50 câu Trắc nghiệm Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin (có đáp án 2024) – KTPL 11 Cánh diều
Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 (có đáp án) Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 20.
Nội dung bài viết
Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Phần 1. 17 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Câu 1. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi
A. bày tỏ sở thích cá nhân.
B. tích cực tham gia thảo luận.
C. đề xuất đổi mới chính sách.
D. ngăn cản việc góp ý, phê bình.
Đáp án đúng là: D
Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi ngăn cản việc góp ý, phê bình.
Câu 2. Trong tình huống sau, người dân xã M đã thực hiện quyền nào của công dân?
Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã M đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã M đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận.
D. Tự do báo chí.
Đáp án đúng là: D
Trong tình huống trên, người dân xã M đã thực hiện quyền tự do báo chí của công dân.
Câu 3. Ông B viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tại gây ra. Ông B đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Quản trị truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Thông cáo báo chí.
D. Tự do ngôn luận.
Đáp án đúng là: D
Ông B đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Câu 4. Ông V viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Ông V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Kiểm soát truyền thông.
B. Đối thoại trực tuyến.
C. Tự do ngôn luận.
D. Thông cáo báo chí.
Đáp án đúng là: C
Ông V đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 5. Bạn Y là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch 'Tiếp sức mùa thi'. Bạn Y đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Tự do ngôn luận.
B. Thông cáo báo chí.
C. Đối thoại trực tuyến.
D. Kiểm soát truyền thông.
Đáp án đúng là: A
Bạn Y đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Câu 6. Công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Tự do ngôn luận.
B. Tự do báo chí.
C. Tiếp cận thông tin.
D. Tự do tín ngưỡng.
Đáp án đúng là: A
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.
Câu 7. Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được
A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
D. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
Đáp án đúng là: D
Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.
Câu 8. Công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ – đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do báo chí.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do tín ngưỡng.
D. Quyền tiếp cận thông tin.
Đáp án đúng là: D
- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
Câu 9. Theo quy định của pháp luật, công dân viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách kinh tế của Nhà nước là thực hiện quyền
A. bảo mật thông tin.
B. công bố niên biểu.
C. tự do ngôn luận.
D. phê duyệt chính sách.
Đáp án đúng là: C
Theo quy định của pháp luật, công dân viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách kinh tế của Nhà nước là thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Câu 10. Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. phát tán mọi quan điểm trái chiều.
B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
C. tuyên truyền thông tin thất thiệt
D. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Đáp án đúng là: B
Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là phát biểu ý kiến trong hội nghị.
Câu 11. Trước những hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, chúng ta cần
A. thờ ơ, vô cảm.
B. lên án, ngăn chặn.
C. học tập, noi gương.
D. khuyến khích, cổ vũ.
Đáp án đúng là: B
Trước những hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, chúng ta cầnlên án, ngăn chặn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả từ việc vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Đáp án đúng là: D
Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều bị xử lí theo quy định của pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Câu 13. Trong trường hợp sau, anh H và anh T đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Anh H và anh T trao đổi với nhau về việc tìm hiểu thông tin kinh tế – xã hội của tỉnh mình. Anh H thường hay theo dõi thông tin về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước qua kênh VTV1, nhưng anh không hiểu làm thế nào để có thể biết được thông tin về tỉnh mình. Anh T đã tư vấn cho anh H có thể tìm hiểu qua kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống đài phát thanh của địa phương, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trong tỉnh.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận.
D. Tự do báo chí.
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp trên, anh H và anh T đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Câu 14. Anh V thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh V đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Đối thoại trực tuyến.
B. Tự do ngôn luận.
C. Quản trị truyền thông.
D. Thông cáo báo chí.
Đáp án đúng là: B
Anh V đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 15. Hành vi của ông T trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?
Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.
A. Tiếp cận thông tin.
B. Bảo hộ danh dự.
C. Tự do ngôn luận.
D. Tự do báo chí.
Đáp án đúng là: A
Hành vi của ông T đã vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân (ông T từ chối cung cấp thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình).
Câu 16. Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
B. Làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
D. Xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Đáp án đúng là: A
Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân cần tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Câu 17. Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được
A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
C. làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
D. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.
Đáp án đúng là: C
Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp.
Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận
- Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.
- Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:
+ Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...;
+ Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới;
+ Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;
+ Góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.
- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận:
+ Tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.
b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí
- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.
- Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
Quyền tự do báo chí (minh họa)
- Đồng thời với việc thực hiện quyền, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước. Chỉ thực hiện quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng quyền để xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình.
c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin
- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
- Quyền của công dân trong tiếp cận thông tin, bao gồm:
+ Được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước (trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện). Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.
+ Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin là quyền tự do cơ bản của công dân, được Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn có những tổ chức, cá nhân luôn tìm mọi cách lợi dụng các quyền này trên báo chí và không gian mạng để tuyên truyền thông tin xấu, xuyên tạc sự thật của Nhà nước và công dân.
- Các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin xâm phạm lợi ích quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Gây phương hại đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Nhà nước.
- Các hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.
- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:
+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; không được xâm phạm quyền của người khác, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.
+ Biết bảo vệ quyền của mình; tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của mình và của người khác.
+ Nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Tuân thủ pháp luật, ứng xử có văn hóa trên không gian mạng