 4,5 (gam)
mnước = mdd – mct = 500 – 4,5 = 495,5 (gam)
Câu 13. Khối lượng NaOH có trong 300 mL dung dịch nồng độ 0,15 M là
A. 1,8 g.
B. 0,045 g.
C. 4,5g.
D. 0,125g.
Đáp án đúng là: A
Số mol NaOH: nNaOH = 0,3.0,15 = 0,045 (mol).
Khối lượng NaOH: mNaOH = 0,045.40 = 1,8 (gam).
Câu 14. Hòa tan đường vào cốc nước ta thu được dung dịch nước đường. Chất tan là
A. nước và đường.
B. đường.
C. nước.
D. nước đường.
Đáp án đúng là: B
Chất tan là đường.
Câu 15. Khối lượng H2O2 có trong 30 g dung dịch nồng độ 3% là
A. 10 gam.
B. 3 gam.
C. 0,9 gam.
D. 0,1 gam.
Đáp án đúng là: C
Áp dụng:
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ
I. Dung dịch, chất tan và dung môi
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí.
- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở nhiệt độ, áp suất nhất định, còn dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.
II. Độ tan
- Khả năng tan của các chất trong cùng một dung môi khác nhau dù ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
- Những chất tan tốt cần lượng lớn chất tan để tạo dung dịch bão hoà, còn những chất tan kém chỉ cần lượng nhỏ chất tan đã thu được dung dịch bão hoà.
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định.
- Độ tan của một chất trong nước được tính bằng công thức: S = (mct/mnước) x 100, trong đó S là độ tan, đơn vị g/100 g nước; mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g); mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g).
III. Nồng độ dung dịch
- Nồng độ dung dịch là đại lượng được sử dụng để định lượng một dung dịch đặc hay loãng. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.
- Nồng độ phần trăm:
Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức:
C% = (mct/ mdd) x 100%
Trong đó: C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %; mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g); mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g).
- Nồng độ mol:
Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Nồng độ mol được xác định bằng công thức:
CM = n / V
Trong đó: CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/l và thường được biểu diễn là M; n là số mol chất tan, đơn vị là mol; V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 4: Dung dịch và nồng độ