50 câu Trắc nghiệm Cung, cầu trong kinh tế thị trường (có đáp án 2024) – KTPL 11 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 (có đáp án) Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 2.

1 101 lượt xem


Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Câu 1. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.

A. Thu nhập của người tiêu dùng.

B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.

C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.

D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.

Đáp án đúng là: B

Nhân tố ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là: tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể: khi xu hướng “tiêu dùng Xanh” trở nên phổ biến, người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường.

Câu 2. Trong nền kinh tế thị trường, khối lượng và cơ cấu của cung được xác định bởi

A. lượng cầu hàng hóa, dịch vụ.

D. chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

C. giá cả của hàng hóa, dịch vụ.

D. giá trị của hàng hóa, dịch vụ.

Đáp án đúng là: A

Trong nền kinh tế thị trường,cung - cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động và quy định lẫn nhau:

+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung, ví như 'đơn đặt hàng' của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng.

+ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên.

Câu 3. Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà

A. nhà cung cấp đang nỗ lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

B. nhà phân phối đang thực hiện hoạt động đầu cơ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.

C. nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định.

D. người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.

Đáp án đúng là: D

- Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định.

Câu 4. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, ngoại trừ nhân tố

A. thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.

B. dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.

C. số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.

D. diá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.

Đáp án đúng là: C

- Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố:

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ;

+ Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng;

+ Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế;

+ Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ, thị trường...

- Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ là nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung.

Câu 5. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi

A. giá cả thị trường giảm xuống

B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.

C. giá trị thấp hơn giá cả.

D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên.

Đáp án đúng là: A

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm xuống.

Câu 6. Số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. cung.

B. cầu.

C. giá trị.

D. giá cả.

Đáp án đúng là: A

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định.

Câu 7. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ?

A. Giá cả các yếu tố đầu vào.

B. Thu nhập của người tiêu dùng.

C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất.

D. Giá bán sản phẩm.

Đáp án đúng là: B

- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng;

+ Trình độ công nghệ sản xuất.

+ Chính sách của nhà nước.

- Thu nhập của người tiêu dùng là nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu.

Câu 8. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

Trường hợp. Trong bối cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu, giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao, một số doanh nghiệp phải tăng chi phí để mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Một số doanh nghiệp khác chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn do không chuẩn bị đủ nguyên liệu đầu vào.

A. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất.

B. Chính sách hỗ trợ của nhà nước.

C. Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Đáp án đúng là: A

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là: giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào. Cụ thể: khi giá cả các yếu tố sản xuất tăng cao, thì một số doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô, chấp nhận tình trạng sản xuất gián đoạn, từ đó dẫn đến lượng cung hàng hóa ra thị trường sụt giảm.

Câu 9. Trong thông tin dưới đây, nhân tố nào đã ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trên thị trường?

Thông tin. Trước tình hình biến động của giá dầu thế giới tăng cao, Chính phủ đã thực hiện chính sách giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu. Điều đó sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lượng cung.

A. Chính sách của nhà nước.

B. Trình độ công nghệ sản xuất.

C. Sự kì vọng của chủ thể sản xuất.

D. Số lượng người tham gia cung ứng.

Đáp án đúng là: B

Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa trong thông tin trên là: chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề: lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường?

A. Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung.

B. Chỉ có một nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến cung, đó là: giá bản sản phẩm.

C. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

D. Giá cả của yếu tố đầu vào sản xuất không ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa.

Đáp án đúng là: C

- Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

+ Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ;

+ Kỳ vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh;

+ Giá bán sản phẩm;

+ Số lượng người tham gia cung ứng;

+ Trình độ công nghệ sản xuất.

+ Chính sách của nhà nước.

- Nhận định “Toàn bộ sản phẩm sản xuất ra trong nền kinh tế đều được coi là cung” không chính xác, vì: có những sản phẩm sản xuất ra nhưng không mang bán trên thị trường mà chỉ để người sản xuất ra nó tiêu dùng thì không được tính vào cung.

Câu 11. Trong trường hợp sau, nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ?

Trường hợp. Chất lượng cuộc sống càng cao thì nhu cầu về an toàn trong chế độ ăn uống càng được quan tâm. Hiện nay, việc lựa chọn thực phẩm an toàn được người tiêu dùng đặc biệt lưu ý. Người tiêu dùng đã tìm mua các sản phẩm rau hữu cơ, rau thuỷ canh phù hợp với túi tiền. Nắm bắt thị hiếu đó, các cửa hàng rau sạch, an toàn xuất hiện ngày càng nhiều.

A. Quy mô dân số.

B. Giá cả hàng hóa.

C. Thu nhập của người tiêu dùng.

D. Sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng.

Đáp án đúng là: D

- Nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp trên là: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.

