50 câu Trắc nghiệm Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (có đáp án 2024) – KTPL 11 Cánh diều

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 11 (có đáp án) Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 11 Bài 18.

1 160 lượt xem


Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Phần 1. 11 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 1. Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều

A. phải bồi thường thiệt hại.

B. bị phạt cải tạo không giam giữ.

C. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D. bị tòa tuyên án tù chung thân.

Đáp án đúng là: C

Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: D

Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 3. Hành vi nào sau đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có kẻ trộm đang lẩn trốn.

B. Vào nhà hàng xóm khi nghi ngờ người trong gia đình họ lấy trộm đồ của mình.

C. Khám nhà của một người theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

D. Vào nhà người khác khi nghi ngờ trong nhà có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

Đáp án đúng là: C

Khám nhà của một người theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 4. Vợ chồng chị D, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị D cùng em trai là anh S đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị D và anh S đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh S. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị D, anh V tìm cách vào nhà anh S và giải cứu được chị P. Những ai sau đây vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị D và anh S.

B. Chị D, anh S và anh V.

C. Anh N và anh V.

D. Anh S, anh V và anh N.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, chị D và anh S vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 5. H và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, H thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo H cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.

B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.

C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.

D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

Đáp án đúng là: C

Nếu là H, em sẽ: không đồng ý với ý kiến của bạn, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng, vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và có thể dẫn đến những hậu quả không tốt.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có

A. di chúc thừa kế tài sản.

B. tài liệu liên quan đến vụ án.

C. hình ảnh di chỉ khảo cổ.

D. hồ sơ gia phả của dòng họ.

Đáp án đúng là: B

Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có tài liệu liên quan đến vụ án.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người

A. tôn trọng. 

B. kiểm soát.

C. xâm nhập.

D. theo dõi.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, chỗ ở của công dân đều được Nhà nước và mọi người tôn trọng.

Câu 8. Hành vi của bà V và anh H trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

Tình huống. Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H.

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, bà V và anh H đã có hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 9. Trong tình huống dưới đây, anh G và anh X đã thực hiện tốt quyền nào của công dân?

Tình huống. Anh G và anh X là thành viên trong tổ bảo vệ của khu chợ A. Trong quá trình tuần tra, làm nhiệm vụ, hai người đã phát hiện một tên trộm. Khi anh G và anh X đuổi theo tên trộm, đến ngã tư thì mất dấu. Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà ông T, hai anh đã đề nghị ông T cho vào nhà để tìm kiếm tên trộm, nhưng ông T không đồng ý vì không thấy ai vào nhà mình cả. Do đó, anh G và anh X quyết định không vào nhà ông T, mà quay lại chợ làm nhiệm vụ của mình.

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Bất khả xâm phạm về tài sản.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, anh G và anh X đã thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 10. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Tình huống. Sáng thứ Bảy, H đến nhà K chơi. Sau khi H ra về, ông C là bố của K tìm điện thoại nhưng không thấy. Ông C cho rằng H đã lấy điện thoại đó, nên đã quyết định sang nhà H để khám xét. Ông T (bố H) không đồng ý cho ông C vào nhà, nhưng ông C cứ xông thẳng vào nhà lục lọi đồ đạc để tìm chiếc điện thoại của mình.

A. Bạn H.

B. Bạn K.

C. Ông C.

D. Ông T.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, ông C đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 11. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống.T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa.

Câu hỏi: Nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.

B. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.

C. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.

D. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.

Đáp án đúng là: B

Nếu là T, trong trường hợp này, em nên: trấn an bà nội, từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà. Nếu họ có giấy tờ đầy đủ thì T yêu cầu họ gọi đại diện chính quyền đến rồi mới đồng ý cho khám nhà. Nếu họ không xuất trình được giấy tờ thì T liên hệ công an hoặc chính quyền địa phương hoặc người lớn đáng tin cậy nhờ hỗ trợ.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lần trốn ở đó. Việc khám xét cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét trước khi khám xét nhà dân

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ. Hành vi này làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân, có thể làm cho công dân bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân.

- Người nào xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Xâm phạm chỗ ở của công dân làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân

3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

1 160 lượt xem