50 câu Trắc nghiệm Bình đẳng giới trong đời sống xã hội (có đáp án 2024) – KTPL 11 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 (có đáp án) Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11.

1 560 lượt xem


Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Phần 1. 20 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Câu 1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: C

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác,...

Câu 2. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

A. Chị H và anh Q.

B. Chị H và ông T.

C. Ông T và anh Q.

D. Chị H, anh Q và ông T.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống dưới đây, chị H và anh Q không có hành vi vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Câu 3. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.

B. tham gia các hoạt động xã hội.

C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.

D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.

Đáp án đúng là: A

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường....

Câu 4. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua

A. nội dung thông cáo báo chí.

B. lựa chọn việc làm phù hợp.

C. kế hoạch điều tra nhân lực. 

D. chiến lược phân bố dân cư.

Đáp án đúng là: B

Một trong những nội dung của quyền bình đẳng giới trong lao động là mọi công dân đều được thực hiện quyền lao động thông qua lựa chọn việc làm phù hợp.

Câu 5. Hành vi của Hiệu trưởng trường mần non dân lập B trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, bà K (Hiệu trưởng trường mần non dân lập B) đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực lao động.

Câu 6. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Văn hóa và giáo dục.

Đáp án đúng là: A

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.

Câu 7. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.

C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

D. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

Đáp án đúng là: B

Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của các tổ chức khác.

Câu 8. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?

Tình huống. Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới.

A. Anh M.

B. Chị K.

C. Chị V và anh M.

D. Anh M và chị K.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, chị K đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Câu 9. Hành vi của ông N trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Lao động.

D. Văn hóa.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, ông N đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Câu 10. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: B

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường....

 Câu 11. Hành vi của anh B và chị A trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Vợ chồng anh B, chị A đã có 2 con gái. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh B đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị A bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.

A. Lao động và công vụ.

B. Huyết thống và gia tộc.

C. Tài chính và việc làm. 

D. Hôn nhân và gia đình.

Đáp án đúng là: D

Hành vi của anh B và chị A trong tình huống trên đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Câu 12. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B. sở hữu tài sản chung.

C. lựa chọn hành vi bạo lực. 

D. áp đặt mọi quan điểm riêng.

Đáp án đúng là: B

Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung.

Câu 13. Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. lựa chọn nơi cư trú. 

B. cùng sử dụng bạo lực.

C. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

D. định đoạt tài sản công cộng.

Đáp án đúng là: A

Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.

B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

Đáp án đúng là: B

- Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống:

+ Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội;

+ Hướng tới xã hội công bằng - dân chủ - văn minh.

+ Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

+ Mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Câu 15. Thực hiện quy định về bình đẳng giới

A. là nhiệm vụ lớn nhất của nhà nước.

B. là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

C. là trách nhiệm riêng của cơ quan công an.

D. là trách nhiệm riêng của cơ quan tư pháp.

Đáp án đúng là: B

Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Câu 16. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị và xã hội.

B. Khoa học và công nghệ.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Đáp án đúng là: D

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.....

Câu 17. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. tham gia các hoạt động xã hội.

B. tiến hành sản xuất, kinh doanh.

C. lựa chọn ngành, nghề học tập.

D. tiếp cận các cơ hội việc làm.

Đáp án đúng là: C

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.....

Câu 18. Hành vi của ông S trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Anh K và chị P là nhân viên của ông ty X. Hai người đều là những nhân viên có chuyên môn tốt, thái độ làm việc chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến. Nhận thấy những phẩm chất tốt của anh K và chị P nên anh C (trưởng phòng nhân sự) đã đề cử hai nhân viên này tham gia khóa đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học môi trường tại nước ngoài. Biết được tin này, anh K và chị P rất vui và thể hiện nguyện vọng sẵn sàng tham gia khóa đào tạo. Tuy nhiên, khi danh sách đề cử được chuyển tới ông S (giám đốc công ty), ông S đã gạch tên chị P vì ông cho rằng: lĩnh vực này có nhiều thách thức, tính cạnh tranh cao nên không phù hợp với nữ giới.

A. Chính trị và xã hội.

B. Kinh tế và lao động.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Giáo dục và đào tạo.

Đáp án đúng là: D

Hành vi của ông S trong tình huống trên đã vi phạm phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Câu 19. Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. lựa chọn, áp đặt nghề nghiệp.

B. sử dụng, đề cao bạo lực.

C. nuôi dưỡng, giáo dục các con.

D. sàng lọc, cân bằng giới tính.

Đáp án đúng là: C

Một trong những nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, giáo dục các con.

Câu 20. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng

A. định đoạt khối tài sản chung.   

B. thống nhất địa điểm cư trú.

C. tôn trọng nhân phẩm của nhau.

D. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không thể hiện ở việc vợ chồng cùng bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

1. Ý nghĩa của bình đẳng giới

- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

- Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Xã hội bình đẳng giới là một xã hội hạnh phúc

2. Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực

a. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

- Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, pháp luật nước ta quy định:

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

b. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động

- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

+ Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Bình đẳng giới trong lao động (minh họa)

c. Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học công nghệ

- Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, bao gồm:

+ Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.

+ Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao; bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

+ Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

d. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình

- Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, pháp luật nước ta quy định:

+ Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Chia sẻ công việc gia đình giúp cuộc sống gia đình trở nên tốt đẹp hơn

3. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới

- Nhà nước ban hành chính sách để bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ thành quả của sự phát triển. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

- Gia đình tạo điều kiện để các thành viên chia sẻ hợp lý công việc gia đình, đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

- Công dân nam, nữ có trách nhiệm:

+ Học tập pháp luật về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới;

+ Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện hành vi đúng mực về bình đẳng giới.

+ Phê phán, đấu tranh với những định kiến giới, những hành vi phân biệt đối xử trên cơ sở giới ở nhà trường, gia đình và cộng đồng;

+ Vận động, thuyết phục người khác thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

1 560 lượt xem