Câu 12. Quan hệ cung - cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Cụ thể: khi cung bằng cầu, sẽ dẫn đến

A. giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm.

B. giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng.

C. giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định.

D. giá cả lúc tăng, lúc giảm, không ổn định.

Đáp án đúng là: C

Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giả cả thường xuyên biến động trên thị trưởng:

+ Khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng;

+ Cung bằng cầu thì giá ổn định.

Câu 13. Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm, chủ thể sản xuất có xu hướng

A. thu hẹp sản xuất.

B. mở rộng sản xuất.

C. tăng lượng cung hàng hóa.

D. đầu tư thêm thiết bị, máy móc.

Đáp án đúng là: A

Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

Câu 14. Chủ thể sản xuất, kinh doanh có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cung nhỏ hơn cầu.

C. cung bằng cầu.

D. giá cả hàng hóa giảm.

Đáp án đúng là: B

Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ đề doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất.

Câu 15. Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ khi

A. cung lớn hơn cầu.

B. cung nhỏ hơn cầu.

C. cung bằng cầu.

D. giá cả hàng hóa tăng.

Đáp án đúng là: A

Quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp:

+ Người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ khi cung lớn hơn cầu (vì giá cả sản phẩm giảm)

+ Người tiêu dùng có xu hướng hạn chế hàng hóa, dịch vụ khi cung nhỏ hơn cầu (vì giá cả sản phẩm tăng).

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

1. Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

a. Khái niệm cầu

- Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dùng chính là cầu

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Cầu về một loại hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc trước hết vào giá cả của chính hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường tại một thời điểm xác định.

- Ngoài ra, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu hàng hóa, dịch vụ như:

+ Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập trung bình của người tiêu dùng tăng thì cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng tăng và ngược lại.

+ Giá cả hàng hóa khác, bao gồm những hàng hóa có khả năng thay thế, hoặc bổ sung cho việc tiêu dùng hàng hóa đó.

+ Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường: Mặc dù giá một hàng hoá nào đó tăng nhưng người mua vẫn tiếp tục tăng mua hàng hóa đó vì họ dự đoán giá sẽ còn tăng nữa.

+ Tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu dùng trong những giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới cầu về một số loại hàng hóa.

+ Dân số: Khi dân số tăng dẫn đến cầu về hàng hóa tăng.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu

2. Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

a. Khái niệm cung

- Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác khau trong một thời gian nhất định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Cung thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của cho người tiêu dùng

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Cung về một loại hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc trước hết vào giá cả của ngành hàng hóa đó trên thị trường tại một thời điểm xác định.

- Ngoài ra, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến cung của hàng hóa, dịch vụ như:

+ Giá cả các yếu tố sản xuất: Nếu giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất như tiền công, giá nguyên vật liệu, tiền thuê đất,... giảm giá thì giá thành hàng hóa giảm nên sản xuất có lãi, dẫn đến tăng cung và ngược lại

+ Trình độ công nghệ sản xuất: Nếu công nghệ và kỹ thuật hiện đại thì năng suất lao động tăng và chi phí lao động sản xuất ra hàng hóa giảm. Như vậy sẽ có số lượng hàng hóa sản xuất và cung ứng nhiều hơn so với lao động thủ công.

+ Dự đoán của người bán về thị trường: Nếu dự báo giá tăng, người sản xuất hi vọng có lợi, họ sẽ tăng cung và ngược lại.

+ Số lượng người bán trên trị trường: Nếu số lượng người cùng sản xuất một loại hàng hóa càng nhiều thì cung về loại hàng hóa càng lớn và ngược lại.

+ Chính sách của nhà nước: nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ (ví dụ: giảm thuế mặt hàng nào đó), lợi nhuận sẽ tăng, làm mức cung hàng hóa đó tăng lên và ngược lại.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Những yếu tố ảnh hưởng đến cung

3. Mối quan hệ cung - cầu và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế

- Trên thị trường, cung - cầu thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả.

+ Khi lượng hàng hóa mà người mua muốn mua đúng bằng lượng hàng hóa mà người bán muốn bán thì mức giá cân bằng được hình thành.

+ Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá tăng cao hơn giá cân bằng.

+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hạ xuống thấp hơn giá cân bằng.

- Cung - cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa. Căn cứ vào quan hệ cung - cầu, có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả. Ở đâu có thị trường thì ở đó quan hệ cung - cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 2: Cung, cầu trong kinh tế thị trường

Các nhà điều hành đất nước dựa vào cán cân cung - cầu nhằm điều tiết thị trường và bình ổn giá cả

1 101 lượt xem