50 câu Trắc nghiệm Các chủ thể của nền kinh tế (có đáp án 2024) – KTPL 10 Chân trời sáng tạo

Bộ 50 câu hỏi trắc nghiệm KTPL 10 (có đáp án) Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KTPL 10 Bài 2.

1 275 lượt xem


Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Câu 1. Chủ thể sản xuất cần có trách nhiệm gì sau đây?

A. Phải tuân thủ pháp luật.

B. Không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.

C. Cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá cần thiết phục vụ cho xã hội, không làm tổn hại đối với con người, môi trường và xã hội.

Câu 2. Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì sau đây?

A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

B. Kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng.

C. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

D. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

Câu 3. Nước ta có bao nhiêu chủ thể chính tham gia trong nền kinh tế?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: B

Nền kinh tế bao gồm bốn chủ thể chính là người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước. Mỗi chủ thể có đặc điểm và vai trò khác nhau góp phần làm ổn định và phát triển đất nước.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây nói về chủ thể sản xuất?

A. Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.

B. Sử dụng nguồn vốn, sức lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội.

C. Tạo ra hàng hoá, sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Câu 5. Những người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, tạo động lực cho sản xuất phát triển được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: B

Chủ thể tiêu dùng là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình, chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

Câu 6. Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

A. Trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

B. Lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

C. Phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

Câu 7. Những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: C

Chủ thể trung gian, gồm những tổ chức, cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả.

Câu 8. Chủ thể nhà nước có vai trò gì khi tham gia vào hoạt động kinh tế?

A. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

B. Điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

C. Khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 9. Chủ thể có vai trò tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được gọi là gì?

A. Chủ thể sản xuất.

B. Chủ thể tiêu dùng.

C. Chủ thể trung gian.

D. Chủ thể nhà nước.

Đáp án đúng là: D

Chủ thể nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10. Đâu là nội dung về những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm?

A. Chất lượng sản phẩm.

B. Nguồn gốc xuất xứ.

C. Sản phẩm thân thiện với môi trường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Những tiêu chí người tiêu dùng luôn đặt lên hàng đầu khi mua sắm là: 

+ Chất lượng sản phẩm (vệ sinh an toàn thực phẩm thành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng)

+ Giá thành

+ Nguồn gốc xuất xứ

+ Sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

1. Vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế

a) Chủ thể sản xuất

- Chủ thể sản xuất: Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

- Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần phải tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, không làm tổn hại đối với con người, với môi trường và xã hội.

b) Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng: Là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình. Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững.

- Chủ thể tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

c) Chủ thể trung gian

- Chủ thể trung gian: Gồm những tổ chức cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế.

- Dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán, sản xuất và tiêu dùng, giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

d) Chủ thể Nhà nước

- Chủ thể nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 
1 275 lượt xem